Tâm sự

Tâm sự

dimanche 27 novembre 2011

Cây mắc cở - Marie honte

Marie honte
Herbe mamzelle-Honteuse femelle
Cây mắc cở-Cây trinh nử
Mimosa pudica L. .
Fabaceae -Mimosaceae
Đại cương :
Cây mắc cở còn gọi là cây trinh nử, gặp ở những đồng cỏ, lề đường, trong vườn hoa, bụi rậm, hàng rào ….
Cây thích ánh sáng cũng như nơi bóng râm và ở nơi ẩm ướt.
Hoa nở quanh năm. Hạt nẩy mầm trong khoảng 2 tuần. Hạt giống cây mắc cở sau khi tồn trử trong vòng 19 năm thì khoảng 2% hạt vẫn có thể nẩy mầm phát triển được.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây mắc cở có nguồn gốc ở Brésil thông thường được gọi tên « sensitive » bởi vì lá gấp xếp lại khi một va chạm nhẹ. Cây có tên kghoa học là Mimosa pudica thuộc họ mimosaceae ngày nay được xếp lại là fabaceae.
Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Amérique và tràn lan  khắp thế giới.
Cây được biết ở Antilles Pháp, dưới tên Marie-honte, hay herbe mamzelle hay honteuse femelle.
Ở đảo Réunion dưới tên sensitive hay trompe la mort.
Mô tả thực vật :
Cỏ cứng, thân thảo hó  a mộc, ngấm chất lignine, mảnh mai, bò hoặc đứng, có gai, đôi khi trường. Cây mắc cở trưởng thành phát triển nhiều gai.
Cây con :
Lá mầm ngay tại cuống, hình trứng, mịn với phần gốc và ngọn cắt ngang.
Lá đầu tiên : mọc xen, kép. Lá đầu không hình lông chim với cuống lá dài 6 – 14 cm, mịn và 3 đôi lá chét bậc 2 nhỏ. Những lá chét thứ cấp này hơi bất đối xứng 1 đến 2,5 mm chiều dài với bìa lá có lông.
Lá thứ hai : mang 2 đôi hình lông chim từ 3 đến 4 đôi lá chét thứ cấp nhỏ.  
Cây trưởng thành già :
Dạng : Cây mọc lan ra thường bò, trường trên mặt đất. Đây là những cây bụi nhỏ, gồm những nhánh có gai với chiều cao 20 đến 50 cm, nhưng trong thiên nhiên có thể đạt đến 1 m.
Rể : hình trục đứng, đâm sâu và bền chắc.
Thân : hình trụ, đầy đặn. Thân mắc cở nhanh chóng lignin hóa, cứng ở phía dưới gốc. Những gai được phân bố rãi rác thưa thớt, cong.
Cây phân nhánh nhiều với những nhánh nhỏ có thể đạt đến 1 m, thường màu đỏ tươi hay màu tím nhạt.
Lá : Lá thường bền, mọc xen, lá kép 2 lần ( lá chét chia lá chét nhỏ ) tức lá kép to mang 1 - 2 cặp thứ diệp, tam diệp 10 – 25 cặp dài khoảng 6-10 mm, lá có xúc hướng động thuận.
Lá điển hình thường có cuống dài 3 – 6 cm mang ở chót ngọn 2 đôi hình lông chim (đôi khi chỉ có 1 ), những tam diệp rất gần sát nhau.
Những lá mọc đối, đặc biệt là xếp lại khi có một tiếp xúc nhẹ như gió, mưa hay một vật đụng nhẹ. Nên trong thuật ngữ thực vật cây mắc cở gọi là thigmonastie, phản ứng với kích thích khi tiếp xúc. Đôi khi phản ứng này có tính cách tự vệ phòng thủ khi gặp điều kiện không thích hợp. Nên gọi cây mắc cở có xúc hướng động thuận.
Mimosa pudica là một loài có đặc tính khép lại lúc ban đêm ( nyctinastique ) sự kiện này chưa rỏ lý do tại sao nhưng hiện nay sự nghiên cứu đã từ từ hé màng tiết lộ bí mật của nó……. .
Những cử động xếp lá lại rũ xuống giúp cho cây mắc cở tự bảo vệ khi gặp thời tiết không thuận lợi và những động vật ăn cỏ, khi lá xếp lại chỉ lộ ra dạng trơ cành với những gai ( những nhánh gắp lại vào cành thu gọn sẽ làm giảm sự chú ý và sự thích thú, khẩu vị của những động vật và cũng giúp lá giảm tiếp xúc với sự thiệt hại ngoài thiên nhiên ). Khi những điều kiện bất lợi bên ngoài lắng dịu, những lá từ từ vương trở lại. Cơ năng chuyển động là do những tế bào đặc biệt « cơ động » nằm ở trục lácuống lá là nguyên nhân của sự cử động nầy, do sự di động nước của những tế bào đặc biệt. Bình thường tế này ở trạng thái ưu trương căng cứng làm cuống lá thằng đứng, khi gặp một tác nhân bên ngoài tế bào này bị kích thích tế bào đặc biệt này chuyển nước từ bên trong ra bên ngoài và trở nên nhược trương mềm làm lá rũ xuống, đến khi bình yên trở lại nước bên ngoài từ từ thấm vào bên trong, tế bào trở nên ưu trương và lá lại vươn lên.  
Phát hoa : Hoa được hình thành ở nách lá 1 đến 4 hoa đầu đường kính 1 – 1,5 cm, mang bởi 1 cuống hoa dài 12 – 25 mm. Những phát hoa màu hồng tím, chứa nhiều hoa. Hoa bao gồm đài hoa nhỏ và một vành hoa hình chuông 2 đến 2,3 mm và 4 tiểu nhụy dài 7 – 8 mm, màu hồng, mang bao phấn trắng. Giữa những tiểu nhụy là một vòi nhụy hình sợi trắng.
Trái : thuộc loại quả đậu, không cuống, thuôn dài, 1 đến 1,5 cm dài, 3 đến 4 mm rộng, dẹp phẳng, bìa mép trái mang lông dài cứng. Những trái tập họp thành nhóm trên đầu của một cuống. Thông thường có 2 - 4 đốt trên cùng một quả, chứa một hạt. Khi chín, những đốt, mở ra, tự khai.
Bộ phận sử dụng :
Rể, thân, lá thường được dùng tách rời ra, mỗi phần có công dụng riêng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Cây mắc cở có đặc tính của cây « hóa thực vật phytochimique » bởi sự hiện diện :
- tanins,
- stéroides, 
- alcaloides,  
- triterpènes,  
- glycosides của flavonoïdes ( những C-glycoflavones )[.
Từ những alcaloïdes được kể đến :
- mimosine ( toxique ),  [
- norépinéphrine,  
- bufoténine,
- tryptamine. 
Người ta cũng đã phân lập những chất như :
- bêta-sitostérol,
- D-pinitol,
- các crocetin
- và chất tanin.
Sự hiện diện của nhiều chất alcaloïdes làm cho cây mắc cở nầy có khả năng gây độc.
Đặc tính trị liệu :
▪ Một cỏ nhỏ có một chút vị cay.
▪ Những lá nhỏ màu xanh xanh và những hoa màu hồng dùng chữa bệnh.
Chữa bệnh bằng cây mimosa pudica cây trinh nữ.
▪ Những rể nghiền nhuyễn chữa trị :
- Đau nhức,
- Nhiễm nấm và thủy bào chẩn,
- Ngộ độc,
- vết rắn cắn.
- và những bệnh truyền nhiễm tình dục.
Ở vùng Amazone, cây mắc cở có tính chất trị liệu :
- thuốc ngũ,
- được dùng trên vết thương để cầm máu.
Dân Maya ( một dân tộc ở Trung Mỹ ) đả biết dùng lá cây mắc cở để làm thuốc :
- thư giãn
- và làm thuốc chống bệnh trầm cảm.
Đây là một dược thảo phù thủy đối với cổ dân tộc bản địa Caraïbes.
Ở Antilles Pháp, rể cây mắc cở, theo y học dân gian dùng nấu sắc uống :
- chống đau cổ họng
- và chứng ho gà ( la coqueluche ).
Cây mắc cở được dùng trong hệ thống y học cổ truyền Phi Châu, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam
Dùng phương ngâm trong nước đun sôi cành mắc cở có đặc tính :
- Hạ sốt antipyrétique,
- Giảm đau calmantes,
- Xuất mồ hôi sudorifiques.
Ngoài độc tính có trong cây do chất mimosine, cây mắc cở cho những hiệu ứng :
- Hạ huyết áp,
- Thuốc an thần sédatifs,
- và chống lại sự viêm sưng.
Trong những nghiên cứu người ta cho thấy, một dung dịch ly trích trong alcool cho hiệu quả :
- hạ lượng đường trong máu của chuột bị tiểu đường.
Những alcaloïdes trích từ rể là những chất tác dụng đối kháng cũng như acétylcholine của histamine.
Ứng dụng :
Đau : Lấy rể cây mắc cở tươi nghiền nát, nấu sắc uống vài muỗng / ngày, dành cho người lớn.
Nhiễm nấm và thủy bào chẩn herpès : Nấu sắc cây dùng.
Đau răng : Bào chế thành bột nhão với những lá rữa sạch cẩn thận. Đặt vào chân răng đau như chất trám răng dành cho người lớn.
Ngộ độc hay rắn cắn : Trộn chung vỏ thân với rể nghiền nhuyễn, hỗn hợp này có thể giải độc tố của chất độc. Bôi bột nhão hỗn hợp lên vết thương. 


Nguyễn thanh Vân

samedi 26 novembre 2011

Cây bù ngót - Katuk


Katuk
Cây bù ngót
Sauropus androgynous (L.) Merr
Euphorbiaceae
Đại cương :
Bù ngót còn có tên Katuk, Pak Wanban
Cây Bồ ngót là một cây tiểu mộc, được trồng trong một vài vùng nhiệt đới, dùng lá xem như rau cải. Ở Trung Quốc gọi là Mani cai, Việt Nam gọi cây bù ngót, Mả Lai gọi cekur manis hay Sayur Manie .
Thân cây thẳng đứng có thể cao khoảng 6 đến 7 m, và mang những lá hình bầu dục nhọn đầu, màu xanh lá cây đậm dài 2 – 3 cm.
Dùng lá như rau rất phổ biến ở Đông nam Á và điều đáng chú ý là lá cho sản lượng cao, hợp khẩu vị. Những cành non đã được bán như măng tây asperges nhiệt đới. Việt Nam, ngưòi ta nấu với thịt, cua, heo xay hay tôm khô để làm canh.
Lá bù ngót là một cây trong hệ thực vật rất hiếm có chứa vitamine K.
Là một loại rau phổ biến trong dân gian trồng ở Việt Nam, Ấn Độ, Mả Lai, Nam Dương, Cành non có thể ăn sống hoặc nấu chín rất ngon .
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Các nước ùng Đông nam Á, trồng để ăn hoặc bán.
Mô tả thực vật :
Cây bù ngót Katuk, là một cây tiểu mộc sống đa niên, thẳng đứng 2,5 m đến 3 m chiều cao.
Lá hình xoan nhọn màu xanh lá cây đậm, 2 đến 6 cm dài, 1,5 đến 3 cm rộng. Lá phẳng và mỏng hình trứng mũi mác nhọn, gân lá 5-7 cặp gân. Lá bẹ hình mũi giáo, 1,5 đến 3 mm. Cuống 2-4 mm dài.
Lá mọc xen theo nhánh thân, có một hương vị dể chịu, lá bù ngót giữ một màu xanh đậm khi nấu .
Hoa : màu đỏ, nhỏ phát triển tròn góc, đơn tính đồng chu ( hoa đực và hoa cái trên cùng một cây ), 2 đến 10 mm, 1 – 2 hoa mọc ở nách lá, hoa đực và hoa cái mọc lẫn lộn trong những chùm ở nách lá,
Hoa đực, cuống hoa mãnh mịn 5 – 7,5 mm dài, đài hoa bề ngoại dạng hình đĩa 5 – 12 mm đường kính, đài hoa hình bầu dục, sắp lớp, nhụy đực 3, chỉ hàn dính nhau, bao phấn cho ra hạt phấn trên những cánh hoa, 2 thùy theo chiều dọc tự khai, đĩa phân chia 6 đoạn cong ở phần trên, bao phủ bao phấn.
Hoa cái thường đơn độc ở nách lá, cuống hoa 6 – 8 mm, đài hoa màu đỏ, hình bầu dục 3 cạnh, 5 – 6 mm chiều dài, 3 - 5,5 mm rộng, phía dưới thu nhỏ thành móng ngắn, nhụy cái ngắn thấp hình cầu 0,7 mm dài, 1,5 mm rộng, bầu noản 3 buòng, mỗi buồng chứa 2 noản, vòi nhụy 3 chẻ 2.
Trái bù ngót Katuk, hình viên nang tròn hoặc hình cầu, dài khoàng 1,2 cm rộng 1,7 cm, mỏng, đài hoa còn tồn tại dính trên trái 5-10 mm dài, màu trắng hay màu tím khi chín.
Hạt, có 3 cạnh, 7 mm dài 5 mm rộng, màu đen.
Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 7.
Bộ phận sử dụng :
Đọt non, lá, hoa, rể, trái .
Thành phận hóa học và dược chất :
Lá bù ngót Katuk  là một nguồn rất tốt của :
- tiền vitamine A,
- vitamine B
- và vitamine C,
- những chất đạm protéine
- và những thành phần khoáng chất.
Hàm lượng chất đạm protéine cao hơn hầu hết lá của những loài rau cải khác, những lá già có thành phần dinh dưởng cao hơn những lá non.
Lá bù ngót Katuk  chứa một lượng đáng kể chất alcaloïde « papavérine » ( 580 mg papavérine bởi 100 g lá tươi )
Những nghiên cứu cho thấy chất glucoside lignanes và một glucoside megastimane, sauroposide từ những bộ phận trên không.
Người ta có thể liệt kê những chất chánh như :
- Isolariciresinol
- (-)-isolariciresinol 3alpha-0-beta-apiofuranosyl-(1->2)-0-beta-glucopyranoside;
- (-)-isolariciresinol 3alpha-0-beta-glucopyranoside;
- isolariciresinol 3alpha-0-beta-glucopyranoside;
- (+)-syringaresinol di-0-beta-glucopyranoside;
- (+)-guanosine :
- chorchoionoside C;
- Calcium;
- Iron;
- papaverine;
- phosphorus;
- potassium;
- provitamine A:
- sauroposide;
- Vitamine B1;
- vitamine B2;
- vitamine C
Kết quả phân tích GCMS, với « chromatographie gazeuse và spectrométrie de masse » cho thấy sự hiện diện của một số chất béo.
Trong éther dung dịch trích chứa những thành phần chính như :
- monométhylique d'acide succinique,
- acide benzoïque
- 2-fenilmalonat,
Cũng như những nguyên tố nhỏ vi lượng như :
- terbutol,
- 2-propagiloksan,
- 4H-Annexe-4-one,
- 2-méthoxy-6-méthyl ,
- 3-incompétentes-2-one,
- 3 - (2-furanil),
- acide palmitique.
Trong dung môi acétate d’éthyle chứa những nguyên tố chánh :
- SIS-2-méthyl-siklopentanol acétate.
Hàm lượng Bù ngót Katuk gồm :
- Những protéines,
- lipides,
- calcium,
- phosphore,
- fer,
- vitamines A,
- B và C.
- pirolidinon,
- và p-méthyl dodesilfenol piroglutamat cũng như những thành phần với lượng nhỏ.
Người ta tính trong 100 g lá bù ngót Katuk có chứa :
- 59 calories năng lượng,
- Chất đạm protein 6.4 g,
- Chất béo lipide 1.0 g,
- Carbohydrate 9.9 g,
- Chất xơ fiber 1.5 g,
- 1.7 g tro,
- 233 mg calcium,
- phosphore 98 mg,
- 3.5 mg sắt,
-10 020 mcg carotene (vitamin A),
- vitamine B,
- vitamine C 164 mg,
- và 81 g. nước
Cây bù ngót Katuk có thể kích thích tăng tạo sữa mẹ, đã được thẫm định là căn cứ vào tác động của kích thích tố, hiệu quả của thành phần  hoá chất chứa trong cây, những stérols là một oestrogéniques.
Trong những nghiên cứu trước đó lá bù ngót có chứa chất éphédrine.
Đặc tính trị liệu :
Nấu sắc rể bù ngót tác dụng chữa rối loạn đường tiểu, cũng được dùng để hạ sốt.
Lá bù ngót Katuk dùng như rau cải cho những bà mẹ thời kỳ cho con bú để kích thích tạo ra sữa mẹ.
Lá còn được dùng sau khi sanh đẻ để giúp tử cung phục hồi.
Lá bù ngót Katuk được sử dụng trong y học làm :
- Thuốc bổ,
- Trị ho antitussive,
- Thông phổi,
- Giải nhiệt,
- Giảm sốt,
- Tạo sửa, chất dinh dưởng cho sinh đẻ,
- Ung nhọt,
- viêm loét,
- Máu dơ.
- Thường dùng thức ăn thực vật ở Việt Nam cũng như miền nam Trung quốc.
● Trong quá trình đun sôi lá bù ngót có thể loại trừ những đặc tính chống lại nhửng trùng đơn bào protozoaire.
Dung dịch nước ép lá bù ngót Katuk dùng như chất làm ốm giảm béo ở Đài Loan.
Bệnh niếu sinh dục ( maladie génito-urinaire )
Rể bù ngót Katuk có đặc tính lợi tiểu, một số bệnh được điều trị bao gồm các triệu chứng tiểu khó.
▪ Bệnh về tim-mạch ( maladie cardiovasculaire )
Rể cây bù ngót Katuk cũng dùng để trị những chứng liên quan tới bệnh tim mạch hoặc các triệu chứng của nhóm bệnh này bao gồm :
- chứng chóng mặt,
- ngất xỉu,
- và được đề nghị cho những người có huyết áp tăng.
Những nghiên cứu về cây bù ngót được thực hiện :
▪ Viêm phế quản tắc nghẽn :  Sự nghiên cứu được thiết lập giữa sự tiêu dùng và hội chứng BO ( syndrome bronchiolite oblitérante ). Những trường hợp trong bản phúc trình sự tiêu dùng lá bồ ngót thường xuyên ( hơn 2 lần / tuần ) và với số lượng lớn ( trung bình tuần lễ, 814 ± 417 g ), có thể bị chứng viêm vi phế quản tắc nghẽn. Những bệnh nhân trong bản báo cáo đã tiêu dùng nước ép tươi sống, trước kia dùng dưới dạng truyền thống nấu sôi và xào.
Chống oxy hóa : Nghiên cứu đã chứng minh khả năng chống oxy hóa và giá trị dinh dưởng của cây bù ngót Katuk .
▪ Hoại tử và tế bào tự hủy : Kết quả của sự nghiên cứu chỉ rằng những hoại tửtế bào tự hủy diệt được thực hiện trong hiệu quả của những cây bù ngót . Bằng chứng cần thiết để xác định rằng hoại tử hay tế bào tự hủy này cũng liên quan đến sự sinh bệnh của cây bù ngót phối hợp đến vi phế quản tắc nghẽn bronchiolite oblitérante. 
Hiệu quả xấu và rủi ro :
● Tiêu thụ quá nhiều dung dịch trích chất từ cây bù ngót Katuk có thể bị nhiễm độc, vì số lượng chất  alcaloïde papavérine trong cây  đáng kể ( 580 mg / 100g lá tươi ). Nên dùng nhiều lá đưa đến :
- tình trạng chóng mặt étourdissements,
- buồn ngủ somnolence,
- táo bón.
● Papavérine trong bù ngót Katuk  có tác dụng :
- giản mạch ,
- có thể gây viêm vi phế quản tắc nghẽn,
- bệnh đường hô hấp suy thoái.
Hiệu ứng có hại do ăn lượng lớn lá chưa nấu chín ( 4,5 kg ) và uống nước ép lá nguyên chớ không xào hoặc nấu. 
Papavérine : Theo báo cáo 44 người bị mất ngủ tạm thời, ngán ăn uống tiếp theo thờ khó khăn sau khi ăn rau bù ngót Katuk. Khi làm sinh thiết ( biopsie ) phổi được biết viêm vi phế quản tắc nghẽn. Mặc dù papavérine trước đây đã được xác định trong thực vật, nó đã được xác định là không chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc độc tính tìm thấy.
● Viêm vi phế quản tắc nghẽn : là một chứng bệnh hiếm bởi đặc tính những sự biến đổi do viêm sưng những màng vi phế quản và hô hấp. Mô bệnh học khác nhau từ tính thấm thấu của những tế bào chung quanh đường ống khí quản nhỏ thâm nhập sâu với những xơ và gia tăng những cơ trơn thêm vào sự tắc nghẽn những lỗ hỏng khí quản   
● Ngộ độc : được cho rằng liên quan đến chất papavérine một alcaloïde nhưng hợp chất này chưa từng kết hợp với mức độ độc tính. Dung dịch trích từ cây bù ngót đã được tìm thấy một tác dụng mạnh chống lại trùng Bursaphelenchus xylophilus ( giun tròn gổ thông )
Ứng dụng :
Dùng y học :
Gốc rể khô được nghiền nát dùng trong y dược ở Chiang Mai Thái Lan chống lại :
- chứng nhức đầu,
- nhưng rỏ nhất chống sốt
- hay vấn đề tiểu tiện,
những lá được xem như chất kích thích để :
- tạo sữa
- và phục hồi tử cung sau khi sanh nở.
Ở Nam Dương lá bù ngót Katuk  được dùng để trị :
- vết thương,
-  chống lại cảm lạnh.
Bù ngót Katuk  có một màu xanh đậm được dùng để nhuộm màu sinh học thực phẩm.
Cây bù ngót được báo cáo là có độc tính khi dùng quá mức và nhất là hiệu quả viêm vi phế quản tắc nghẽn của phổi trong vài tháng ở những người dân sau khi tiêu dùng hằng ngày. Vấn đề này có thể đưa đến chữa trị bằng cách ghép phổi. .
Dùng làm thực phẩm :
Chồi non, đọt non, lá, hoa, trái đều có thể dùng được, với một hương vị dể chịu, một chút giống như vị hạt dẻ, với hương vị của đậu hòa lan tươi và kết cấu như măng tây.
Những lá và thân dùng như salade hay nấu chín như canh hơặc xào tạo những thức ăn đặc biệt của từng miền.
Chồi non xào với ớt và tôm khô......
Trái có thể dùng ngào đường làm mứt.
Màu xanh đậm của lá dùng làm thuóc nhuộm sinh học thực phẩm đối với những bánh mứt ..v...v...


Nguyễn thanh Vân

vendredi 18 novembre 2011

Cây khoai mì - Manioc

Manioc
Cây khoai mì
Manihot esculenta Crantz. .
Euphorbiaceae
Đại cương :
Đây là nguồn tinh bột rẻ tiền của hydrates de carbone, nhưng sự dùng khoai mì không hoàn toàn hoàn hảo có thể gây vấn đề cho sức khỏe. Khoai mì chứa chất glucosides cyanogénique dưới hiệu quả của một phân hóa tố biến thành acide cyahydrique là một chất độc tiền chất của cyanure.
Sự nấu ăn củ khoai mì là nguồn cung cấp thực phẩm nhưng được ghi nhận có những trường hợp nhiễm độc. Trong trường hợp này dẫn đến cái chết nếu ăn phải khoai mì nấu không chín, trường hợp đặc biệt là khi chiên. Nhiều trường hợp khác đã xảy ra, có những tù nhân vì quá đói nên đi ngang rẩy khoai mì mót khoai mì còn sót lại, ăn luôn vỏ nên đã bị trúng độc và đã được cấp cứu kịp thời .   
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây khoai mì là một cây tiểu mộc nhỏ đa niên thuộc họ Euphorbiaceae, nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đặc biệt là ở lưu vực Tây Nam amazonien. Hiện nay được trồng coi như rộng rãi khắp nơi vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thông thường người ta dùng rể củ rất giàu tinh bột, nhưng lá cũng được dùng ở Châu Phi, Châu Á và miền Bắc Brésil.
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo hay tiểu mộc nhỏ sống đa niên, cao khoảng 4 m hay ít hơn. Trồng nhiều khắp nơi và cho rể củ ăn được. Là một cây cho năng xuất hydrocarbures rất cao.
Lá kép, rộng, hình chân vịt hay lá kè, có 5 đến 9 thùy.
Cuống lá rất dài có thể đạt dến 61 cm, có màu đỏ như thân cây.
Hoa đôi khi có màu xanh lá cây, thân giòn. Nhân giống bằng cách giâm cành và nảy chồi, cành được cắt từ thân thành khúc cắm xuống đất theo chiều nằm xiên.
Rể, phù ra thành củ nạt màu trắng khi còn sống và vỏ màu nâu, khoảng 30 – 50 cm dài và 5 đến 10 cm đường kính.
Quả tròn hình chữ nhật và có cánh, mỗi quả chứa 3 hạt.
Cây khoai mì rể phù ra thành rể củ cho rất nhiều tinh bột. Củ khoai mì sống có vị đắng vì chứa rất nhiều chất « tiền cyanua ». Người ta phải qua những giai đoạn biến chế mới có thể ăn được.
Người ta trồng khoai mì có 2 loại chánh :
- Khoai mì đắng, rể củ chứa một chất acide cyanhydrique lượng 0,02 đến 0,03 % , người ta phải xử lý acide này trước khi dùng làm thực phẩm, không thích hợp với con người, có rể củ  xấy khô biến chế bột tapioca, bột cassave hay bột mì. được trình bày dưới dạng farofa là thành phần của feijoada củ Brésil. Không thể ăn nếu không qua giai đoạn xử lý.
- Khoai mì ngọt, còn gọi là manihot opi : là loại khoai mì rể và lá có thể ăn trực tiếp mà không phải qua giai đoạn biến chế, Chất acide cyanhydrique với một số lượng nhỏ dưới 0,01 %. Người ta có thể dùng nguyên liệu sơ cấp để làm thực phẫm, lột vỏ, nấu với nước muối lạt và ăn như khoai tây, hầu hết những giống trong thị trường thương mại là loại này.
Nạt của củ khoai mì có màu trắng ngà, cấu tạo thành những xớ sợi, khi nấu chín lập tức biến thành màu vàng ngà ngay.
Bộ phận sử dụng :
Củ khoai mì với tinh bột và lá của manihot doux
Thành phận hóa học và dược chất :
Khoai mì chứa những glucosides cyanua, chất linamarine, nồng độ linamarine trong vỏ cây khoai mì cao hơn hết và kết quả dưới sự tác dụng của một phân hóa tố biến đổi thành acide cyanhydrique. Chất độc này, hiện diện với một lượng lớn trong vỏ củ khoai mì, đã được loại ra bằng cách lột vỏ, rửa hay nấu hay xấy khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc lên men.
Dầu loại khoai mì nào cũng vậy, vỏ khoai vẫn độc, điều cần thiết nhất trước khi dùng vào thực phẩm phải gọt bỏ vỏ và ngâm vào nước ( biến chế thành bột hoặc nấu ăn ), chất độc sẽ tan vào nước cho ra một màu vàng, bỏ nước và ngâm 2 hoặc 3 nước cho đến khi hết nước vàng là tốt .
Chất glycosides cyanhydrique HCN có trong tất cả các bộ phận của cây và rể, số lượng thay đổi tùy vùng. Chất này tan nhanh trong nước sôi.
Những glucosides có đặc tính bởi :
- linamarine [2 - (Dglucopyranosyloxy) isobutyronitrile]
- và lotaustralin [2 - (D-glucopyronosyloxy) méthylbutyronitrile] được thủy giải cho ra acide cyanhydrique (HCN) bởi phân hóa tố linamarase endogène. ( EC 3.1.1.21, linamarine, D-glucoside glucohydrolase)
Những cơ năng trên bị biến đổi hoặc xáo trộn khi người ta xử lý các mô tế bào khoai mì bằng những phương pháp cắt hay ngâm hoặc những phương pháp cơ học khác .
Những lá khoai mì dưới sản phẩm thu hoặch rể khoai mì ( tùy loại, variétés ) giàu chất :
- Chất đạm protéines (14 - 40%  nguyên liệu khô),
- Khoáng chất minéraux,
- vitamines B1, B2, C
- và carotènes ( vitamine A ) (Eggum, 1970; Adewusi et Bradbury, 1993).
Đặc tính trị liệu :
Cây khoai mì không phải là dược thảo thông dụng để trị bệnh. Sự chữa bệnh với những mục đích khác nhau.
Lá  cây khoai mì có thể dùng :
- để cầm máu,
- trong khi bột mì pha trộn với rượu rhum, được sử dụng cho bệnh ngoài da, đặc biệt cho trẻ em.
- Các sử dụng khác của dân gian được điều chế để trị những chứng sốt và rùn mình ớn lạnh ( frissons ).
- Dùng cho phụ nữ không thể sinh con ( femme stérile )
- Và áp dụng để trị trường hợp bắp cơ đau nhức
Những nghiên cứu hiện nay đang tiến hành thử nghiệm, khoai mì là một liệu pháp GEN để chữa trị một số ung thư. Hiện nay công trình này chỉ được thử nghiệm trên động vật với kết quả tốt và thành công.
- Trong y học truyền thống dân gian dùng 2 lá khoai mì và những rể đâm thành bột nhão áp dụng chữa trị khối u ( Duke, 1983 )
- Khoai mì là nguồn tinh bột hữu ích cho những ai đau khổ vì chứng coeliaque ( tức chứng bệnh không dung nạp chất gluten ), bởi vì cây khoai mì hoàn toàn không chứa chất gluten. Tuy nhiên với những người dị ứng với chất latex nên tránh dùng cây này.
Rể khoai mì nghiền nhỏ và ướt có thể sử dụng như thạch cao để trị :
- Thoát tràng sưng trướng ( tuméfaction herniaires ),
- sưng tuyến tiền liệt,
- và sưng dịch hoàn.
Ung nhọt Abcès
Tinh bột khoai mì đắp lên làm chín mùi những ung nhọt ( abcès),
Đau bụng
Chống đau bụng, người ta dùng 1 muỗng bột mì tinh khô, hòa tan trong một tách nước cà phê.
Cảm xúc mạnh :
Chống lại cảm xúc mạnh, pha trộn một muỗng cà phê tinh bột mì khô trong một tách nước. Thêm vào một muỗng nước si-rô đường mía và uống nhấp giọt từ từ .
Viêm ruột :
Chống viêm sưng ruột, đun sôi 50 g tinh bột mì trong ½ lít nước. Dùng cho trẻ em, giảm tĩ lệ ¼ đến 3 tuổi và phân nửa giữa 3 đến 4 tuổi.
Tinh trùng không đủ :
Chống sự thiếu tinh trùng, dùng mỗi đêm một muỗng tinh bột đặc trộn ngọt với mật ong.
Viêm dịch hoàn :
Chống lại với tình trạng viêm đau dịch hoàn : để trong một túi nhỏ một ít bột mì thêm một ít giấm đặt nơi đau ở dịch hoàn thoa thêm một lớp dầu ricine ( dầu cây thầu dầu ). Tưới thêm giấm trên túi bột trong ngày.
Không giữ qua đêm.


