Tâm sự

Tâm sự

dimanche 28 août 2011

Rau diếp xoắn - Chicorée sauvage

Chicorée sauvage
Rau diếp xoắn hoang
Cichorium intybus L.
Astéraceae
Đại cương :
Tên gọi khác : Mắt con mèo ( Yeux de chat ), Laideron ( Đàn bà xấu xí )
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Thường gặp ở Pháp, nơi nhiều chất thải bả hữu cơ, lề đường và Âu Châu, Châu Á, Bắc Phi.
Mô tả thực vật :
Cỏ thân thảo lâu năm với rể cái tiết ra một chất mủ trắng latex.
Thân có rảnh, 50 cm đến 1 m cao, phân nhánh cứng, khác nhau, có lông tơ.
có cuống, xẻ sâu phía dưới cây, ôm bao toàn bộ thân, mặt dưới lá có lông.
Hoa, màu xanh dương, đẹp, hình lưỡi và họp thành nhóm không cuống.
Bế quả.
Rể xoắn.
Tất cả các phần của cây cho một vị rất đắng ( chất mủ latex )
Thu hoặch :
- Rể : cuối năm đầu tiên của thảm thực vật .
- Lá : trước khi phát hoa.  
Bộ phận sử dụng :
- Rể và lá .
Nhận mặt cây :
Rể : hình trụ hay hình khối không đều, bề mặt cong.
Màu xanh nhạt đến màu xám nâu trên những mặt ngoài, màu trắng với những chấm vàng hay nâu trên những đoạn.
- Có mùi, nhầy, vị hơi cay đắng.
: hình bầu dục hay hình thuôn dài, 15 – 20 cm x 4 cm. Cắt xẻ sâu phía dưới, có lông mặt dưới. Vị rất đắng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Rể :
Lactones sesquiterpéniques :
- lactucine,
- lactucopicrine (chất amer)
- Acides phénol (acides chlorogéniques)
- Inuline (15 % trong rể tươi, 50 à 60 % trong thuốc khô )
Lá :
- Depside
- Acide chicorésique (acide dicafextratrique)
Những chất lactones sesquiterpéniques trước đây gọi là "chất đắng",
- Inuline là một polysaccharide loại fructane, một đồng phân ( polymère ) của fructose
Đặc tính trị liệu :
- Cây chicorée tăng cường khả năng gan và hệ tiêu hóa.
- Cây kích thích khẩu vị
- và tăng cường bài tiết mật, do sự hiện diện của một « chất đắng », những chất lactones sesquiterpéniques.
- Những chất lactones tác dụng hiệu quả trong trường hợp chữa trị loét dạ dày.
- Đồng thời cây giảm tĩ lượng mỡ lipide trong máu ( cholestérol và triglycérides ).
- Chicorée cũng là thuốc nhuận trường nhẹ
- và tẩy rữa đường tiểu tiện.
- Chicorée rất giàu chất inuline ( gần 60 % ), chất này hoạt động như một chất tiền sinh học, có nghĩa là nó cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn ( nói chung vi sinh vật ) đường ruột.
Tóm lại chicorée là một dược thảo bổ được dùng :
- Lợi mật (cholagogue),
- Lợi tiểu (Diurétique)
- Kích thích bài tiết mật điều hòa tiêu hóa lipide.
- Nhuận trường nhẹ.
- Kích khích khẩu vị. (apéritif)
- Kiện vị, bổ bao tử.
- Lọc máu (Dépurative).
Trên phương diện thực nghiệm : Rể được dùng để :
- chống viêm,
- hạ đường mỡ,
- hạ cholestérol.
Chủ trị :
- Rối loạn gan.
- Rối loạn thận.
- Tiêu hóa khó.
- Trướng bụng và đầy hơi.
- Phong thấp rhumatisme,
- và thống phong goutte,
- Mề đay, phong ngứa (Urticaire)
- Thuận lợi cho phát triển vi khuẩn đường ruột.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Những người bị sạn thận không nên dùng chicorée.
Ứng dụng :
Người ta sử dụng chủ yếu là rể, nhưng cũng dùng lá và hoa.
Rể thu hoặch vào mùa thu, đem phơi nắng.
- Để điều chế thay thế cà phê, người ta cắt thành mảnh nhỏ xấy nhẹ trong lò xấy four hay xấy bằng chảo, khi đổi màu nâu caramel là được.
● Ngâm trong nước đun sôi : Lá chicorée tươi hay xấy khô, một nhúm / tách nước sôi.
Uống 1 hay 2 tách / ngày trước bữa ăn .
● Dùng nấu sắc : 15 – 30 gr rể xấy khô / lít nước. Đun sôi trong 5 phút.
Uống 1 hay 2 tách / ngày trước bữa ăn.
- Để dể dàng thuận lợi bài tiết nước tiểutiêu hóa trong những trường hợp bài tiết mật không đủ, như phụ trợ cho chế độ ăn kiêng, trong sự rối loạn tiêu hóa ( thượng vị trướng hơi đầy bụng, tiêu hóa chậm, ợ hơi, đầy hơi, bón ).
● Dùng ngâm trong nước đun sôi : Lá chicorée, 30 gr / lít, ngâm trong nước sôi.
Uống 1 tách trước bữa ăn hay 2 tách buổi sáng ( trường hợp bón ). ( J.Valnet )
Dùng nấu sắc : Rể, 15 – 30 gr/ lít, đun sôi 5 phút, ngâm thêm 15 phút.
Uống 1 tách trước bữa ăn ( J.Valnet )
Thực phẩm và biến chế :
Rể chicorée xấy khô được sử dụng như rang cà phê.
Ở những người trồng chicorée : các lá non được dùng làm salade, lá nấu chín dùng như légume và những rể xấy rang cà phê « chicorée cà phê » để bào chế cà phê khẩu vị ngon hơn, đặc biệt là pha trộn với sửa.
- 50 năm, ở đồng quê Pháp, chicorée được dùng làm cà phê hay pha trộn chicorée – cà phê.


