Tâm sự

Tâm sự

dimanche 26 février 2012

Củ Riềng-Lương Khương - Petit galanga

Petit galanga - galanga camphré
Cây riềng – Lương khương
Alpinia officinarum Hance.
Zingiberaceae
Đại cương :
Alpinia officinarum, được biết dưới tên « riềng nhỏ », là một cây trong họ của cây Gừng Zingiberaceae.
Riềng được trồng rộng rãi vùng Đông nam Á, nguồn gốc ở Trung Quốc, cây có thể đạt đến vài mét chiều cao, với lá dài với hoa trắng đỏ nhạt. Căn hành, được biết dưới tên galanga hay riềng, có giá trị ở hương vị cay và chất mùi thơm.
Riềng được sử dụng trong tất cả các nước Á Châu, trong thức ăn đặc biệt như curry và dầu thơm. Trước đây riềng cũng được dùng ở Âu Châu và cũng được dùng như phương thuốc thảo dược.
Riềng còn có tên : petit galanga, galanga camphré hay galanga officinal.
Tất cả giống như riềng lớn ( Alpinia galanga ) thân cao lớn, riềng nhỏ ( Alpinia officinarum ) thân rể nhỏ hơn, mùi thơm hơn và được sử dụng nấu ăn như gừng có hương vị hơn, nó có hương vị hăng và cay, hơi nhẹ mùi chanh.
Riềng nhỏ giàu chất tinh dầu và người ta dùng trong kỹ nghệ dầu mùi thơm.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ở Trung Quốc
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, sống lâu năm, gần giống như riềng lớn Alpinia galanga, ngoại trừ chỉ cao khoảng 1 m. Căn hành phân nhánh màu nâu đậm đến đen và có một vị cay hơn, 1 đến 2 cm đường kính, có thể lan rộng 1 m dài ngầm dưới đất. Nạc của căn hành màu da cam và có xơ.
dài, thon, mọc xen, phiến lá thẳng hình mủi mác, dài từ 20 - 40 cm, không lông, mép lá cao 2-3 cm
Hoa, chùm tụ tán có lông dày, hoa dày, lá hoa xanh mặt ngoài, trắng mặt trong, vành có lông, cánh hoa 1,5 – 2 cm, có những đường sọc đỏ, tiểu nhụy lép như gươm, môi trắng, chùm mọc ở cuối thân lên đến 0,5 -1,5 m.
Trái, phì quả, không cọng, khô, màu đỏ gần như hình cầu.
Riềng nhỏ, tăng trưởng vô phái bởi những nhánh của căn hành, từ những nhánh mọc ra cây mới.
Thu hoặch sau 4 hay 5 năm.
Bộ phận sử dụng :
Căn hành, khô hay tươi có hương vị cay nồng, củ tươi dùng trong nấu ăn
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần chánh của cây riềng alpinia officinarum.
● 0.5-1.5% tinh dầu thiết yếu.
- <50% 1,8-Cineole
- a và b pinène,
- myrcène,
- sabinène
- vết eugénol,
- chavicol,
- acetatoxychavicol acétate
- camphre,
- cinnamate de méthyle
- Diarylheptanoïdes
- linalol,
- lactones sesquiterpéniques,
- tanins
- chất kích ứng substances irritantes
● Gingerols
● Diarylheptanoids
- Galangol ou alpinol
- Diarylheptan-3-one
- Diarylheptan-3,5-dione
- Diarylheptan-3-ol-5-one
- Diarylheptan-4-en-3-one
- Diarylheptan-1-en-3-one
- Diarylheptan-3-hydroxymethyl-5-one
● Flavonoides
- Quercetin-3-methyl-ether
- Isorhamnetin
- Kämpferide (3,5,7-trihydroxy-4'-methoxyflavone)
- Galangine (3,5,7-trihydroxyflavone)
- Galangine-3-methylether
● 20-25% Amidon
Đặc tính trị liệu :
Hiệu quả chánh :
- Thuốc bổ cho hệ tiêu hóa, « ấm bụng »,
- kích thích, giúp đở tán trợ cho tiêu hóa,
- trục hơi gaz trong dạ dày,
- ngưng nôn mửa,
- diệt nấm.
- long đờm expectorant,  
- chống nôn mửa anti-émétique ( so sánh với gừng )
- hoạt động chống ung bướu bởi cơ năng ức chế sự đem vào những chất gây ung thư carcinogènes,
- chống viêm sưng ( do chất diarylheptanoïdes ),
- bảo vệ hóa học chimio-protecteur,
- hoạt động chống siêu vi khuẩn.
- sự ức chế chất 5-alpha-reductase tuyến tiền liệt
- cải thiện khẩu vị bửa ăn,
- làm tốt hệ tuần hoàn máu trong cơ thể và trong não bộ,
- là một dược thảo kích thích sức khỏe và sức sống,
- và cũng được sử dụng như một chất kích thích tình dục stimulant sexuel.
- Trong thí nghiệm tác dụng ức chế sản xuất oxide nitrique ( NO) trong những « đại thực bào phúc mạc chuột bởi chất diarylhepanoïdes và galangine.
Củ riềng Alpinia officinarum, có chứa một nồng độ cao của galangin flavanol, cho thấy hiệu quả :
- làm chậm sự gia tăng và tăng trưởng của các tế bào khối u vú ;
- Trong lịch sử, những căn hành đã được coi như là có tác dụng ức chế và tiêu hóa.
- co thắc tế bào ( hệ tiêu hóa ),
- chống viêm sưng anti-spasmodique,
- kháng khuẩn anti-bactérien,
- kích thích stimulant,
- thuốc bổ cho tiêu hóa.
Hiệu quả và sử dụng thuốc :
► Y học Trung Quốc :
Riềng Galanga là một cây thường gọi « nóng chaud » dùng để trị :
- đau bụng douleurs abdominales,
- nôn mửa vomissements 
- và dùng cho chứng tiêu chảy diarrhée là " lạnh froid ".
- chống chứng nấc cục Contre le hoquet,
Củ riềng nên pha trộn với codonopsis tên gọi đảng sâm ( codonopsis pilosula họ Campanulaceae ) và phục linh ( fu ling poria cocos ).
► Theo y học truyền thống Hindou :
Riềng là một bài thuốc :
- giúp dạ dày dể dàng tiêu hóa,digestion gastrique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- long đờm expectorant
- thuốc bổ tonique.
- chữa chứng nấc cục hoquet,
- khó tiêu dyspepsie,
- đau dạ dày maux d'estomac,
- thấp khớp đau khớp xương rhumatisme articulaires 
- hạ sốt.
► Nhà bán dược thảo Phương Tây :
Riềng Galanga, đã được du nhập vào Âu Châu bởi những nhà y học Arabes từ nhiều thế kỷ. Được sử dụng để chữa trị :
- đầy hơi flatulences,
- Không tiêu, khó tiêu indigestions,
- nôn mửa vomissements 
- đau dạ dày maux d'estomac.
Candidose : loại bệnh nhiễm nấm Candida albicans, thông thường xảy ra ở họngđường tiêu hóa :
Riềng được dùng chung với dược thảo diệt nấm khác để loại trừ nấm nhiễm ở đường ruột
 Với một lượng nhỏ, riềng là một dược thảo kích thích bộ máy tiêu hóa khi hệ tiêu hóa bị suy yếu, nhưng, nếu dùng với lượng mạnh, có thể bị kích ứng.
► Người ta cảm thấy có một hiệu quả nhẹ tác động vào tinh thần psychoactif một cách khá nhanh sau khi nhai và uống một vài muỗng cà phê bột củ riềng. Người ta cảm thấy :
- một cảm giác ấm nóng,
- những thay đổi trong sự nhận thức,
- nhất là trong tầm nhìn
- và sự suy nghĩ đặc biệt rõ ràng.
Với một liều lượng lớn hơn có thể là nguyên nhân gây ra một ảo giác thị giác nhẹ.
Chủ trị : indications
Toàn bộ cây riềng ( dược thảo ) được chỉ định như sau :
Dùng trong y học truyền thống như :
- khi có sư rối loạn tiêu hóa,
- đau bụng,
- co thắc,
- đầy hơi,
- nôn mửa,
- kích thích,
- kích thích tình dục,
- kháng khuiẩn,
- trị ho, chỉ khái,
- lợi mật, tống đàm,
- vấn đề tiêu hóa,
- thuốc tống hơi,
- chống tiêu chảy,
- trong một vài chứng bệnh về da.
Ứng dụng :
Thường riềng được sử dụng như trà gọi là « Trà riềng ». Bởi sự hiện diện của tanin trong các thành phần của thực vật, nên trà riềng là một sản phẩm chống viêm rất hiệu quả.
Nếu người ta dùng tổng hợp tất cả các phần thân, rể, lá, thì công hiệu chữa lành nơi vết thương trị liệu rất nhanh.
Trích chất của thực vật này mang lại hiệu quả lợi ích cho :
- chống lại ói mửa,
- những rối loạn của hệ tiêu hóa,
- hay đầy hơi,
Ngoài ra trích chất này cũng có tác dụng chống lại vi trùng và cải thiện sự tiêu hóa bằng cách thúc đẩy bài tiết dịch vị trong dạ dày.
- Cây riềng cũng có quyền năng « làm ấm » những cơ quan trọng yếu và cơ thể.
- Riềng làm giảm đau các khớp xương liên quan đến chứng bệnh thấp khớp.
- Để chữa bệnh ho, riềng được xác nhận là tác dụng long đờm rất có hiệu quả.
- Đồng thời cũng có khả năng kích thích và gia tăng những phản xạ.
- Tác dụng của riềng được xem là đáng kể nhất là chống « say sóng ».
Người Hindou, dùng riềng để làm giảm bớt chứng nấc cục và giảm đau dạ dày cũng như chứng ăn không tiêu.
● Người ta dùng riềng ngâm trong nước đun sôi 1 hay lần / ngày.
● Kể cả dùng giống nhau trong phương cách nấu sắc décoction.
Người Mả Lai sử dụng chất trích củ riềng với tỏi và giấm để chữa trị bệnh thủy bào chẩn gọi là ghẻ phỏng.
Đây cũng là dược thảo tác dụng kích thích bữa ăn ngon và giúp đở sự tiêu hóa.
Người ta cũng dùng để chữa trị :
- trị ho,
- viêm phế quản,
- đau cổ họng,
do đặc tính sát trùng long đờm của cây riềng..
► Điều chế và sử dụng :
Nấu sắc rể trong trường hợp không bào chế dung dịch nguyên chất, dùng trên biển, uống nhâm nhi tách trà riềng, từng hớp và lâu dài.
Để cải thiện, người ta nghiền nát rể, lọc lấy tinh chất, dùng 20 giọt trong 100 ml nước nóng.
- Uống 3 lần / ngày.
Tại Á Châu, thân, rể được nghiền nát thành bột để sử dụng trong các món ăn, thức uống ,và thạch.
Ở Ấn Độ, tinh chất ( essence ) được sử dụng trong nước hoa, và những người Tartares đã biến chế ra một loại trà có chứa riềng.
● Đổ nước sôi vào trong 0,5 – 1 g riềng được thái nhỏ, đậy kín trong vòng 5 đến 10 phút, kế đó lọc trong. Dùng 1 tách ½ giờ trước bữa ăn.
1 muỗng cà phê  = 2 g.
● Nhai 1 – 10 grammes, làm trà, hay hòa tan trong nước mát hay nóng, tùy theo hiệu quả mong muốn.
Với lượng nhỏ hằng ngày, kích thích sự lưu thông máu huyết và hệ thống thần kinh.
Khi người ta làm trà, có thể thêm mật ong hay lá bạc hà ( rau menthe) để cải thiện mùi vị bớt hăng.
Người ta có thể sử dụng riềng như là một gia vị kết hợp với cơm hay những thức ăn khác.
● Ngâm trong nước sôi, riềng làm giảm đau ung mủ abcès trong miệng và viêm sưng nướu răng. 
Để chống lại trạng thái say sóng ở biển, được đề nghị dùng như « củ gừng cùng họ »

Nguyễn thanh Vân

samedi 25 février 2012

Cây cỏ sướt - Cravache du Diable

Cravache du Diable
Cây cỏ sướt
Achyranthes aspera L.
Amaranthaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa :
Achyranthes indica (L.) Mill
Achyranthes obtusifolia Lam.
Achyranthes futicosa
Centrostachys aspera, Standl.
Cyathula geniculata, Lour.
Desmochaeta repens, Llanos.
Cỏ sướt Achyranthes aspera ( tên thông thường Prickly Chaff Fleur, cravache du Diable, tên chữ Phạn gọi  Apamarga ), là một giống cây trong họ Amaranthaceae.
Cỏ sướt được phân phối trong tất cả vùng nhiệt đới trên thế giới. Người ta có thể tìm thấy những nơi trồng trọt, gọi là « loài chen vào » và là một loài thông thường hoang dại.
Cỏ sướt, một cỏ dại « xâm lấn » trong một vài vùng, bao gồm những môi trường ở Thái bình Dương.
Ngoài ra Achyranthes aspera còn mang nhiều tên : Cỏ sướt, herbe Eugène, herbe des jeune, herbe d’Inde, herbe zinde hay Cỏ đuôi chuột....
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ cứng, cao 1-1,5 m, nhỏ, phân nhánh nhiều,
, đơn, có phiến xoan ngược, dài khoảng 3-10 cm, chót lá tròn tà, đáy từ từ hẹp, có lông dày hay không lông, màu xanh lá cây, cuống lá 5-10 mm dài, màu hồng, dày,
Gié ở chót nhánh, cao 20-50 cm, hoa lưỡng tính, hoa đực và hoa cái cùng trên một cây, không cuống, hình trứng màu hồng, sau khi nở thì xụ và thòng sát phát hoa, và để móc.
Đài hoa, 5, hình mũi mác, trung tâm nhạt nâu, viền nhạt vàng  hoặc trắng đục, tiểu nhụy thụ 4, dính nhau ở đáy, những chỉ dài 0,5 – 1 mm, xen với 4 phiến rìa trắng, bao phấn 0,4 x 0,6 mm, 2 thùy, mở theo khe hở dọc, phấn hoa màu vàng.
Bầu noản có gai 0,8 mm, vòi nhụy 0,6-1 mm, màu vàng cam nhạt, nướm màu nâu.
Bế quả, nhỏ  khoảng 2,5-3 mm, màu vàng, 1 hột hình trụ láng.
Bộ phận sử dụng :
Lá, rể,cành non, hạt,
Thành phận hóa học và dược chất :
Cỏ sướt, chứa những chất trên căn bản hòa tan trong nước, chất bétaine ( « bétaines » dạng zwitterionic ( tức ở trạng thái rắn, trong một số pH dao động trong nước ) là những hợp chất mà trong đó nguyên tử mang điện tích dương (+) không phải là nguyên tử Hydro và không phải nguyên tử liền kề mang điện tích âm (-) ), căn bản là chloroforme hòa tan, một hỗn hợp của 2 thực thể không có đặc tính của một alcaloïdes.
Trích xuất éthanol, chứa chất alcaloïdes và saponines nhưng không có flavonoïdes và tanin.
► Phân tích những cành non có chứa :
- dihydroxycétone aliphatique,
- 36,47-dihydroxyhenpentacontan-4-one;
- tritriacontanol;
- một tinh dầu,
- một alcool có chuổi dài,
- 17-pentatriacontanol;
- 27-cyclohexylheptacosan-7-ol;
- 16-hydroxy-26-methylheptacosan-2- un;
- 4-methylheptatriacont-1-ène-10-ol
- và tetracontanol-2.
Những chồi cây cũng không flavonoïdes, nhưng chứa những saponines và alcaloïdes.
Nhưng không :
- glycosides.
Chất dihydroxycétone aliphatiques (36,47-dihydroxyhenpentacontan-4-one) đã được phân lập từ chồi non.
► Trong hạt, thân, lá, rể :
Ecdysterone đã được tìm thấy trong hạt, thân, lá và rể.
- Pentatriacontan,
- 6-pentatriacontanone,
 - hexatriacontane
► Trong thân :
- và triacontane đã được cô lập từ trích xuất chloroformique của thân.
● Những saponines, chiếc xuất MeOH, phần trên không của Cỏ sướt Achyranthes aspera là :
- b-D-glucopyranosyl 3b-[O-a-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-O-b-D-glucopyranuronosyloxy]machaerinate,
- b-D-glucopyranosyl 3b-[O-b-D-galactopyranosyl-(1→2)-O-a-D-glucopyranuronosyloxy]machaerinate,
- b-D -glucopyranosyl 3b [O-a-l-rhamnopyranosyl-(1→3)-O-b-D-glucopyranuronosyloxy]oleanolate,
- b-D -glucopyranosyl 3-b-[O-b-D -galactopyranosyl-(1→2) -b-D-d-glucopyranuronosyloxy]oleanolate,
- b-D -glucopyranosyl 3b-[O-b-D -glucopyranuronosyloxy] oleanolate.  
Acide Machaerinic là :
- 3b,21b-dihydroxyolean-12-en-28-oic
Trong khi acide oléanolique là :
- 3b-hydroxyolean-12-en-28-oic acid.
► Trong phát hoa :
● Những flavonoïdes và những alcaloïdes đã được tìm thấy trong phát hoa.
► Trong rể :
- b-sitostérol đã được cô lập từ rể.
● Rể, chứa acide oléanolique như :
- aglycone,
- saponine,
- alcaloïdes, nhưng không có flavonoïdes.
● Mặt khác cũng tìm thấy những alcaloïdes trong rể, nhưng không saponine và tanins, tất cả do những nghiên cứu sơ bộ cho thấy những rể có chứa :
- alcaloïdes,
- flavonoïdes,
- saponines,
- stéroïdes
- và terpénoïdes,
● Rể chứa :
- ecdystérone
- và acide oléanolique
● Lá và rể chứa :
- alcaloïdes kiểu « bétaïne » hay « bétalaïnes »,
Lá và rể chứa ecdystérone bằng nhau .
► Trong trái ;
● Trái « chưa chín » chứa những saponines, người ta đã xác định như :
- bD-glucopyranosyl ester d'al-rhamnopyranosyl (1→ 4)-bD-glucuronopyranosyl (1→ 3)-acide oléanolique
- và bD-glucopyranosyl ester d'al-rhamnopyranosyl (1→ 4) - bD -glucopyrannosyl (1→ 4)-D-glucuronopyranosyl (1→ 3) - acide oléanolique,
- acide oléanolique
- và acides aminés.
► Trong hạt :
Những hạt chứa chất đạm protéine với một giá trị năng lượng 3,92 calo/g, dường như hàm lượng gồm :
- acides aminés của leucine,
- isoleucine,
- phénylalanine
- và valine
Hạt giống chứa hexatriacontane :
- 10-octacosanone
- và 10-triacosanone
- và 4-triacontanone.
● Những hạt chưa chín chứa acide oléanolique, căn bản của acide oléanolique saponinesacides aminés.
● Trong hạt « chứa ít » chất :
- arginine,
- lysine
- và thréonine so với chất đạm protéine của trứng nguyên.  
Chất saponine, acide oléanolique-oligosaccharide đã được tìm thấy trong hạt đã khử chất béo với những mảnh vỡ :
- đường glucose,
- galactose,
- xylose,
- và rhamnose,
2 acides oléanolique căn bản saponine :
- aL-rhamnopyranosyl (1→ 4)-bD-glucopyranosyl (1→ 4)-b-Dglucuronopyranosyl (1→3) -oléanolique acide.
- và bD-galactoyranosyl (1→ 28) saponine ester, đã được tìm thấy trong hạt.
Genin là một acide oléanolique.
► Cỏ sướt chứa với mức độ cao :
- manganèse,
- magnésium,
- zinc,
- calcium
- và phosphore
So sánh với rau cải và  những thực vật thường .
Đặc tính trị liệu :
● Cỏ sướt Achyranthes Aspera được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc :
- hạ sốt antipyrétique,
- tác nhân chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- lợi tiểu diurétique
- và chữa chứng táo bón constipation,
- sốt fièvre (đặc biệt sốt do bệnh sốt rét paludisme),
- viêm phế quản bronchite,
- bong gân entorses,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- suyễn asthme,
- huyết áp cao hypertension,
- tiểu đường diabète
- và băng bó vết thương pansement.
Nguyên cây được dùng để chữa trị :
- tiểu đường diabète
- và làm xem như chất lọc máu .
● Chất trích được bởi phương pháp đun sôi cỏ sướt Achyranthes aspera, được thực hiện do những dân Masais, thung lủng Sekenani, Kenya, để điều trị :
- bệnh sốt rét paludisme.
● Những rể được sử dụng trong :
- tiêu chảy cho trẻ em,
- và lạnh.
● Những lá được sấy khô nghiền nát thành bột, trộn với mật ong để sử dụng trong :
- giai đoạn đầu của bệnh hen suyễn,
Trong khi hạt cỏ sướt được dùng:
- chữa trị ói mửa .
Những hạt, lá và cành non được sử dụng để chữa trị :
- bệnh sủng nước phù nước ở thận hydropisie rénale
- và những bệnh về phế quản.
● Cộng đồng Chakma trong Arumachal Pradesh, Ấn Độ dùng cỏ sướt A.aspera để :
- những rối loạn đường tiểu.
● Cỏ sướt là một thực vật có tác dụng « chống sự sinh con anti-fertilité », ở Éthiopie, dung dịch trích từ lá, rể và hạt đựợc sử dụng có :
- hiệu quả vô sinh effets stérilisants,
- giữ thai nhau rétention placentaire
- và xuất huyết sau khi sanh hémorragies du post-partum. 
● Ở Ấn Độ, cỏ sướt được dùng như :
- thuốc phá thai,
- và để ngừa thai contraception,
- phù nước ở thận,
- và bệnh phong cùi lèpre.
● Cỏ sướt Achyranthes aspera đã được sử dụng ở Amérique LatinCaraïbes cho phụ nữ :
- đau bụng kinh nguyệt douleurs menstruelles.
- sự phiền não vô cớ của phụ nữ.
● Tại Trinité, Achyranthes aspera, sử dụng trị bệnh hoa liễu, trong khi ở Népal, được dùng để :
-  tạo điều kiện thuận lợi cho sinh đẻ dễ dàng.
Cây cỏ sướt cũng được nghi ngờ có tác dụng :
- kích thích tim stimulant cardiaque,
- làm se thắc astringent,
- lợi tiểu diurétique,
- đề phòng bệnh định kỳ antipériodiques ( như sốt rét định kỳ )
- và có chức năng xổ tẩy purgatives.
● Cỏ sướt Achyranthes aspera được sử dụng như thuốc :
- chồng viêm khớp anti-arthritique,
- liên quan kích thích tố sinh dục nữ oestrogénique,
- chống bệnh phong cùi antileprotic,
- chống co rút antispasmodique,
- yếu tố kháng khuẩn agent antibactérien
- và kháng siêu vi khuẩn để chữa trị ho hen suyễn toux asthmatique,
- rắn cắn,
- sợ nước hydrophobie,
- sạn thận calculs urinaires,
- bệnh chó dại rage,
- bệnh cúm grippe,
- bệnh lậu gonorrhée
-và đau bụng douleurs abdominales.
Bột nhão ( thuốc dán ) của cỏ sướt, đắp tại chỗ, dùng ngoài cơ thể để :
- điều trị vết cắt
- và vết thương.
● Lá cỏ sướt tươi được nhai nát để chữa trị :
- đới bào chẫn ( chứng ghẽ phỏng ) herpès zoster = Zona một thứ lỡ.
► Phương pháp và liều dùng :
- Người ta bào chế những thuốc viên ( 1-2 g /viên), được chế tạo từ lá nghiền nát, áp dụng trên ghẽ phỏng hay bóng nước.
Mỗi ngày / 2 lần cho đến khi lành.
- Toàn bộ cây được phơi khô, đốt cháy thành tro, kế trộn với muối, thoa chà trên nướu răng và răng tác dụng giảm đau răng.
- Đối với thú y, lá cỏ sướt nghiền nát được sử dụng băng vết thương để thúc đẩy sự đông máu.
- Phương pháp nấu sắc : 15 – 30 g nấu sắc trong nước sôi.
- Dùng ngoài cơ thể : Lá tươi, giã nát đắp nơi đau
Chủ trị :
- cảm, sổ mũi rhume,
- sốt rét paludisme,
- chống viêm anti ìnflammatoire
- Huyết áp cao,
- giản mạch Vasodilatateur
- lợi tiểu Diurétique
- giảm co thắc Astringent
- Hóa sẹo làm lành vết thương Cicatrisant
- đau bụng khi có kinh nguyệt…..
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Cẩn thận, đàn bà có thai không nên dùng .

Nguyễn thanh Vân

vendredi 24 février 2012

Cỏ Cú - Hương phụ - Souchet rond

Souchet rond - Mustaka
Cỏ Cú - Hương phụ
Cyperus rotundus L.
Cyperaceae
Đại cương :
Cỏ tên gọi do thói quen, thật ra cây này có tất cả đặc tính cửa loài lác từ cơ cấu thân đến hoa, nhưng mọc trên đất khô, nên được đồng hóa tên gọi cỏ thường để chỉ thân thảo nhỏ họ poaceae.
Thân thảo, đa niên, với những củ ngầm dưới đất, Việt Nam có nhiều tên gọi tùy theo địa phương như cỏ Cú, củ Gấu hay Hương phụ, tên khoa học là Cyperus rotundus thuộc họ lác Cyperaceae. Được đặt tên là Cói tròn Souchet rond, Cói Á Châu, …. Nguồn gốc ở Ấn Độ, cỏ này phát triển từ Phi Châu đến miền nam Âu Châu, kế đó lan rộng đến nhiều lục địa khác.
Trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cỏ cú hiện diện là một tai họa cho vấn đề trồng trọt. Cỏ cú phát triển trên bất kỳ loại đất nào. Giới hạn phía Bắc của sự phân phối, dường như là những vùng nơi đó nhiệt độ trung bình trong khoảng – 5° C, với nhiệt độ này củ gấu không nẩy mầm được. Những yếu tố nhiệt độ là yếu tố giới hạn những loài của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm.
Cyperus rotudus, thích những nơi đầm lầy, ẩm ướt, khu trồng trọt nhiệt đới hay ôn đới ấm, những đồng cỏ và lề đường.
Củ Gấu được sử dụng trong y học và thực phẩm.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Nguồn gốc ở Ấn Độ, phát triển ở Nam Phi, Âu Châu, cũng như trong vùng Nam Á, Đại dương, miền nam của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Ở Pháp, cỏ Cú là loài hiếm, thấy xuất hiện ở vủng Địa trung Hải, miền nam nước Pháp.
Mô tả thực vật :
Giống Cyperus có khoảng 400 loài ( thường ở nơi ẩm ướt ).
Cyperus rotundus là loại cỏ đa niên, cao 10-60 cm,
Thân có 3 cạnh ở ngọn, đáy phù to thành căn hành dạng sợi dài, thành củ, vị đắng, có vảy và có nhiều củ đen, nạc trắng.
, cao bằng thân, mặt dưới dợt và hẹp rộng 2 – 6 mm.
Phát hoa, có hình cây dù, có 3 đến 5 lá hoa dài 10 – 30 cm, mang gié hoa có bẹ dài 1 cm, gié hoa dài 5 – 20 cm, lưởng tính, màu nâu đậm, vảy 10-30, dài 3-4 mm, tiểu nhụy 3, bầu noản với vòi nhụy, nướm chẻ 3, dài 3 – 4 mm, tập hợp thành nhớm hoa nhỏ phẳng
Bế quà có 3 cạnh, nâu đen,
Bộ phận sử dụng :
Căn hành
Thành phận hóa học và dược chất :
► Cây lác Cyperus nói chung, cũng như những giống cây trồng khác, có nhiều thành phần hóa học, trong số những thành phần đó có những chất có tác dụng dược lý.
Nhưng các thành phần chính dường như là những sesquiterpènes. Đây là những phân tử mùi thơm, có hương vị cay nồng.
Trong số những sesquiterpènes chánh đã được xác định trong căn hành của Cyperus :
- α-cyperone,
- β-selinene,
- cyperene,
- cyperotundone,
- patchoulenone,
- sugeonol,
- kobusone,
- isokobusone.
Ngoài ra Cyperus còn chứa những terpènes khác như « pinène » thành phần thường sản xuất chất có monoterpène, và nhiều dẫn chất của sesquiterpènes như :
- cyperol,
- isocyperol,
- cyperone.
Những thành phần hoạt động này được tìm thấy trong những căn hành của lác Cyperus, được hiện diện khoảng 0,5 – 1% ở căn hành sấy khô, khi nấu chín lâu, một số những chất trong cỏ sẽ bị tiêu hũy.
Dược tính của những chất này có thể là tác dụng trên sự co thắcgiảm đau.
Căn hành cyperus cũng chứa những chất tinh dầu thơm khoảng 0,5 – 0,6 %. Ngoài ra còn có loại tinh dầu đã ổn định. Bên cạnh đó có chứa một số alcaloïdes, khoáng chấtvitamine.
Trong tro có chứa calci, phosphore, sodium và một số carbonate.
► Tinh dầu của cỏ cú cyperus rotundus L. :
Tinh dầu củ Cú hay hương phụ cyperus rotundus được trích bởi hỗn hợp dung môi supersonique với những thành phần hóa học đã được xác điịnh và những  hàm lượng đã được đo lường bởi GC/MS.
Những thành phần chánh là :
- alpha-copaene (1,97%),
- cyperene (15,73%),
- alpha-hisaholene (2 14%.),
- alpha-gurjunene (1 29%.),
- 2-méthoxy-8-méthyl-1,
- 4 - naphtalènedione (4,01%),
- bêta-selinene (17,99%),
- oxo-alpha-ylangene (3,00%);
- 4,4 alpha, 5,6,7,8,
- hexahydro-4alpha,
- 5-diméthyl-3-(1 - méthyl éthylidène) -2 (3H)-naphtalénone (8,11%),
- alpha-cyperone (26,15%),
- longipinocarvone (1,11%),
- v…v…
Các hợp chất này tăng cao là những nguyên tố đặc trưng cho Cỏ Cú Cyperus rotundus L, mà người ta đã đề nghị xác định chỉ số và ước định phẫm chất trong y học.
Tham khảo : Analyse des Huiles Essentielles de Cyperus rotundus L. par GC / MSLIN Xiao-shan, WU Hui-qin, HUANG Fang, HUANG Xiao-lan (China National Analysis Center, Guangdong Key Laboratory de l'essai d'urgence chimique, Guangzhou 510070, Chine)
► Bảng thành phần hóa học chi tiết tổng quát của « tinh dầu cỏ Cú » Cyperus rotundus L
Đặc tính trị liệu :
Theo y học ayurvédique mô tả :
Rasa ( vị giác ) : cay, đắng, se thắc.
Virya ( hành động ) : làm mát,
Vipaka ( hiệu quả sau khi tiêu hóa ) : cay,
Theo y học này Cây cỏ cú là :
- là một chất chữa trị sự rối loạn da tốt,
- và cũng giúp thúc đẩy sự hóa sẹo, làm lành vết thương nhanh,
- Cung cấp cho cơ thể sức mạnh.
● Cỏ Cú cũng tác dụng :
- cải thiện vú và chức năng của nó,
- hoàn hảo các hoạt động và chống viêm,
- hoàn hảo sự tiêu hóa,
- giới hạn sự lây nhiễm trong cơ thể,
- giúp sự co thắc tử cung,
● Cyperus rotundus chứa những tinh dầu có đặc tính y học như :
- hạ sốt fièvre,
- viêm inflammation, 
- và đau douleur.
● Những chất ly trích từ củ Gấu có thể :
- giảm buồn nôn
- và hoạt động như một thuốc thư giản bắp cơ,  
● Cỏ cú cũng được sử dụng trong những vấn đề :
- phổi pulmonaires
- và hệ thống tiểu tiện.
- hổ trợ thường xuyên kinh nguyệt,
- thúc đẩy sự tiêu hóa hoàn chĩnh,
- thúc đẩy sự thoải mái bụng dưới, trên nguyên tắc tự nhiên
- tăng cường sự tiêu hóa,
- loại bỏ độc chất một cách tự nhiên,
- và hổ trợ chức năng của gan đầy đủ.
● Cỏ cú thúc đẩy :
- sự hấp thu tốt,
- sự bài tiết « phân » thành hình tốt.
- và chuyển hóa biến dưởng chất béo tốt.
► Trong Ayurvéque Cỏ cú hay hương phụ, có lẽ là một cây rất quan trọng chữa :
- chứng sốt.
- hoạt động làm mát
- và làm tinh khiết là yếu tố để giử nhiệt độ bình thường.
Mặc dù có vị đắng, những căn hành củ Gấu ăn được và là một nguồn quan trọng muối khóang.
Thành phần dinh dưởng
Cỏ Cú có phẩm chất dinh dưởng rất tuyệt vời, so với thành phần tương tự như thành phần của dầu Ô liu olive và khóang chất đặc biệt là phosphore va kalium.
Dầu chứa 18% acide béo bảo hòa :
- acide palmitique,
- và acide stéarique
Và 82% acide béo không bảo hòa :
- acide oléique
- acide linoléique.
Chủ trị : indications
Tác nhân điều chỉnh  kinh nguyệt và tiêu hóa.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Hiệu quả có thể trái chỉ định cho trưòng hợp :
- Táo bón.
Ứng dụng :
● Trong y học ayurvéda Ấn Độ, Cỏ Cú được xem như một dược thảo chữa trị :
- Sốt,
- bệnh béo phì.
● Trong y học Trung Quốc, cyperus rotundus, là một dược phẩm dẫn truyền tự động, có thể thâm nhập vào các khía cạnh của máu, trong truyền thống Trung Quốc gọi là « khí huyết trong thuốc »,
- điều chỉnh và điều hòa kinh nguyệt, 
- và có hiệu quả trong các triệu chứng như :
 *  kinh nguyệt không đều,
 *  thời gian hành kinh đau đớn,
 * đau bụng trong khi hành kinh,
 * do sự trầm cảm của tình cảm làm cản trở kinh nguyệt ở người phụ nữ.
● Cỏ cú là thảo mộc vị cay, và chua ngọt làm :
- giảm sự co thắc,
- giảm đau,
- hoạt động chủ yếu vào hệ thống tiêu hóa,
- và tử cung.
● Sử dụng bên trong cơ thể để điều trị :
- các vấn đề tiêu hóa,
- và rối loạn kinh nguyệt.
● Cây cỏ Cú được xếp vào 1 trong 250 cây chọn lọc ở Trung Quốc để :
- điều trị ung thư cổ tử cung .
Củ cỏ cú có vị hơi đắng. Củ này thường ngâm trong nước trước khi được sử dụng, làm như thế dược tính trở nên linh hoạt hơn và kết cấu tốt hơn.
Để loại bỏ những độc chất hoàn toàn, tuyệt đối bắt buộc « xay nhuyễn » trước khi sử dụng.

Nguyễn thanh Vân