Tâm sự

Tâm sự

lundi 30 mai 2011

Cây ngải cứu - Armoise commune


Armoise commune
Cây ngải cứu
Artemisia vulgaris L.

  Asteraceae
Đại cương :
Cây ngải cứu là một cây thuộc loại thân thảo, thường niên lâu năm, họ Cúc Asteraceae, rất thông thường ở những vùng nhiệt đới, đôi khi người ta cũng tìm thấy như một trồng để làm cảnh, vì cây được đánh giá cao và ưa chuộng ở điểm cây cho tàng lá xẻ, xanh tươi rất đẹp.
Đối với cây ngải cứu có nhiều tên gọi khác nhau như « cây cỏ trăm vị », « cỏ Saint-Jean anique », cỏ hoàng gia, ….
Cây ngải cứu được biết từ thời cổ đại, những người Gaulois gọi là « pomena », nhưng cái tên trừu tượng hiện nay dùng xuất phát từ tên latin, tên của nữ thần Artémis, người hiện diện để bảo vệ người phụ nữ bệnh.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và môi trường : Mọc trên đất hoang ven bờ suối.
Mô tả thực vật :
Cỏ thân thảo có thể đạt tới 60 cm đến 2 m chiều cao.
Cây có một thân cứng hóa mộc, đứng, yếu rất thanh mảnh và phát lan ra không bò, thường có màu xanh đỏ tím.
màu xanh lá cây đậm, xẻ sâu, so le, hình mủi giáo, cắt thành thùy, màu xanh đậm ở mặt trên, trắng ở mặt dưới, cuống dài và nghiêng 5 - 8 cm dài.
Phần dưới đất là căn hành nằm ngang phân nhánh, đôi khi có đường kính to lớn .
Hoa, màu vàng nhạt hay màu nâu đỏ với một mùi nồng mạnh ( thậm chí còn khó chịu với một số người ), hoa hợp thành nhóm hoa đầu nhỏ và bố trí ở nách lá phụ nhỏ, kết tụ lại thành chùm hoa dài.
Hoa trổ trong khoảng tháng 7 đến tháng 10.
Trái, bế quả, hình bầu, trơn, khoảng 2 mm.
Bộ phận sử dụng :
- Phần sử dụng lá, rễ và ngọn hoa
- Tinh dầu với lượng nhỏ
Thành phần hoá học và dược chất :
- Flavonoïdes
- Lactones sesquiterpéniques
- Tinh dầu với lượng nhỏ, chứa 90% de cinéole-1,8 và những vết chất thuyone
Đặc tính trị liệu :
- dịu đau trấn thống emménagogue ( gây ra hay điều hòa kinh nguyệt),
- lợi mật tống đờm cholagogue ( kích thích hoạt động dòng chảy mật liên tục trong ống dẫn mật ),
- chống co thắt antispasmodique,
- hạ sốt fébrifuge,
- trục giun sán vermifuge.
- điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt
- kích thích tiêu hóa
- dùng như thuốc sán lải trường hợp bị ký sinh trong hệ đường ruột.
Đồng thời ngải cứu cũng có tác dụng :
- sát trùng antiseptique,
- sốt rét antipaludéen,
- sinh đẻ accouchement,
- rối loại thần kinh troubles nerveux,
- bệnh động kinh épilepsie,
- chóng mặt vertiges,
- thuốc bổ,
- hạ sốt,
- chống sự co thắt ( thuộc hệ tiêu hóa ),
- trừ giun sán,
- thuốc dể tiêu.
- nôn mửa vomissements,
- tiêu chảy mãn tính diarrhée chronique, 
- giảm sự co rút ( giảm đau ),
- dịu đau thời kỳ có kinh (điều kinh).
Cây ngải cứu Artemisia vulgaris là một cây tương tự như cây « Absinthe ( Artemisia absinthum ). Vì vậy sự hiện diện với một lượng mạnh nên có những đặc tính độc hại.
● Bằng phương cách ngâm trong nước đun sôi, cây ngải cứu được dùng để :
- điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh.
Người ta cũng dùng để điều trị :
- nhiễm đường tiết niệu urinaire.
Cây có thể được dùng cho :
- bệnh động kinh épilepsie.
● Trong y học Trung Quốc, người ta dùng để làm « moxas » :
- Sản phẫm ngải cứu này được biến chế thành cây « gậy baton nhỏ » được dùng để đốt gần các huyệt đạo để hâm nóng huyệt đạo trong ngành châm cứu, được gọi là « cứu »
Ứng dụng :
Ngải cứu dùng chữa trị : Toàn cây chứa những chất tác dụng :
- giúp tiêu hóa digestion,
- xổ lải,
- dịu đau điều kinh, chống chứng loạn thần kinh, dịu đau
«  tắm ngải cứu » Nấu 2 nắm ngải cứu tươi trong 2 lít nước khoảng 15 phút, đổ vào bồn tắm.
- trị phong thấp ( rhumatisme )
Là một dược thảo tuyệt diệu cho phụ nữ, phụ nữ mang thai không được dùng. Nó có thể tạo kinh nguyệt và làm trụy thai.
Nấu sắc décoction : ( 20 g ngải cứu khô / lít nước ) tác dụng :
- chống mệt fatigué,
- đau thời kỳ kinh nguyệt,
- những trạng thái thời kỳ tắt kinh.
Bắt đầu dùng vào ngày thứ 10 trước thời kỳ có kinh .
▪ Dùng 1 ly trước khi ăn chống lại những rối loạn thời khi dứt kinh.
- kích thích bửa ăn ngon ( 1 tách trước bửa ăn )
▪ Đặc tính khác :
- trục sán lãi ( ascaris, oxyures ),
- chống sự co rút tế bào,
- và an thần dễ chịu .
Một nắm lá tươi vào 1 lít nước đun sôi infusion 15 phút, dùng 4 tách / ngày.
▪ Tinh dầu cây ngải cứu : có dược tính :
- điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt,
- và kinh nguyệt
▪ Đun nấu sắc décoction  sử dụng chống sự co rút giảm đau ( hệ tiêu hóa ) : 10g/l, 15 phút ; 50ml /ngày
● Ngâm trong nưóc đun sôi infusion : 20 g lá khô / 1 lít nước đun sôi :
- chống mệt,
- đau bụng hành kinh,
- rối loạn thời tắt kinh.
- là một chất kích thích bữa ăn ngon ( 1 tách trước khi bữa ăn ),
Đồng thời có những đặc tính :
- tẫy giun sán ( ascaris, oxyures ),
- chống co thắt,
- và an thần.
▪ Tắm ngải cứu :
- chống thấp khớp,
Ngâm trong nước đun sôi infusion 2 nắm ngải cứu tươi trong 2 lít nước và  đổ vào trong bồn tắm.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- với liều mạnh, rủi ro làm tổn thương ganthậnbị co quắp.
- cấm đàn bà có thai dùng .
Điều chế rượu ngải cứu :
*Vin d'armoise :
Dùng chai 1 lít, để 30 g lá và hoa ngải cứu ( artemisie vulgaris), 10 gr rhubarbe, 10 gr bông cam, 30 gr hammamelis và ½ ly alcool 45°, thêm cho đầy rượu trắng vin blanc.
 Cách điều chế rượu ngải cứu : 50 gr chùm ngọn hoa ngâm 30 ngày trong 1 lít rượu ( vin ), lọc. Dùng 1 ly nhỏ trước bữa ăn .

 Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: