Liane-fern
Đọt Choại - Đọt chạy
Stenochlaena palustris
(Burm.f.) Bedd..
Blechnaceae
Đại
cương :▪ Danh pháp đồng nghĩa :
- Polypodium palustre Burm.f. (1768),
▪ Danh pháp thông thường :
◦ Anglais :
- Fougère grimpante (marais), liane-fougère (En)
◦ Indonésie : pakis bang (javanais), paku hurang (sundanais), paku merah (Kalimantan, Moluques)
◦ Malaisie : akar paku, paku miding, paku ranu
◦ Philippines : diliman, hagnaya, lanas
◦ Thaïlande : prong suan, phak kuut daeng (miền trung ), lam matheng (miền đông và Tây nam ).
◦ Việt Nam : Đọt Choạy, Đọt chạy.
▪ Nguồn gốc và sự phân bố địa lý .
Cây đọt choạy Stenochlaena palustris được phân bố từ Ấn Độ Inde trong khắp Đông Nam Á Asie du Sud-Est đến Úc Châu Australie và trong Polynésie. Nó đôi khi được trồng.
◦ Nó thích những khu đất trống, đôi khi hoàn toàn phơi ngoài ánh sáng mặt trời nhưng thích những nơi có bóng râm một phần, và được tìm thấy trong những đồng bằng và những vùng đồi thấp lên đến 300-400 m trong Thái Lan và trong Nouvelle-Guinée, và cho đến 900 m ở Java.
▪ Sinh thái học.
Cây đọt choạy Stenochlaena palustris chiếm rộng rãi, phân bố, được tìm thấy chiếm ưu thế trong những quốc gia Á Châu, Ấn Độ, Malaisie, trong Úc Châu, trong vùng Tây Nam Thái bình Dương, trong Papouasie-Nouvelle-Guinée và trong những nơi cư trú sinh thái của những đảo ở Ấn Độ Dương, bao gồm Madagascar và Đông Phi Afrique de l'Est (Chambers, 2013).
▪ Quận Diliman ở thành phố Quezon City, một trong những quận có nền giáo dục quan trọng nhất của Philippines, mang tên của loài ráng dương xỉ nầy.
Biểu tượng của loài palustris có nghĩa trong tiếng latin là «đầm lầy » và chỉ cho biết môi trường sống phổ biến của nó.
Cây đọt choạy Stenochlaena palustris được phổ biến trên những đất khá ẫm ướt như là những khu rừng đầm lầy nước ngọt, đầm lầy giống cây cọ marécages de sagoutiers, sau những khu rừng ngập mặn mangroves hoặc những thảm thực vật của những bãi biển, dọc theo những dòng sông và trên những thảm thực vật trôi nổi.
◦ Nó cũng xuất hiện trong những khu rừng nhiệt đới, rừng thứ cấp, rừng cọ và trong những vùng không bao giờ bị ngập lụt. Trong những đồn điền cao su hevea, nó có thể trở nên một loài cỏ dại độc hại.
Thông thường nhất, nó hành động của một loài phụ sinh leo trong những vùng ngập nước định kỳ, nơi đây những bộ phận bên dưới của căn hành thường xuyên ngập nước.
▪ Ráng dương xỉ ăn được S. palustris
Trong những điều kiện ven biển, Cây đọt choạy Stenochlaena palustris là một loài có khả năng thích ứng cao nơi nó có mặt ở khắp nơi, những bìa suối nước nóng và những khu rừng ngập mặn. Với một khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong những nơí ẫm ướt và những khu đất trống mở bên cạnh bìa rừng trong những vùng đồng bằng đất thấp, nó mọc và sinh trưởng vĩnh viễn.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
▪ Thân trên không.
▪ Dạng tăng trưởng.
Thực vật nầy là một loài dương xỉ đất, thân leo bò đến 10 m dài, với những vảy màu đen mỏng và những thân có thể đạt đến độ cao 20 m.
Rễ, chùm, tương tự như rễ của những loài thực vật khác, sống ngầm dưới đất có cấu trúc không quang tổng hợp, có chức năng hấp thu nước, muối khoáng và những thành phần dinh dưởng từ trong đất.