Nguyễn thanh Vân

jeudi 11 août 2011

Cây ớt đỏ - Piment rouge

Piment rouge
Cây ớt đỏ
Capsicum annuum L
Solanaceae
Đại cương :
Dân Aztèque đặt cho ớt một tên là « cayenne ». Những người bản xứ của Amérique équatoriale nơi mà cây ớt xuất phát, biết giá trị thực phẫm và dược tính của trái từ ít nhất 9000 năm. Những nhà khảo cổ tin rằng người ta đã trồng ở Mexique khoảng 7000 năm. Bác sỉ Diego Alvarez Chanca, người đồng hành của Christophe Colomb, giới thiệu cây ớt với người Âu Châu, sau chuyến đi thám hiểm nổi tiếng bắt đầu từ ở Ấn Độ, nhưng kết thúc tại Caraïbes.
Lục địa Âu Châu, những trái cây du nhập nhanh chóng qua tất cả những vùng xích đạo của trái đất và được đã chấp nhận bởi nhiều nền văn hóa nhất là Á Châu, Trung Đông và Phi Châu, như miền nam Âu Châu đặc biệt miền nam nước Ý. Trên thực tế, người ta biết ít về gia vị cần phải được phổ biến .  
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Nguyên gốc những vùng nhiệt đới nước Mỹ, Á Châu Việt Nam, hiện nay người ta đã trồng ớt trong tất cả các vùng nóng và cả Âu Châu và Gia nả đại, dưới dạng cây nhất niên.
Mô tả thực vật :
Những cây ớt capsicums được tô điểm bởi nhiều trái nạc và màu sắc rực rở. Những loài rất thông thường và gọn.
Cây ớt, thông thường được xem như cây nhất niên, điển hình Capsicum annuum acuminatum chẳng hạn, có thể sống nhiều năm, nhưng thường được xem như các loài khác và được vứt bỏ vào mùa thu để trồng lại mới với năng xuất cao. Trên thực tế, cây ớt sống lâu năm ở vùng nhiệt đới và sống hàng năm ở vùng ôn đới.
- Thân cứng ngấm lignin nhánh xanh sậm, lá xanh và hình mũi giáo, hầu như không lông khoảng 4 đến 10 cm dài và 21 đến 4 cm ngang, cuống 2,5 cm.
- Hoa nhỏ trắng hay ngà, thòng hay đứng, 1 đến 3 ở nách lá, trên cọng xanh dài, không lông có răng thấp, vành trắng, rộng 1 – 1,5 cm. Hoa có thể tiếp tục trong khi trái được thành lập.
- Trái, trái xuất hiện vào giữa hè thời điểm thời điểm chánh của cây. Trái loại quả ít hay nhiều thịt, bên trong chứa nhiều hột. 
Phì quả, hình dáng và màu sắc thay đổi, quả nảc thường cay. Trái có thể tồn tại dính trên cây một thời gian 8 đến 12 tuần sau đó rơi xuống.
- Hột dẹp, trắng hay vàng vàng.
Bộ phận sử dụng :
Trái và lá
Thành phận hóa học và dược chất :
Người ta dùng trái, có chứa những chất chánh :
- capsaïcine (0.1 à 1.5%),
- những caroténoïdes,
- flavonoïdes, flavonoïdes,
- vitamine C và
- những saponines.
Những trái ớt chứa một chất alcaloïde gọi là capsaïcine. Chất này là nguồn gốc làm kích thích ngứa đau và có cảm giác nóng từ ớt.
Nồng độ chất capsaïcine thay đổi tùy trái, nhưng cả loài (espèce) này với loài khác, thứ loại ( varìté ) này với thứ loại khác cùng loài (espèce). Sự khác nhau cũng còn tùy thuộc những điều kiện khí hậu và môi trường.