Nguyễn thanh Vân

mercredi 9 novembre 2011

Cây nhàu - Noni

Noni – Pomme chien
Cây nhàu
Morinda citrifolia L.
Rubiaceae
Đại cương :
Trái nhàu hay noni hay pomme chien ( Morinda citrifolia ) là một cây vùng nhiệt đới có họ Rubiaceae, nguồn gốc ở Á Châu (Ấn Độ ) hay Úc Châu Australie.
Cây tiểu mộc, Morinda citrifolia cho trái khoảng 1 năm sau khi trồng. Đạt đến trưởng thành khoảng 2 năm và cung cấp đến 8 kg trái, mỗi tháng, trong suốt năm.
Quả màu xanh khi còn non, sau chuyển sang màu đỏ nhạt kế màu vàng và chuyển sang màu trắng nhạt khi chín. Trái nhàu dể nhận do có mùi đặt biệt và vị đắng.
Dung dịch trích từ trái, thương mại hóa dưới tên noni như thực phẫm bổ sung ở Mỹ nơi mà chưa được công nhận là một loại thuốc hay nước trái cây nhàu hay trà nhàu ở Việt Nam sử dụng như thuốc như quảng cáo ở một số công ty tư.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Có nguồn gốc ở miền Bắc Australia và hiện nay gặp ở tất cả các châu đại dương.
Mô tả thực vật :
Thân tiểu mộc hay cây nhỏ khoảng 3 6 m cao, nhánh rỗng và nhẵn láng, với 4 gốc sắc nét tròn cạnh, vỏ màu trắng nhạt.
luôn xanh, mọc đối, khoảng 10 dài 7 cm rộng, màu xanh lá cây sáng bóng, hơi dầy thịt, hình xoan hay bầu dục.
Hoa họp thành nhóm hoa đầu, đơn độc, nhỏ hình ống. Hoa màu trắng, mọc ngoài nách lá, vành hoa có lông ở miệng, tiểu nhụy gần ở cổ. Mật hoa rất quyến rủ đối với ong mật mellifère
Trái : quả nhân cứng, có hình trứng, to 3 đến 10 cm dài và 3 đến 6 cm rộng bằng cườm tay, rất nhiều thịt màu trắng khi chín, nhân 4 mỗi trái, màu nâu đậm, cao 6 đến 8 mm, 2 buồng song có 1 hột
Quả ít tiêu thụ, chủ yếu trong Thái bình dương trong thời kỳ khan hiếm người ta dùng sử dụng trong món cà ri Án Độ cho màu xanh lá cây.
Rể dùng làm thuốc nhuộm, sản xuất một thứ bột màu vàng trong môi trường acide và màu đỏ trong môi trường kiềm. Cây nhàu là một cây thuốc quan trọng, sử dụng rộng rải tại các Châu đại dương. Trái nhàu có chứa chất kích thích sự miễn nhiễm ( immunostimulante) và được sử dụng chống mụn nhọt đồng đanh, những chứng viêm sưng tỳ tạng lá lách ( rate).
Lá nhàu dùng dưới dạng thuốc cao làm giảm ung nhọt abcès và loét ulcères,
Bộ phận sử dụng :
Trái, lá, rể và vỏ thân
Thành phận hóa học và dược chất :
Bột trái nhàu Morinda citrifolia chứa :
- Những chất carbohydrate ( monosaccharides, disaccharides, oligosaccharides, như đường monosaccharide glucose, polysaccharides )
- Những chất xơ với số lượng vừa phải.
- Những chất dinh-dưỡng có hàm lượng lớn trong nạt của trái nhàu, như nước ép trái nhàu morinda citrifolia hàm lượng dinh dưởng rất hiếm.
Những chất vi lượng chánh trong bột trái nhàu M. citrifolia gồm :
- Vitamine C,
- niacine (vitamine.. B3),
- Nguyên tố fer
- Potassium,
- Vitamine A,
- Calcium và muối sodium Na hiện diện với số lượng vừa phải.
Trái nhàu Morinda citrifolia chứa một số thành phần hóa thực vật :
- Kể cả những chất lignanes ( chất ngấm làm cứng tế bào thực vật ),
- Chất vi lượng,
- Những chất đa đường polysaccharides,
- Những chất flavonoïdes,
- Irridoïdes,
- Acides béo,
- Scopoléine,
- Catéchine,
- Bêta-sitostérole,
- Damnacantal,
- Những alcaloïdes.
- và phân hóa tố xeronine ( cơ thể cần xeronine đóng vai trò cần thiết bình thường hóa tất cả tế bào trong cơ thể, sự phát hiện này phát hiện từ đầu thế kỷ XXè do Tiến sỉ Heinicke, một nhà khoa học ở Hawaii )
Mặc dù những chất trên đã được nghiên cứu hoạt động sinh học, những nghiên cứu hiện nay vẫn chưa đủ để kết luận bất cứ điều gì ảnh hưởng đối với sức khỏe con người. Những thành phần hóa thực vật ( phytochimiques ) không phải có duy nhất ở Morinda citrifolia mà có ở tất cả những thực vật khác.
Nước ép trái nhàu noni khó thực hiện lấy bởi sức ép, lý do :
- sự hiện diện số lượng lớn chất nhờn mucilage, nhưng nếu sau khi đóng băng thành đá và cấu trúc tế bào bị vở ra kế đó người ta nghiền nát để thực hiện lấy sản phẩm.
- Người ta có thể dể dàng thu thập một chất lỏng có pH acide 3-4, rất dể lên men.
Thành phần hóa học của trái nhàu noni :
- Khoảng 160 hợp chất hóa thực vật đã được xác định trong cây nhàu noni,
- và những chất vi lượng quan trọng là những thành phần phénolique,
- những acides hữu cơ,
- và những alcaloïdes ( Wang và Su, 2001 ).
Trong số các hợp chất phénolique, quan trọng nhất được ghi nhận là :
- chất anthraquinones ( damnacanthal, morindone, morindin, v …v…)
- và cũng như chất aucubine, asperuloside và scopolétine ( Wang và Su, 2001 ).
Những chất acides hữu cơ là :
- acides caproïque
- và caprylique ( Dittmar, 1993 ).
Trong khi chất alcaloïde chánh đã được báo cáo là xéronine ( Heinicke, 1985 )
Thành phần dinh dưởng trong trái cây nhàu :
- Thành phần nước : 90 % ,
- Thành phần chánh của nguyên liệu khô giống như những chất rắn hòa tan,
- Chất xơ,
- và những chất đạm protéine ( chunhieng, 2003 ).
Hàm lượng chất đạm trái nhàu noni lên cao một cách ngạc nhiên, hiện diện 11,3 % nguyên liệu khô của nước ép, và những acides aminés chánh là acide aspartique, acide glutamiqueisoleucine ( Chunhieng, 2003 )
Thành phần khoáng gồm 8,4 % nguyên liệu khô và nguyên tố khoáng chánh là potassium, soufre, calcium, và phosphore, những vết sélénium cũng đã tìm thấy trong nước ép ( Chunhieng,2003 )
Vitamine cũng đã phát hiện trong trái nhàu, acide ascorbique là chánh yếu ( vit C ) ( 24 – 158 mg / 100g nguyên liệu khô ) ( Morton,1992 ; Shovic và Whistler,2001 ) và tiền vitamine A ( Doxon và al,1999 )
● Những hợp chất phénolique đã được tìm thấy trong nhóm lớn vi lượng oligo-éléments hoạt động trong nước ép trái nhàu noni như :
- damnacanthal,
- scopolétine,
- morindone,
- alizarine,
- aucubine,
- nordamnacanthal,
- rubiadine,
- rubiadine-1-méthyl éther .
● Những glucoside khác của anthraquinone đã được xác định trong trái nhàu noni (Morton, 1992; Dittmar, 1993; Dixon et al, 1999;. Wang et Su, 2001).
Damnacanthal là một anthraquinone có tính chất gần đây và có chức năng quan trọng ( chủ yếu chống gây ung thư ) (Solomon,1999).
Scopolétine là một coumarine đã được phân lập năm 1993 Đại học Hawaï, có đặc tính giãm đau cũng như khả năng quan trọng là kiểm soát mức độ sérotonine trong cơ thể ( Levand và Larson, 1979 ).
▪ Những nhà nghiên cứu khác đã chứng minh scopolétine có đặc tính kháng vi khuẩn ( Duncan và al 1998 ) và những hiệu quả chống tăng huyết áp ( Solomon, 1999).  
▪ Những nhóm nghiên cứu khác ở Hawaï ( Heinicke, 1985, Solomon,1999 ) báo cáo sự hiện diện của một nguyên tố mới :
proxéronine, trong trái nhàu noni : nó là tiền thân của xéronine, một alcaloïde nó khả dỉ kết hợp với protéine con người, hầu cải thiện chức năng của nó.
Đặc tính trị liệu :
Trong những bản thảo y học của thầy thuốc Polynésiene ghi lại, họ dùng trái nhàu noni như thành phần chánh trong tất cả chế phẩm thuốc của họ và dùng để chữa trị những vấn đề như :
- Hen suyễn asthme,
- và dị ứng allergies,
- Vấn đề phổi ,
- Đau khớp,
- Đau đầu,
- Chứng đau nửa đầu, migraines,
- Vấn đề tiêu hóa,
- Táo bón constipation,
- Ký sinh trùng parasites,
- Vấn đề kinh nguyệt,
- Bệnh cúm grippe,
- Cảm lạnh rhume,
- Ho ,
- Mệt mỏi mản tính ,
- Gảy xương ,
- và những tình trạng khác.
Cây và trái nhàu đã được dùng như là dược thảo trong văn hóa y học truyền thống polynésienne. Các tài liệu xưa liên quan đến cây nhàu noni đến từ Ấn Độ ghi lại bằng tiếng Phạn sanskrits những sử dụng của nó trong y học cổ Ayurvédique.
Nước ép trái cây còn được gọi là « aspirine của người xưa ».
Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, nhàu có chứa chất « kích thích miễn nhiễm » bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh thoái hóa như :
- ung thư
- và làm chậm lại sự lão hóa.
Những hiệu nghiệm của nước ép trái nhàu noni đã gây ra sự tranh cải, và Liên minh Âu Châu đã không phê chuẩn như là dược phẩm. Tuy nhiên, nước ép trái nhàu noni được quyền bán, hay dưới dạng viên nang capsules và như vậy nước ép nhàu theo luật của thực phẩm chớ không theo luật dược phẩm. Tất cả những quảng cáo đặc tính trị liệu y học bị cấm ở Âu Châu.
Đồng thời, nhàu noni cũng được biết ở những dân tộc khác vùng nhiệt đới.
▪ Ở Malaysia, nhàu được sử dụng để điều trị :
- Những vấn đề niệu tiết,
- Bệnh tiểu đường,
- Bệnh cúm,
- kinh nguyệt khó khăn,
- Xuất huyết,
▪ Người dân Caraibes được biết như :
- là những cây thuốc giãm đau,
- Được sử dụng trường hợp bong gân,
- Gãy xương,
- Sốt v…v…
▪ Ở Đông Nam Á, người ta sử dụng cho các vấn đề liên quan :
- Cổ họng,
- Miệng,
- Nướu răng,
- Huyết áp động mạch
▪ Và ở Phi luật Tân, được biết như là một cách :
- tẩy sạch đường ruột,
- đặc biệt là loại trừ những ký sinh trùng.
Những lá, trái, thân và rể đã được điều chế thành dược phẩm khác nhau, các phương thức chữa bệnh và những phương pháp điều trị trên toàn cỏi vùng Thái bình dương :
 ► Sử dụng thuốc ( y học truyền thống )
- Điều trị bệnh sốt rét paludisme,
- Sốt thông thường, ( thuốc cao lá )
- Giảm đau ( Lá dùng như trà );
- Nhuận trường laxatif ( Hạt, tất cả các phần của cây);
- Bệnh vàng da jaunisse (nấu sắc vỏ của thân),
- Huyết áp cao hypertension (dung dịch trích từ rể, lá, trái hay vỏ thân);
- Nhọt đồng đanh furoncles
- và quần đinh anthrax (thuốc cao của trái),
- Loét dạ dày (tinh dầu trái noni);
- Thuốc trừ sâu da tóc (tinh dầu hạt),
- Bệnh lao,
- bong gân,
- sây sát vết thương sâu,
- Phong thấp rhumatismes (Lá hay thuốc cao từ trái);
- Đau cổ họng (nghiền quả chín súc miệng);
- Ký sinh đường ruột (Trái tươi nguyên);
- Vết cắt, vết thương,
- Sưng mủ abcès,
- Nhiễm trùng miệng và nướu răng,
- Đau răng (trái);
- Mụt lẹo orgelets (Xông hơi từ hoa hay lá cắt nhuyễn);
- Đau dạ dày,
- Gãy xương,
- Tiểu đường diabète,
- Mất khẩu vị bữa ăn perte d'appétit,
- Đau đường tiểu,
- Sưng bụng,
- Thoái vị sa ruột hernies,
- và vitamine cho người thiếu ( lá).
Ứng dụng :
Sử dụng bên ngoài : như một chất sát trùng và chống viêm sưng.
- Trái nhàu chín mùi và những lá, đắp trực tiếp lên những nơi bị sưng mủ ( abcès ) hay thối chân có mủ panaris để kích hoạt mau mùi vỡ miệng cũng như trong trường hợp xâm mình bị viêm sưng bước đầu của sự nhiễm trùng.
- Nước ép trái nhàu chín dùng làm dịu đau khi bị chích bởi « nohu » một loại cá độc ở biển tên gọi « cá bò cạp scorpion fish » .
- Lá nhàu tươi dùng đắp lên vết phỏng .
- Những phương cách khác dùng để trị như viêm tuyến mang tai ( dùng nước ép trái cây để súc miệng )…..
Dùng bên trong cơ thể :
- Được ghi nhận chữa trị ngộ độc cá độc ở rạn san hô ( 3 trái noni xanh lá cây + 3 trái noni chín mùi trộn với nước dừa ).
- Chống nhiễm trùng ở da ( mụn, nhọt ) : 1 hay 2 muỗng súp nước ép trái nhàu ngâm nước nóng hay rữa thời gian vài ngày.
- Dùng trực tiếp trái chín trên những khớp xương đau ( cơn thống phong goutte ).
Sử dụng như thực phẩm :
Trái nhàu là một loại trái có thể ăn được nhưng chúng không có một vị hay một mùi dể chịu, thực tế có một số người cho rằng trái chín có một mùi dể bị nôn mữa.
Hơn nữa, quả có thể ăn sống với muối (ở Đông dương, Việt Nam, Úc ) hoặc nấu chín như cà ri. Các lá non ăn như rau chứa nhiều protéine 4-6 %. Hạt giống có thể nướng ăn.


Nguyễn thanh Vân