▪ Căn hành dài bò, leo trên những thân cây, đến 1 cm đường kính, màu xanh lá cây có vảy gắn ở giữa phiến lá, màu nâu, lồng vào nhau, không có vảy ở những căn hành rhizome trưởng thành khi quá già, đỉnh ngọn căn hành tăng trưởng được bao phủ bởi một vảy màu nâu xếp chồng chéo lên nhau, hình tròn đến hình khiên, có chức năng hấp thu nước và muối khoáng và cũng có chức năng đeo bám vào đài vật hay trong đất, căn hành là nơi sinh sản những cây non từ gốc hợp thành những bụi.
▪ Lá.
là những lá kép hình lông chim từ 30 đến 100 cm dài, những cuống lá từ 7 đến 20 cm dài và những lá phụ lông chim dạng hình trứng mũi dáo từ 10 đến 15 cm dài và 1,5 đến 4,5 cm rộng.
Những lá ráng dương xỉ mới màu đỏ hồng và cấu trúc mềm hơn so với những lá ráng trưởng thành.
Trục chánh của những lá ráng dương xỉ hơi có rãnh trên mặt trên lá, những lá trưởng thành cứng, dai và màu xanh đậm, những lá ráng dương xỉ non màu xanh đỏ tái nhạt.
Cuống của những lá ráng dương xỉ frondes kích thước từ 15 đến 20 cm dài, mọc cách rõ rệt trên những căn hành rhizome, trơn láng và không lông ngoại trừ ở những lá non.
Có 2 loại lá ráng dương xỉ,
-Lá dinh dưỡng (Trophophyll):
- những lá không thụ stériles ( vô sinh ), loại lá dinh dưỡng (Trophophyll): lá hình trứng bầu dục đến hình bầu dục mũi dáo
◦ Lá mọc cách rỏ rệt, lưỡng hình, hình lông chim, cuống lá chắc, mọc thẳng, từ 7-30(-82) cm dài, dọc theo trục hơi có rãnh, đường sóng màu nâu, láng hoặc có vảy dọc giữa phiến lá, màu nâu đỏ nhạt.
- phiến lá hình bầu dục, 17-50(-180) cm × 9-50 cm, màu xanh lá cây tươi.
- Những lá non màu đỏ, ở giai đoạn trung gian có màu olive, dai và bóng láng, không lông mặc dù ở những cây non có thể có một số vảy và những lông ngắn và màu nhạt trên toàn bộ cây, với từ 4 đến 14 cặp lá hình lông chim mọc cách xen kẽ ; trục chánh và bên sườn có màu nâu, láng không lông, những lá thụ kích thước và dạng thay đổi.
◦ Lá thụ ( lá mang bào tử ).
Những lá thụ fertiles hiếm khi được sinh ra, có thể được kích thích bởi thời tiết khô hạn, do đó những bào tử rất hiếm nhưng những thực vật được lây lan nhanh chóng bởi đường sinh dưỡng.
- những lá ráng dương xỉ thụ fertiles ( sinh sản ), rất hẹp, bìa của những lá được phủ lên những bào tử nang sporanges.
Một ráng dương xỉ của những đầm lầy rộng lớn, mọc hướng lên trên với những lá hình lông chim, trong đó những phần thụ fertiles được xếp thắt chặt với nhau đáng kể, rất hẹp từ 2 đến 5 mm rộng, mép bìa lá thường che chở được bao phủ bởi những bào tử nang sporanges bên mặt dưới, tạo ra những bào tử non sores.
▪ Bào tử 2 mặt Spores bilatérales, có một đối xứng ở 2 cạnh, 41 µm × 27 µm, không màu, trong mờ, có gai dạng như mụn cóc papillose-verruqueuses.
- cuống lá ngắn, có đốt ở trục chánh, phiến lá hẹp hình bầu dục đến mũi dáo, 5-20 cm × 1-5 cm, đáy không đều nhau, hình nêm tròn với một tuyến nhỏ phun ra trên mặt đối diện với hoặc mặt bên acroscopique, bìa lá trong suốt, những răng hình răng cưa không đều nhau rõ rệt, đỉnh nhọn.
- gân lá trong suốt, đơn giản hoặc phân nhánh, ở góc rộng từ một hàng như hạt sạn rất hẹp cho đến bìa lá, không giảm ở đáy phiến lá nhưng với vài lá lông chim thô sơ trên cuống lá bên dưới của những lá bình thường.
Cả 2 loại : đo được từ 40 đến 80 cm dài, gồm có 8 đến 15 lá phụ và 1 lá phụ ở đầu cuối ( lá kép lẻ).
Những lá phụ bên trên có kích thước giảm và những lá phụ bên thường có những thùy dạng vành tai, điều nầy không có trong những lá chét ở đầu ngọn.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây, lá.
Thành phần hóa học và dược chất :
Trong nước biển, những căn hành rhizomes của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris là bền lâu hơn thân dây cọ, điều nầy được giải thích cho nhu cầu của sự sử dụng trong những dụng cụ dây thừng và những ngư cụ đánh cá.
◦ Những lá có chứa :
- Năm (5) chất glycosides de flavonol O-acylés (sténopalustrosides A-E) đã được phân lập, cũng như :
◦ 1 glycoside :
- (sténopaluside) :
◦ (4S',5R')-4-[(9Z)-2,13-di-(O-β-d-glucopyranosyl)-5,9,10-triméthyl-8-oxo-9-tétradécène -5-yl]-3,3,5-triméthylcyclohexanone,
◦ 1cérébroside :
-1-O-β-d-glucopyranosyl-(2S',3R',4E,8Z)-2-N-[(2R)hydroxytétracosanoyl]octadécasphinga-4,8-diénine,
▪ Những kaempférols :
- 3-O-(3,6-di-O-E-p-coumaroyl)-β-D-glucopyranoside,
- 3-O-(3-O-E-p-coumaroyl)-β-D-glucopyranoside,
- 3-O-(6-O-E-p-coumaroyl)-β-D-glucopyranoside (tiliroside),
- 3-O-β-D-glucopyranoside,
- 3-oxo-4,5-dihydro-α-ionyl β-d-glucopyranoside,
- và -sitostérol-3-O-β-D-glucopyranoside,
- 3-formylindole và lutéine.
▪ Những sténopalustrosides A-D đã cho thấy những hoạt động kháng khuẩn antibactériennes đáng kể chống lại những chủng vi khuẩn Gram dương positif ( Bacillus cereus, Micrococcus luteus, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis ).
Nồng độ ức chế tối thiểu của thành phần sténopalustroside A là 2 µg/ml, thậm chí còn thấp hơn chloramphénicol (4 µg/ml).
Một tìm kiếm những thực vật có chứa những alcaloïdes trong Nouvelle-Guinée cho thấy rằng những lá là phủ định (négatif) với những thành phần alcaloïdes.
Những cấu trúc của những thành phần đã được làm sáng tỏ bởi những phương pháp quang phổ spectroscopiques, chủ yếu RMN 1D và 2D.
Những thành phần từ 1 đến 4 cho thấy những hoạt động kháng khuẩn antibactériennes đáng kể chống lại những chủng vi khuẩn Gram-dương.
Sự khác biệt về cấu trúc giữa những thành phần kháng khuẩn antibactériens và không kháng khuẩn non antibactériens đã được phần lập đã được bàn cải.
Đặc tính trị liệu :
▪ Ponnusamy, và al. (2013) đã báo cáo rằng Dicranopteris linearis và Cây đọt choạy Stenochlaena palustris có một hiệu quả kháng khuẩn antibactérien chống lại vi khuẩn :
- Bacillus subtilis,
- Pseudomonas aeruginosa,
- Staphylococcus aureus,
- và Escherichia coli.
Với những đặc tính quan trọng chống oxy hóa antioxydant và kháng khuẩn antibactérien, Cây Dicranopteris linearis và Cây đọt choạy Stenochlaena palustris sẽ là một sự lựa chọn của y học truyền thống được sử dụng để chữa trị :
- những vết thương blessures,
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Những loài ráng ptéridophytes được sử dụng như thuốc trong y học truyền thống Ấn Độ ayurvédique,
Trong vi lượng đồng căn Homéopathie, Bộ lạc Tribale và y học truyền thống Unani. đóng một vai trò trong lãnh vực y học, nhiều bộ phận dinh dưởng thực vật của những ráng thuộc ptéridophytes được sử dụng trong chữa trị truyền thống của những bệnh (Mannan, Maridass và Victor, 2008).