Capsaïcine được sản xuất bởi những tuyến nằm tiếp giao giữa thai toà và màng ngăn của trái. Những hạt ớt không cho ra bất kỳ một cảm giác nóng nào, trái với những tin được phổ biến.
Đặc tính trị liệu :
Ớt có tác dụng :
- Kích thích sự bài tiết dạ dày ;
- Kích thích nhu đồng đường ruột ;
- Thúc đẩy trục những hơi gaz trong hệ tiêu hóa.
- Kích thích sự tuần hoàm máu và là một vị thuốc hữu ích cho những người tuần hoàn yếu.
- Đặc biệt sự lưu thông máu đến 2 bàn tay, bàn chân và những cơ quan trung ương.
- Tăng cưòng hệ thống tuần hoàn và bảo vệ tim.
- Điều chĩnh thân nhiệt cơ thể.
- Trị viêm khớp, thấp khớp bệnh thần kinh.
Cơ quan Food and Drug Administration Mỹ  (FDA) đã chấp nhận dùng thuốc mỡ, dung dịch lotion, kem căn bản chứa chất capsaïcine để làm giảm đau nguyên nhân :
- bệnh viêm khớp,
- thấp khớp,
- và đau thần kinh.
Ủy ban Âu Châu chấp nhận những loại thuốc dùng ngoài cayenne để :
- giảm đau bắp cơ vai,
- tay
- và đường xương sống,
cho cả trẻ em đi học lẫn người lớn. 
Chủ trị : indications
Dùng trên da nơi đau, ớt làm không cảm giác những đầu dây thần kinh, khi xưa người ta dùng như thuốc giảm đau tại chỗ.
Đồng thời ớt :
- kích thích sự hoạt động chống sự viêm sưng.
- kích thích sự phóng thích kích thích tố tuyến vỏ thượng thận ACTH ( adrénocorticotrophine ),
- tác động trên chứng viêm sưng
- và dị ứng như tác động của cortisone.
Dùng ngoài da, những thuốc mỡ có chứa tinh chất của ớt đã bào chế ít chất capsaïcine, dùng để chữa hiệu quả :
- chứng đau nửa đầu.
Nên dùng thuốc mỡ bên trong vành tai bên đau hay nơi đau.
Ớt đỏ hữu ích cho những trườg hợp sau :
Dùng trong cơ thể :
- Chứng nuốt hơi Aérophagie
- Đau bụng
- Tiêu hóa khó khăn
- Viêm khớp
- Tiêu chảy ( do đặc tính chống vi khuẩn )
Dùng ngoài da :
- Đau cơ
- Đau khớp xương,
- đau lưng,
- đau dây thần kinh.
- Zona
- Tuần hoàn máu không tốt.
- Phỏng lạnh nứt nẻ da vì lạnh :
Người ta có thể đắp trên những vết nứt nẻ không mở.
- Rụng tóc : đắp thuốc cao lên trên da tóc.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Không bao giờ dùng hạt ớt thiên nhiên tươi mà không đi kèm một món gì .
Mặc dù thực tế ớt chữa những bệnh như tiêu chảy rất đặc biệt, nhưng ớt có thể đưa đến những sự rối loạn hệ đường ruột.
Ớt làm cho dị ứng khi tiếp xúc sử dụng bên ngoài ( trên da )    
Ứng dụng :
Dùng trong cơ thể :
Hiện có sản xuất loại thuốc viên capsule hay dung dịch để dùng trong cơ thể .
Dùng ngoài da :
Thuốc mỡ hoặc dầu .
►Ngâm 100 gr ớt đỏ xay nhỏ trong 500 ml dầu và đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút..
Thực phẩm và biến chế :
Ngoài ra ớt được dùng làm gia vị trong những công thức thực phẫm của người Á đông Việt Nam, người Ấn Độ.


Nguyễn thanh Vân


mardi 9 août 2011

Ngò rí - Ngò ta - Coriandre

Coriandre
Ngò rí - Ngò ta
Coriandrum sativum L.
Apiaceae
Đại cương :
Cây ngò rí là cây vùng địa trung hải và vùng nhiệt đới Châu Á. Cao khoảng 0,25 – 0,50 m. Trồng để lấy hạt và lá.
Rau được dùng để thêm vào thức ăn, cho ngon miệng có mùi thơm xem như thuốc bổ kích thích trong trường hợp bị suy nhược.
Ngoài ra : còn áp dụng những bệnh như hen suyễn, đầy hơi trong hệ ruột, co thắc và chóng mặt.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ngò rí có nguồn gốc ở Châu Âu vùng Địa trung hải, thích sống môi trường đất vôi và vùng Châu Á nơi đây thường dùng làm gia vị cho thức ăn .
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, nhất niên, 30 đến 60 cm cao.
yếu mịn và bóng láng, lá phía dưới hình bầu dục hay hình cái nêm ( chêm ), có răng cưa và lá phía trên phát triển hình dài xẻ hình lông chim 2 hay 3 lần xẻ.
Hoa trắng nhỏ hay hường, chẻ 2 hay 3, cánh hoa bìa cao đến 3-4 mm, tán kép không tổng bao phụ.
- Trái tròn, láng to 3-5 mm, có đài còn lại.   
Bộ phận sử dụng :
- Hạt, lá, thân
Thành phần hóa học và dược chất :
Lá tươi giàu chất :
- sắt Fe,
- vitamine A, B và C
- Tinh dầu 16 à 25 %
- furano-isicoumarine (coriandrine)
- triterpènes
- Dẫn xuất của acide caféïque và chlorogénique
- flavonïdes
- linalol, A-pinène, G-terpinène và camphre
Tinh dầu ngò :
- géraniol,
- linalol (60 à 70%),
- acétate de geranyle
- borneol,
- cineole,
- cymene,
- terpineol,
- dipentene,
- phellandrene,
- pinene và terpinolene.
Thành phần sinh hóa chánh :
● Monoterpénols :
- linalol (73.42%),
- géraniol (0.90%)
● Monoterpènes :
- alpha-pinène (5.88%),
- gamma-terpinène (4.18%),
- limonène (3.55%),
- myrcène (1.17%),
- camphène (0.55%),
- para-cymène (0.72%),
- béta-pinène (0.43%),
- terpinolène (0.37%)
● Cétones terpéniques :
- camphre (4.67%)
● Esters terpéniques :
- acétate de géranyle (2.10%)
Đặc tính trị liệu :
Rau ngò rí toàn bộ cây có đặc tính :
- giảm đau,
- sát trùng,
- chống phong thấp,
- chống sự co rút,
- chống ý bệnh ( chứng loạn thần kinh anti-hystérique ),
- thuốc tống hơi ( carminative ),
- dể tiêu ( eupeptique ),
- kích thích tình dục.
Khắp thế giới, trong nhiều dược điển cổ truyền, quy định dùng để chữa trị những vấn đề về hệ tiêu hóa (chứng nuốt hơi (aérophagie), đầy hơi (flatulence), và sự co thắt ), những chứng nhức đầu hay đau dây thần kinh, hưng phấn hệ tiêu hóa.
Tinh dầu ngò rí coriandre :
- Thuốc bổ cho hệ tiêu hóa.
- Kháng khuẩn
- Kháng siêu vi khuẩn
- Kháng nấm
- Chống đau nhức.
- Phấn khích nếu dùng với liều mạnh.
- Chống sự co thắc ( linalol ).
- Tống hơi
- Thuốc bao tử
- Diệt khuẩn,
- diệt nấm,
- thuốc sán lải .
Chủ trị :
Tinh dầu Ngò rí Coriandre
● Sự rối loạn tiêu hóa :
- đầy hơi ballonnements,
- nuốt hơi aérophagie,
- khó tiêu nặng bụng,
- tiêu hóa chậm.
Đau khớp, cơ :
- phong thấp,
- đau khớp
- và viêm khớp,
- đau bắp cơ,
- hay bị co rút trong vùng bao tử-ruột.
- Trong trường hợp đau vặn hệ tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn.
● Viêm nhiễm :
- Nhiễm siêu vi khuẩn và vi trùng đường hô hấp và tiêu hóa, viêm đường tiểu.
● Hệ thần kinh :
- Mệt mỏi,
- bị kích động,
- rối loạn giấc ngủ.
● Ngoài ra tinh dầu còn chữa trị trong trường hợp :
- đau răng,
- đau mặt,
- đau đầu,
- đau tứ chi
- và cúm.
● Rau ngò còn giúp trí nhớ và tập trung.
Ứng dụng :
●Trong thảo dược liệu pháp và hương liệu liệu pháp, ngò rí coriandre được dùng để trị :
- Chứng lo âu,
- Thần kinh mệt mỏi ,
- Trầm cảm ;
- Đau bắp cơ.
● Rau ngò còn có thể dùng để làm :
- dịu mát
- và nâng cao tinh thần.
- giúp đở sự mệt mỏi tinh thần,
- đau nhức nửa đầu,
- căng thẳng thần kinh
- và suy nhược.
● Rau ngò còn có hiệu ứng :
- hâm nóng ấm dạ dầy
- giảm cơn vặn bắp cơ ( chuột rút )
- và bụng, làm sinh động hệ thống tuyến.
● Rau ngò dùng để giảm :
   - đau những chứng phong thấp
- và đau thấp khớp,
- cũng như những cơn co rút bắp cơ
- và dùng trị cảm và cúm.
● Rau ngò cũng có tác dụng tẩy tổng quát cơ thể, loại bỏ những chất độc và những chất lỏng thải bả .
Điều trị bằng phương pháp xông hơi hoặc đốt :
►Trong phương pháp xông hơi nước, dầu ngò có thể :
- kích thích tinh thần
- và giảm sự mệt mỏi,
- đồng thời giúp đở trong những rối loạn sự ăn uống
- và làm tăng khẩu vị bữa ăn .
►Pha loãng tinh dầu trong bồn tắm hay thêm vào dung dịch để xoa bóp, tinh dầu có thể,
- giảm đau phong thấp
- thấp khớp
- và co thắc bắp cơ,
- đồng thời giải độc cho cơ thể.
Cách đun ngâm : 30 gr hạt ngò khô trong 1 lít nước sôi trong 10 phút, thêm đường. Dùng thật nóng 2 tách / ngày. 
► Dùng cách nấu sắc :  1 muỗng cà phê hạt ngò rí trong 1 tách nước lạnh, đun sôi trong 10 phút ; Dùng 1 tách sau bữa ăn.Trị viêm dạ dày, tiêu chảy, ăn khó tiêu.
Phản ứng xấu và phụ :
Phụ nữ có thai không nên dùng.


Nguyễn thanh Vân

dimanche 7 août 2011

Cây Olive - Olivier

Olivier
Cây Olive
Olea europaea L.
Oleaceae
Đại cương :
Cây Olivier hay Olivier thường ( Olea europaea ), đôi khi còn gọi Olivier d’Europe, là một cây có họ Oleaceae được trồng trong những vùng có khí hậu địa trung hải để lấy trái, olive cho một loại dầu mà hiện nay rất phổ biến.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây Olive có nguồn gốc ở Tiểu Á ( Asie Mineure ) miền Nam Caucase và Syrie, hiện diện ở tất cả địa trung hải từ 20 000 năm ( xác định bởi địa khai lá và hạt phấn )
Mô tả thực vật :
Cây phân nhánh nhiều, thân cây có u bướu, gổ cứng và đặc, vỏ màu nâu, nứt nẻ, có thể đạt đến 15 – 20 m chiều cao, sống rất lâu nhiều năm. Tuy nhiên dưới tác động của những động vật ăn cỏ hay những vùng gió cực mạnh hoặc tiếp xúc với những điều kiện cực kỳ bất lợi, cây giữ một hình dạng bụi rậm, bảo vệ sinh tồn, và duy trì một dạng tròn như quả bóng nhỏ gọn không xuyên thủng, đồng thời xuất hiện những bụi gai.
Trong hầu hết những hình thức canh tác, cây olive giữ một độ cao 3 đến 7 m để tạo điều kiện dễ dàng chăm nôm săn sóc và thu hoặch trái.
Cây olive sống phát triển trong môi trường đất đá.
Cũng như tất cả các cây,  olive sống trong vùng địa trung hải nên olive sợ nhiệt độ lạnh.
-  
Lá bền chắc, cứng, nhỏ, thon dài, màu xanh xám.
Lá mọc đối, hình bầu dục, mang cuống lá ngắn, dai, nguyên, vặn xoắn ở bìa, màu xanh đậm bóng láng ở mặt trên, và màu xanh sáng bạc với một gân nổi bậc ở mặt dưới. Cành lá bền chắc luôn luôn xanh, nhưng không có nghĩa là lá không chết không rụng. Cành lá trung sống 3 năm sau đó vàng lá và rụng, đặc biệt vào mùa hè.
Trong trường hợp khô hạn, những lá có khả năng chịu sự mất nước 60 %, chúng giảm mạnh sự quang tổng hợp và đống các khí khổng ngưng sự trao đổi khí CO2 để giảm sự mất nước do hiện tượng bốc hơi, bảo tồn sự sống còn của cây không làm hại đến sự sản xuất hoa đậu quả .
Nhờ lá olive có thể sống được trong môi trường khô cằn. Khi trời mưa, những tế bào lá mọc dài ra để dự trử nước. Và, trường hợp hạn hán, những lá co rút lại, ngăn chặn lại những hoạt động quang tổng hợp thiệt hại cho trái.
-  Hoa
Tạo thành chùm sinh sản trong một cụm lá
- Hoa olive màu trắng với 1 đài hoa, 2 nhụy đực, 1 vòng với 4 cánh hoa hình bầu và 1 bầu noản dạng tròn mang 1 vòi nhụy hơi dày và cuối cùng là một nướm.
Bầu noản chứa 2 noản.
- Hoa tập họp thành nhóm chùm nhỏ 10 – 20 nảy mầm ở nách lá vào đầu mùa xuân trên những nhánh được 2 năm tuổi thọ.
Phần lớn những hoa olive tự động thụ, có nghĩa là phấn hoa của chính hoa đó rơi vào nướm và thụ tinh với trứng của hoa. Sự thụ tinh chánh bởi phong môi và trong thời kỳ thụ tinh chỉ xảy ra một tuần ngắn trong năm.  Nếu mưa không quá nhiều trong thời kỳ này, thì 5 % đến 10 %  những hoa sản xuất trái tốt. 
- Trái
Trái ban đầu màu xanh sau đó biến màu nâu đen khi chín
Trái Olive là quả có hột cứng, ngoại quả bì được bao bởi một lớp cấu tạo bằng vật liệu như sáp không thắm nước, với trung quả bì, thịt, giàu chứa nhiều chất béo được lưu trữ trong thời gian phản ứng sinh hóa tổng hợp thành những lipides vào cuối tháng 8 đến khi ửng chín. Đầu tiên màu xanh, trở thành đen sau đó khi đã chín hoàn toàn.
- Nhân cốt lõi rất cứng, tạo thành một bao vỏ nội quả bì, nội bì trở thành cứng vào mùa hè bắt đầu cuối tháng 7, và chứa 1 hạt với 2 noản, như vậy có 1 thụ và 1 không thụ vô sinh : hạt này thường sản xuất cho 1 phôi, cho ra một cây olivier mới nếu những điều kiện thuận lợi.     
-  Phát hoa
Tháng 5 và 6.
Bộ phận sử dụng :
Trái hoặc dùng để ép dầu olive
Thành phận hóa học và dược chất :
Trong lá có chứa những  acide glycolique có đặc tính tri- liệu hạ huyết áp,
- các oleuropéoside có đặc tính trị giãm đường máu ( diabète ),
Những alcaloïdes như là ;
- cinchonine  
- cinchonidine, khi xưa nấu sắc uống xem như thuốc hạ nhiệt.
Người ta tính, cứ 4 – 5 kg olive thì ép lấy được 1 lít dầu và ép lạnh cho 40 – 60 % dầu gồm :
- Acide béo đơn không bảo hòa ( mono-insaturés ) (acide oléique, Oméga 9) và
- Acide béo đa không bảo hòa ( poly- insaturés )( acide limoléique ),
- Giàu calcium
- Vitamine A, B, B1, B2, C, D, E, F và PP giá trị năng lượng  là 9 Kcal / g, và nó bắt đầu đóng băng vào nhiệt độ dưới 14 ° C. Khi xưa nó được sử dụng trong đèn dầu để thắp sáng.
Trong lá chứa :
- một hétéroside ( oleuropéine ) có đặc tính làm hạ đường máu và một chất hạ huyết áp là acide glycolique.
Trong dầu olive chứa :
- Nhiều vitamine A và F.
Dầu olive có tác dụng lợi mật và nhuận trường và đã được công nhận.
Trong Olive :
- Fe. Olive chín đóng hộp là nguồn chất sắt Fe cho đàn ông, nhưng không ở đàn bà, nhu cầu Fe ở đàn ông lớn hơn. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có chứa Fe. Khoáng chất này cần thiết cho sự chuyển vận oxygène và thành lập hồng huiyết cầu trong máu. Nó cũng đóng một vai trò trong việc tạo một tế bào mới, kích thích tố, dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Fe cũng được ghi nhận hiện diện trong những thức ăn thực vật ( như olive ) ít được cơ quan hấp thu hơn hơn Fe có trong thức ăn động vật.
Sự hấp thu Fe của thực vật lúc nào cũng được ưa chuộng khi dùng chung với những chất dinh dưởng khác chẳng hạn như vitamine C.
- Đồng Cu : Olive chín đóng hộp là nguồn khoáng Cu. Đồng là một thành phần của những phân hóa tố, đồng Cu cần thiết cho sự thành lập hồng huyết cầu và thể keo một protéin được sử dụng trong cấu trúc và sửa chữa mô tế bào ) trong cơ thề. Nhiều phân hóa tố chứa Cu góp phần bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do. ( radicaux libres )
- Vitamine E : Olive xanh ngâm là nguồn vitamine E. chất chánh chống lại sự oxy hóa , vitamine E bảo vệ màng bao quanh tế bào của cơ thể, đặc biệt tế bào hồng huyết cầu và bạch huyết cầu ( tế bào của hệ thống miễn dịch )
Trái Olive có những đặc tính rất hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên việc tiêu thụ có thể làm tăng đáng kể hàm lượng muối Na. Thật vậy, 5 hay 6 trái Olive ( khoảng 20 gr ) có thể đại diện từ 10 % đến 20 % so với lượng Na hằng ngày, tùy theo những loại và tùy theo loại muối.
Những người có vấn đề huyết áp cao nên chú trọng đến sự tiêu thụ muối Olive này.
Trong dầu olive :
- Vitamine K : Dầu olive là nguồn vitamine K, vitamine này cần thiết để sản xuất protéin góp phần vào việc đông máu ( như kích thích sự ức chế đông máu ). Vit K đóng một vai trò hình thành những xương. Hơn nữa, vitamine K được tìm thấy trong thực phẫm,  Vitamine K được sản xuất bởi một vi khuẩn hiện diện trong ruột, do đó hiếm khi thiếu vitamine này.
- Vitamine E : Dầu Olive là nguồn vit E. Vit E được ghi nhận, hàm lượng vitamine E thường cao trong dầu ép lạnh lần thứ nhất trong các loại dầu tinh chế. Hàm lượng lớn chống oxy hóa, vitamine E bảo vệ màng chung quanh tế bào của cơ thể, đặc biệt hồng huyết cầu và bạch huy²ết cầu tế bào hệ thống miễn dịch.
Đặc tính trị liệu :
Hoạt chất và đặc tính:
Dầu Olive có những đặc tính trị liệu sau :
- Co thắc tế bào ;
- Lợi mật ;
- Lợi tiểu;
- Đường máu cao
- Hạ huyết áp và
- Giãn mạch máu.
Nó có những đặc tính làm lợi cho sức khỏe, nhất là đối với tim mạch, nhờ có chứa chất:
- vitamine A ( 3 – 30 mg / kg tiền vitamine A Carotène ),
- vitamine E ( 150 mg / kg )
- và các acide béo không bảo hòa mono-insaturés.
Những lợi ích liên quan đến vitamine, tất cả quan sát trong khi tiêu thụ dầu lạnh, như trong salade, bởi vì những vitamine sẽ bị hũy bởi nhiệt độ trên 40 ° C. So với các acides béo khác không bảo hòa.
Dầu olive là một phần của chế độ ăn uống crétois ( dân của đảo crete ) ( kết hợp những ngũ cốc, cá, trái cây và rau ), ngày nay được đề nghị để :
-  Giới hạn những chứng bệnh tim-mạch (xơ cứng động mạch artériosclérose, đau thắc ngực ),
- Giảm tĩ lượng cholestérol xấu LDL, thực hiện để
- Ngăn ngừa chứng loãng xương ostéoporose và
- Viêm khớp xương arthrose.
- Nó còn ảnh hưởng trên những chứng ung thư ruột già.
Trong dược điển cổ truyền, vỏ được dùng như thuốc hạ nhiệt ( trong olive xanh có chứa một chất glucvoside oleuropéoside ),
Olive cò được ghi nhận để chữa :
- Chứng sạn thận,
- Những rối loạn hệ gan,
- Vận hành đường ruột ( hiện diện một chất chống viêm sưng bêta-sitostérol ) và
- Chữa chứng đau lỗ tai.
Trong những lợi ích lớn của dầu olive và những kết quả được nghiên cứu đã chứng minh cho ta thấy :
Một tỷ lệ thấp của bệnh tim mạch vành và một vài chứng ung thư trong nước nơi mà chế độ thực phẫm cùng loại ở vùng địa trung hải. Trái olive và đặc biệt dầu olive là một thành phần không thể tách rời ở thực phẫm.
Acides béo đơn không bảo hòa (monoinsaturés : Khoảng 75 % những lipides của olive và dầu olive dưới dạng acides béo đơn không bảo hòa (AGM) . Sự tiêu dùng AGM được kết hợp :
- Với sự giảm nguy cơ bệnh về tim mạch.
- Những AGM được biết để hạ tỹ lượng cholestérol toàn phầncholestérol xấu LDL trong máu, khi được thay thế những chất béo bảo hòa trong thực phẫm. Ngoài ra, cũng được :
- Gia tăng tỹ lượng cholestérol HDL ( cholestérol tốt ) trong máu khi được thế thế một phần những glucide trong thực phẫm.
- Cuối cùng, những AGM bảo vệ cholestérol LDL ( cholestérol xấu ) của sự oxy hóa, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Antioxydants : Những chất chống sự oxy hóa là những hợp chất bảo vệ những tế bào của cơ thể bị hư hại bởi những gốc tự do. Nhiều nghiên cứu xác định hợp chất phénoliques của dầu olive và được kiễm chứng hiệu quả trên sức khỏe.
Nhìn chung , Olive đen chứa 3 – 4 lần hơn hợp chất phénolique so với olive xanh và do đó mà khả năng chống oxy hóa cũng hơn.
Hydroxytyrosol là hợp chất chánh phénolique của olive xanh và đen. Ở trọng lượng như nhau lượng hydroxytyrosol tương ứng nhiều gắp 4 đến 9 lần ở dầu olive.
Lý do đó mà ta thấy nếu dùng thường xuyên trái olive cũng có thể cung cấp những lợi ích tương đương như dầu olive.



Nguyễn thanh Vân