Những loài ráng dương xỉ ptéridophytes như Cây đọt choạy Stenochlaena palustris được dùng uống để chữa trị :
- tiêu chảy diarrhée,
- vấn đề của da peau,
- và đau dạ dầy maux d'estomac (Benniamin, 2011).
▪ Trong những y học dân gian của Ấn Độ Inde và Mã Lai Malaisie, những lá của loài ráng dương xỉ nầy được sử dụng như một phương thuốc chống lại:
- bệnh sốt fièvre,
- những bệnh ngoài da maladies de la peau,
- những loét ulcères,
- và đau dạ dày maux d'estomac.
▪ Ở Sumatra, rau đọt non được ăn khi muốn :
- nhuận trường nhẹ laxatif doux.
▪ Trong Malaisie, những đọt non được sử dụng để chữa trị :
- tiêu chảy diarrhée,
trong khi một nước nấu sắc décoction hoặc một nước ép jus được uống vào bên trong cơ thể cho :
- bệnh sốt fièvre.
Bên ngoài cơ thể, một nước ngâm trong nước đun sôi infusion được sử dụng để làm ẩm đầu humidifier la tête của những người mắc bịnh sốt fiévreuse.
▪ Ở Laos, nó cũng được ứng dụng để chống lại :
- bệnh sốt fièvre.
▪ Trong Thái Lan Thaïlande, nước ép được sử dụng cho :
- những bệnh ngoài da maladies de la peau,
và ở Sabah đây là một phương thuốc chống lại những :
- sưng tẩy gonflements.
▪ Ở những đảo Nicobar, Cây đọt choạy Stenochlaena palustris nằm trong số những thảo dược được sử dụng như thuốc làm :
- sẩy thai abortif,
- và ngừa thai contraceptif.
Nghiên cứu :
● Cơ chế hóa học .
Những thành phần hợp chất sténopalustrosides A đến D đã được báo cáo là có hoạt tính kháng khuẩn antibactériennes do sự hiện diện của những thành phần glycosides de flavonol được thay thế bằng chất coumaroyle với cấu hình của cầu nối đôi rất quan trọng trong những đặc tính kháng khuẩn antibactérienne (Liu, và al., 1999).
Cây đọt choạy Stenochlaena palustris cũng được biết dưới tên « kelakai ».
▪ Những lá có một hiệu quả chống oxy hóa antioxydant mạnh nó có một hiệu quả chélatant ( là một cấu trúc do sự tái tổ hợp của một nguyên tử với một hợp chất hóa học khác) trên những ion sắt ions ferreux và có khả năng truy tìm gốc hydroxyle piéger le radical hydroxyle và peroxyde d'hydrogène.
◦ Hiệu quả chống oxy hóa antioxydant do bởi sự hiện diện của thành phần flavonoïdes (Suhartono, và al., 2012). Hiệu quả chống oxy hóa antioxydant trên những lá thụ cây dương xỉ non và những lá thụ trưởng thành của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris cũng đã được báo cáo bởi Chai và al. (2012) do sự hiện diện của hàm lượng phénols cao khiến nó có một hoạt tính của chélation của những kim loại đặc biệt cao và hiệu quả như chất khử tương ứng.
◦ Những nghiên cứu cho thấy lá của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris góp phần vào hiệu quả ức chế chống lại những chủng nấm souches fongiques và vi khuẩn bactériennes.
Điều nầy chỉ ra rằng nó có một đặc tính kháng siêu khuẩn antimicrobienne (Zuraini, và al., 2010).
◦ Một nghiên cứu được thực hiện bởi Adenan và Suhartono (2010) đẵ báo cáo rằng Cây đọt choạy Stenochlaena palustris chứa những chất alcaloïdes và những stéroïdes có những đặc tính chống viêm anti-inflammatoires và đã góp phần vào hiệu quả chống sốt antipyrétique.
Điều nầy tương tự với báo cáo bởi Sudjarwo (2006), đã phát hiện rằng thành phần alcaloïde pipérine trong Cây đọt choạy Stenochlaena palustris đóng một vai trò trong hiệu quả hạ sốt antipyrétique thông qua sự ức chế của sự tổng hợp của kích thích tố nội tiết prostaglandines.
◦ Chai và al. (2015) đã phát hiện rằng phần nước (Water Fraction WF) của lá ráng dương xỉ trưởng thành của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris là một tác nhân tiềm năng chống phân hóa tố glusidase antiglucosidase, có thể là do sự hiện diện của hợp chất phénoliques, đặc biệt là acides hydroxycinnamiques.
Sự phát hiện nầy cho thấy rằng phần nước (WF) của lá dương xỉ trưởng thành của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris là cụ thể hơn hướng đến phân hóa tố glucosidase (Chai, và al., 2015).
◦ Vì không có nghiên cứu nào trên tiềm năng chống phân hóa tố glucosidase antiglucosidase của lá ráng dương xỉ non Cây đọt choạy Stenochlaena palustris, nghiên cứu nầy đã được tiến hành để phân lập và là sáng tỏ cấu trúc của hợp chất hoạt tính sinh học ức chế mạnh phân hóa tố α-glucosidase của lá ráng dương xỉ non Cây đọt choạy Stenochlaena palustris bằng cách sử dụng SPE, HPLC và RMN.
Nó là quan trọng của sự nghiên cứu của những hợp chất thực vật có nguốn gốc tự nhiên cung cấp một hoạt tính mạnh chống phân hóa tố glucosidase antiglucosidase (Mayur và al., 2010).
▪ Những glycosides de flavonol acylés được phân lập từ ráng dương xỉ được phát hiện có hoạt động :
- kháng khuẩn antibactériennes.
Nó được chứng minh rằng những trích xuất thô và được làm tinh khiết một phần được bào chế từ ráng dương xỉ thể hiện của những hoạt động :
- kháng nấm antifongiques,
- chống oxy hóa antioxydantes,
- và chống phân hóa tố glucosidase antiglucosidases.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Không biết.
Ứng dụng :
● Công dụng khác.
▪ Thông thường, những căn hành được sử dụng như một thành phần thay thế inférieur au rotin, thí dụ chẳng hạn, để buộc những bẩy cá, làm những giỏ, những dây thừng và những thắc lưng.
▪ Cây đọt choay Stenochlaena palustris cũng có nhiều công dụng y học khác nhau.
▪ Một dây thừng bền có thể được chế tạo từ những thân.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Cây đọt choạy Stenochlaena palustris (Tagalog : dilimán[1]) là một loài ráng dương xỉ, một dược thảo ăn được .
▪ Trong Đông Nam Á Asie du Sud-Est, chồi lá non và những lá non màu đỏ của Cây đọt choạy Stenochlaena palustris được dùng ăn như rau sống, và được nấu chín sau khi khô héo.
Nó có một hương vị dễ chịu, tương tự như rau dền, và do đó được tìm thấy trong những thực đơn của những nhà hàng địa phương và trong khắp Malaisie, và nó được ăn như rau dền tây épinards.
1. Ẫm thực Gastronomie.
◦ Những lá ráng dương xỉ thường được dùng xào với tỏi, tôm khô hoặc mắm tôm.
◦ Ở Sabah, nó được gọi là "Lembiding". Mọi người thường nấu với với cá mòi hoặc mắm tôm belacan.
▪ Thực phẩm Nourriture (Trái & Rau) :
Những lá non được thu hoạch như rau và chiên với sambal belacan.)
▪ Tại Việt Nam và những nước Châu Á, dân gian thường dùng lá non và đọt non dây choạy ăn như rau, với nhiều cách chế biến như :
- ăn sống, trộn dồi giấm.
- ăn luộc nấu chín, chấm với những món ăn khác.
- món ăn xào với thịt heo thịt bò, hoặc với những rau sống khác sau đó thêm gia vị vào, nên xào vừa chín v…v…rất phổ biến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire