Tâm sự

Tâm sự

jeudi 30 juin 2011

Cây chó đẻ - Diệp hạ Châu - Chance pierre

Chance pierre
 Cây Chó đẻ - Diệp hạ châu
Phyllanthus niruri L.
 Phylanthus amarus Schum&Thonn
Euphorbiaceae
Đại cương :
Tên thông dụng : Casse-pierre, Bhuamalaki, Phyllanthe niruri, Bhuy amalaki, Bhulamla, Nela usirika, Niruri, bhuiamla, Bhuyavali, bahupatra, Kilanelli, Bhuiavala, Kirunelli, Jaramla, Herbe du chagrin, Bhumyaamlaki, Kizhkay nelli, Bhuta- dhatri
Tên Việt Nam : Chó đẻ, Chó đẻ trái xanh, Diệp hạ châu đắng ( Ngọc dưới lá ).
Phyllanthus là một vị thuốc rất hiệu quả đã được dùng trong y học truyền thống Ấn Độ trong suốt 2000 năm với những mục đích khác nhau.
- Dùng trong cơ thể, cây diệp hạ châu làm bình thường hóa kinh nguyệt, chữa trị bệnh lậu (gonorrhée), bệnh vàng da và bệnh tiểu đường.
- Dùng bên ngoài cơ thể : Cây chó đẻ được áp dụng ( đắp ) để trị da bị kích thích ngứa…, trị thũng trướng phù ( tuméfactions ), những vết thương, lỡ loét và những vấn đề khác liên quan đến da.
- Dưới dạng đun ngâm, cây chó đẻ dùng để trị bệnh kiết lỵ mãn tính (dyssenterie chronique)   
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Nguồn gốc từ Tích Lan, Ấn Độ Địa miền Nam và Trung, cây chó đẻ được sử dụng rất rộng trong y học cổ truyền Ấn Độ ( Ayurvédique ). Ngoài ra Cây còn lan truyền đến đảo Guam, Nigeria, Cuba, Phi luật Tân và Trung Quốc.
Mô tả thực vật :
Cỏ nhất niên cao đến 30 - 60 cm, thân tròn láng, nhánh ngắn dài 5 – 6 cm, mang lá nhỏ.
có phiến tròn dài, to 5 – 11 x 3 – 6 mm, tà hai đầu, gân phụ mảnh , 4 cập, lá bẹ hẹp, nhọn.
Hoa đơn phái với nhiều hoa đực. Hoa ở nách lá, thuộc hoa cái, lá đài 5, tuyến mật, tiểu nhụy 3, chỉ dính nhau.
Hoa cái có đỉa mật nhiều thùy.
Nang tròn, rất nhỏ mịn, to khoảng 3 mm, hột có sọc dọc ở lưng. N = 13. Nang nằm ở mặt dưới lá kép nên có tên là Diệp hạ Châu.
Thời gian trổ hoa tùy theo khí hậu, ở Ấn Độ khoảng tháng 7 và tháng 8. Việt Nam khoảng tốt nhất thu hoặch vào mùa hè.
Bộ phận sử dụng :
Tất cả bộ phận dùng được cho y dược.
Phần trên không hay toàn cây.
Thành phận hóa học và dược chất :
● Thành phần chánh của diệp hạ châu là những :
- bioflavonoïdes ( quercétine ),
- những alcaloïdes
- và những lignanes ( như phyllanthine và hypophyllanthine ).
Mặc dù người ta chưa xác định dược chất nào trách nhiệm chủ yếu chống lại những viêm nhiễm, là thuốc xác nhận dùng chữa trị gan trước tiên. Chính vì lý do này, cây diệp hạ thảo được dùng để trị bệnh vàng da lâu dài.
- Kaempférol-4-o-alpha-L-rhamnoside, 0,9%,
- Limonine, 4,5%,
- acide ascorbique, 0,41%,
-  Cymène, 11%,
-  Hypophyllanthin, 0.05 à 0.17%
- Geranin, 0,23%,
- acide linoléique, 21% ,
- acide linolénique, 51,4%
- acide Ricinoleic, 1,2% ,
- Phyltetralin, 0,14% C24H34O6 & Phyllanthin, C24H34O6 
● Hiện diện hóa chất trong cây :
- Nor-secrurinine,
- hydroxy-sésamine,
- Corilagine,
- L'acide ellagique,
- Estradiol,
- Fisetin-41-O-beta-D-dlucoside,
- Hinokinin,
- Iso-lintetralin,
- Nirurin,
- Nirurinetin,
- Phyllanthus,
- Trans-phytol,
- Repandusinic acide A,
● Hiện diện hóa chất trong rể:
- Catéchine,
- Gallocatéchine,
- Epi-catéchine,
- Catéchine Epi--3-gallate,
- Epi-gallocatéchine,
- acide gallique,
- Epi-gallocatéchine-3-O-gallate,
- Ériodictyol-7-O-alpha-L-rhamnoside,
- Fisetin-41-O-alpha-L-rhamoniside,
- Acétate de Lupeol,
- Lupeol,
- Nor-securinine,
● Hiện diện hóa chất trong lá :
- 4-hydroxy-lintetralin,
- 2,3-diméthoxy-iso-lintertralin,
- Astragalin,
- Bêta sitostérol,
- Demethylenedioxy niranthin,
- Hydroxy niranthin,
- Hypophyllanthin C24H30O7,
- Iso-quercitine,
- Linnanthin,
- Lintetralin,
- Niranthin,C24H32O7,
- Quercitrin,
- Salicylic ester méthylique d'acide,
- Seco-4-hydroxy-lintetralin,
● Hiện diện hóa chất có trong bộ phận trên không :
- 24-isopropyl Cholestrol,
- Dotriacontanoic acide,
- Nirphyllin,
- Nirurine,
- Phyllanthenol,
- Phyllantheol,
- Phyllester,
- Phyllinurin,
- Phylltetrin,
- Triacontan-1-al, Triancontan-1-ol,
● Những chất có chung trong cả lá, thân phần trên không và rể :
- Nirtetralin,
- 4-méthoxy-ni-securinine,
- Rutin,
- Phyllanthine,
- Phyllochrysine,
- Quercétine,
Những thành phần hoạt chất phyllanthin và hypophyllanthin đã được ly trích từ lá.
Gần đây,
- lignansniranthin,
- nirtetralin
- và phyltetralin cũng đã được cô lập ly trích từ lá ( Rastogi và Mehrotra 1991 )
Đặc tính trị liệu :
- Giảm tiêu trừ hơi gaz trong dạ dày ( Carminatif )
- Lợi tiểu ( Diurétique )
- Hạ sốt ( Fébrifuge )
- Nhuận trường ( Laxatif )
- Lọc máu ( Dépurative )
- Chống bệnh tiểu đường ( Antidiabétique )
Rể, lá, trái, nhũ chất ( mủ cây ), và nguyên cây, đều được dùng như những vị thuốc.
Theo hệ thống y học truyền thống Ấn Độ ( Ayurvédique ), diệp hạ châu có vị chát, mát, là một phương thuốc :
- giải độc trong cơ thể
- và dùng khi khát,
- viêm phổi,
- bệnh phong ( lèpre ),
- thiếu máu,
- tiểu thải không kiểm soát nước tiểu,
- bần niệu,
- hệ tiêu hóa không tốt như, đau bao tử, bón gaz … ( biliousness ),
- hen suyễn,
- nấc cụt ( hoquets ),
- và như thuốc lợi tiểu.
Theo unani, hệ thống y học dược thảo ( unani là hệ thống y học cổ truyền hy lạp được truyều sang Ấn Độ, theo hệ thống này sự chữa trị hết bệnh là chủ yếu dùng toàn thảo dược và khoáng chất. Căn bản dùng đường để cho bệnh nhân dể uống ) chữa trị :
- Bổ bao tử , kiện vị.
- Vết thương và
- Bệnh kiết lỵ mản tính.
Trái : được dùng chữa trị những chứng lao loét ( ulcères tuberculeux ), những vết thương ( blessure ), vết loét ( plaies ), ghẻ ( gale ) và ver anneau ??? ( Agharkar 1991 ; Krishnmurty 1993 )
Rể tươi : Được xem như một phương thuốc tuyệt diệu để chữa bệnh vàng da. Cao được chế biến :
- Những lá với muối chữa trị hết bệnh ghẻ và
- Thuốc cao không muối đắp trên những vết thương và vết bầm ứ máu dưới da ( ecchymoses ).
Chất mủ được sử dụng rất tốt cho những vết loét đau, khó chịu nhiều .
Vỏ cây : chứa chất chánh phyllanthin có vị đắng.
Sử dụng : Cây diệp hạ châu hay cây chó đẻ được biết đến do khả năng kích thích hệ tiêu hóa. Cây tác dụng hiệu quả thực sự trên dạ dày, làm tốt cho sự tiểu tiện và chống lại sự táo bón và tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học đã xác định trong lá của diệp hạ châu đắng có chứa nhiều nhóm hoạt chất. Trong đó, đáng chú ý có hợp chất hypophyllanthin, phyllantin… là các lignan có tác dụng ức chế DNA polymerase của virus viêm gan B và các chủng virus khác.
Cũng theo sự nghiên cứu lâm sàng trên những người mắc bệnh gan hépatite B, 59% bệnh nhân đã thành công khi được chữa bằng cây chó đẻ. Phương pháp trị liệu này thật sự đã thay đổi hệ thống trị liệu sau 1 tháng áp dụng.
Mặc dù người ta đã áp dụng nhiều loài khác nhau của giống phyllanthus nhưng nhận xét chỉ có loài Phyllanthus niruriphyllanthus urinaria là có hiệu quả nhiều hơn những loài khác .
Chủ trị :
- Tiểu đường
- Sạn thận, giảm lượng acid urique trong máu và làm tan sạn thận
- Sốt
- Cúm
- Táo bón
- Bệnh viêm đường tiểu
Ứng dụng :
● Cây chó đẻ có những đặc tính chữa trị :
- Ức chế ADN polymérase ( ADN sao chép ) virus viêm gan B.
- Ức chế sự tiết những diếu tố cần thiết để virus Hépatite B sinh sản.
- Đồng thời ngăn cản chứng vàng da .
- Chứng tiểu đường.
- Chứng khó tiêu.
- Những chứng loét.
- Vết thương
- Những chổ phù thủng sưng ( enflures )
- Viêm mắt
- và bệnh kiết lỵ mãn tính .
● Toàn cây Diệp hạ châu được dùng để chữa trị các hình thức nhất định :
- Bệnh lậu ( gonorrhée )
- Kinh nguyệt quá nhiều hay rong kinh ( ménorragìe )
- Phù thủng nước hay sủng nước ( hydropisie )
- Rong kinh nhiều và các bệnh về niếu-sinh dục khác cùng loại tương tự
● Dùng thuốc cao lá đắp, trộn thêm muối chữa trị :
- Da bị kích thích ngứa và viêm da.
- Vị đáng, giảm co thắc, tính hàn
- Chống viêm sưng.
Diệp hạ châu có thể giúp giảm số lượng virus Hépatite B trong máu.
Chức năng bảo  vệ gan ( hépatôprotecteur ) và dùng trong những rối loạn hoạt động gan.
Ho, Suyễn, vàng da, những rối loạn tỳ tạng ( lá lách ).
- Dùng cách đun ngâm trong nước sôi rể và những lá là một thuiốc bổ tốt và lợi tiểu khi dùng lạnh với liều lượng lập đi lập lại.
- Trong cách nấu sắc, toàn cây dùng để chữa trị bệnh vàng da. Người ta cũng dùng để chữa trị kinh nguyệt nhiều, bệnh lậu và một vài loại phủ nước, cũng như những chứng bệnh khác vể cơ quan đường tiểu.
- Thuốc cao căn bản là lá dùng để chữa trị rất hiệu quả những chứng viêm sưng da. Ngoài ra người ta còn dùng để chữa trị đau mắt và chứng khó tiêu.
- Trường hợp đau gan và sạn thận :
Nấu sắc 30 gr cây diệp hạ châu hay cây chó đẻ trong 1 lít nước, uống trong ngày. 
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Vì sự hiện diện của những chất alcaloïdes, nên khi dùng phải tuyệt đối cẩn thận tôn trọng liều dùng.


Nguyễn thanh Vân

mardi 28 juin 2011

Cây cỏ ngọt - Stevia

Stevia
Cỏ ngọt
"Cây ngọt (ly trích tinh chất) "
Stevia rebaudiana. (Bertonie) Bertonie.
Asteraceae
Đại cương :
Từ nhiều thế kỷ stevia đã được thổ dân Guarani du Paraguay cũng như Nhật Bản, stevia được biết đến do sự hiện diện vị ngọt đặc biệt của nó mà không có chút năng lượng ( calorie). Chất ngọt được lọc luyện căn bản trên sự ly trích từ cây Stévia, chất ngọt này được gọi là « đường giả », được đề nghị tuyệt hảo thay thế mà người ta nghiên cứu những sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên.
Giữa một cục đường và một viên đường aspartam, hiện nay lá stévia đã được phép ở Pháp, stévia trở thành một chất ngọt mới, người ta trồng để có thể có một đường thiên nhiên có độ ngọt 200 lần cao hơn độ ngọt một đường thường .
Với zéro 0 calorie, stévia sẽ là một lý tưởng cho những nước ngọt nóng hay lạnh, sửa hay salade trái cây. Nó  có thể dùng trong nhiều công thức nấu ăn lãnh vực của gia chánh.
Lá stévia có chung một hương vị nhọt mà người ta tìm kiếm. Nhưng lá, mặc dù là vậy những chất được ly trích, không cho ra chút nào năng lượng calorie và vì thế cho nên cũng không ảnh hưởng đế tĩ lượng glycémine trong máu.
Nồng độ ngọt trong lá stévia khô tương đương từ 15 đến 30 lần độ ngọt của củ cải betteraves hay mía. Độ ngọt của stévioside, chất trích từ lá stévia có 100 đến 200 lần ngọt hơn.
Nguồn gốc :
Cái nôi nguồn gốc của stébvia là ở Trung Mỹ, nơi nó được phát hiện từ năm 1926, và đã được luôn luôn sử dụng bởi dân chúng địa phương. Những người đi chiếm đất nước ngoài như espagnols và portugais đã ghi lại từ thế kỷ thứ 16.
Stévia được khám phá dưới trạng thái hoang dại ở Paraguay, mặc dù có sự bảo vệ thực vật nhưng sự thu hoặch bừa bải nên loài cỏ ngọt đã biến mất .
May thay, lúc đó có một công ty người Mỷ, trụ sở  đặt tại Brésil, đã nuôi trồng lại nhiều mẫu stévia rebaudiana.
Sự nuôi trồng này không dòi hỏi dùng thuốc diệt côn trùng cũng như diệt cỏ dại. Hoàn toàn được cấy nuôi theo phương pháp sinh học bio.
Sự cấy nuôi stévia được phát triển đại trà công nghệ ở Trung Quốc hay theo phương pháp hiện đại sự ly trích giống như ở đường thường bình dân Những người Mỹ nhập cảng rất nhiều..  
- Stévia có thể đưa đến những dị ứng ở những người không chịu dị ứng với những cây họ Cúc ( Asteraceae ) như ( cây marguerite, bồ công anh pissenlit, cúc ….). Đến bây giờ chưa có trường hợp nào được ghi nhận.
- Theo những thí nghiệm trên động vật , stévia không đưa đến hậu quả « mục xương »
Thực vật và môi trường :
Cây stévia rebaudiana là một cây thuộc nhóm tiểu mộc, sống vùng nhiệt đới, nguồn gốc Nam mỹ ( Brésil & Paraguay ).
Kích thước cao 40 – 60 cm (đôi khi 90 – 100 cm cao ) và trổ hoa khoảng tháng 8 và tháng 9.
Giống stevia trong gia đình thực vật họ Compositae ( ngày nay còn gọi là Asteraceae), giống như tên những tên khác cùng họ hay khác họ như marguerite, bồ công anh (pissenlit), v…v…
Kích thước của cây Stevia Rebaudiana, khoảng 60 đến 80 cm khi đến tuổi trưởng thành. Người ta thường gặp ở tình trạng hoang dại mọc chụm lại từng nhóm 2 hay 3 cây.
Thân cây hay gốc chánh, những nhánh thứ cấp hay những nhánh nhỏ, và những tàn lá được bao phủ dầy đặc trắng mịn.
Thân liên tục phân nhánh ngang cho ra một tàng la xum xê dầy đặc. Gốc chính có nhiều đốt đôi khi cho ra những dạng kỳ lạ.
Rể cây stévia rất mảnh nhuyển và rậm. Những mầm thứ cấp, những rể mới mọc thường có thể quan sát được.
Lá thường hình bầu dục, mép lá có khía răng cưa, dài khoảng 3 đến 5 cm, ngang giữa 1 đến 2 cm.
Stévia rất hiếm, tự nguyện nuôi trồng, việc này không có ở Pháp, chỉ có một cơ sở được công nhận ( bởi ai ? Cây stévia là một cây hoang ở Paraguay ) ; Một nhà nuôi cấy mô ở Bỉ, được đem lên internet, nhưng không có cây để cung cấp ; một vài ở Đức, trong đó có Bavière, nhưng chỉ có một vài chục cây mà thôi .
Trung Mỹ, cây Stévia là một loại đường cho người bệnh tiểu đường. Khi người ta nghiền nát lá, người ta ngạc nhiên khi thấy nồng độ vị ngọt. Nhưng cây không có giá trị dinh dưởng , như vậy rất là tiện lợi và tuyệt hảo cho những người vượt trọng lượng.
Thu hoặch :
Lá stévia thu hoặch bất kỳ lúc nào và có thể dùng tươi hay xấy khô và bảo quản trong lọ hay keo đậy kín.
Lá stévia được hái vào mùa thu, thời điểm này lá được cô động nhiều và mạnh chất stévoïde ( chất cho ra vị ngọt ).
Bộ phận sử dụng :
Đặc tính của Lá Stévia :
- Cây stévia không có chất độc.
- Nhờ có nồng độ ngọt cao nên việc sử dụng với số lượng rất ít.
- Stévie tuyệt đối không chứa chút năng lượng nào ( calorie )
- Những lá stévia đều dùng được.
- Stévia không có vị đắng, chỉ là dư vị cam thảo .
- Stévia không để lại hậu vị, trái ngược với đường, có sự thành lập « sâu răng » khi dùng không cẫn thận.
- Khi nấu ăn, stévia có thể chịu được nhiệt độ 200° C
- Stévia có thể thay thế đường ở nhiều « công thức nấu ăn ».
- Stévia không lệ thuộc, không nghiện. Tuyệt hảo cho những người bệnh tiểu đường.
- Hương vị ngọt thích ứng cho trẻ em .
- Người ta có thể trồng stévia trong vườn hay trong chậu .
Thành phận hóa học và dược chất :
Những lá Stévia có chứa :
Stéviosides, là chất có gốc từ gia đình glucosides và có trọng lượng thay đổi từ 5 đến 22 % chức năng trọng lượng lá khô. Thành phần hiện diện gồm có :
- Stéviosides : nhiều nhất.
- Rebaudiosides A đến E (ít hơn nhưng ngọt hơn stéviosides - Chất rebaudiosides A chiếm nhiều nhất trong những rebaudiosides ).
- Dulcosides A
Khi mà những chất glucosides được tinh luyện, nồng độ ngọt của stévia mạnh gắp 250 – 400 lần tương đương đường thường (đường mía hay đường củ cải đường ).
Những giống stévia được chọn chỉ có giống loài stévia rebaudiana Bertoni là cho vị ngọt dịu và được nổi tiếng.
Đặc biệt lá của stévia rebaudiana Bertonie hoàn toàn không cho năng lượng nào calorie .
Lá stévia chứa ( tính bằng % trọng lượng khô )
-         6,2 % chất đạm protéines.
-         5,6 % chất béo lipides.
-         52,8 % đường glucides.
-         15 % Stéviosides và
-         khoảng 42 % chất hòa tan trong nước .
Đặc tính trị liệu :
Những chất ngọt không gia tăng tĩ lượng đường trong máu. Nó chiếm đặc quyền đối với những nạn nhân tại họa toàn cầu « bệnh tiểu đường », những chứng béo phì liên quan đến bệnh tiểu đường cấp II.
¬ Bệnh huyết áp cao :
Theo sự nghiên cứu hiện nay, tinh chất stévia đã được dùng hữu ích cho những người bị huyết áp cao, nhưng sự nghi ngờ vẫn còn !!!. Ở Trung Quốc, 2 nghiên cứu thí nghiệm trên lâm sàn có phẩm chất và lâu dài ( 1 năm và 2 năm, 750 mg và 1500 mg lượng stéviosides / ngày ), đã cho ta những kết quả kết luận trên những bệnh nhân giảm nhẹ huyết áp hay tốt hơn ( giãm khoảng 7 % ). Mặc dù tính chất những thử nghiệm, một vài nhà phân tích đã ngạc nhiên không có giả dược nào được quan sát của 2 nghiên cứu, loại bỏ sự nghi ngờ của họ .
Năm 2006, một thí nghiệm ở Brésil không cho kết luận. Có lẽ do liều lượng ít hơn thử nghiệm ở Trung Quốc.
Cã 3 thí nghiệm cho ta thấy rỏ hiệu quả của sự dùng stéviosides lâu dài.
Ở Paraguay và ở Hoa Kỳ , người ta thử nghiệm trên những người có huyết áp bình thường hay huyết áp thấp hơn bình thường. Dùng liều lượng 750 mg tinh chất stévia trong thời gian 3 tháng và 1000 mg trong thời gian 4 tuần lễ. Quan sát cho thấy không có hiệu quả nào đáng kể về huyết áp đối với những người hợp tác .
Những tác giả đưa ra giả thuyết là, stévia chỉ ảnh hưởng và tác dụng trên huyết áp thật cao.
¬ Đường máu ( Glucose sanguin ) :
Những thí nghiệm chỉ rằng tinh chất stévia :
- Tăng lượng glucose có thể và giảm hạ tĩ lượng đường huyết đây là tiêu đề của sức khỏe.
- Giảm lượng glycémie đường máu sau bữa ăn ở những bệnh nhân bị tiểu đường cấp II.
- Giảm lượng glycémie sau bữa ăn ở những người ốm hay béo phì sức khỏe tốt .
Những hiệu quả khác :
Những nhà khoa học nghiên cứu tinh chất stévia có tác dụng hiệu quả trong sự chống viêm nhiễm và chống ung thư. Nhưng những thí nghiệm này hiện thời vẫn còn nằm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm trên thú vật.
Chỉ định :
- Hạ huyết áp động mạch.
- Giảm tĩ lượng đường máu.
Người ta nhận định những hiệu quả của stévia có chứa stéviosides. Chất stéviosides có trong lá có thể thay đổi từ 4 % đến 20 % trọng lượng khô do chức năng của sự trồng trọt và những điều kiện trồng. Để có được những hiệu ứng trong phương pháp trị liệu mong muốn, cần thiết dùng một tinh chất stéviosides được chiết trích chuẩn hóa.
- Huyết áp động mạch cao.
Dùng khoảng 250 mg đến 500 mg stéviosides, 3 lần / ngày. 
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Do sự cẩn thận, một vài nguồn khuyến cáo cho những người có thai và cho con bú tránh dùng stévia với số lượng lớn.
Stévia có thể đưa đến dị ứng đối với những người dị ứng với những cây họ Asteraceae họ cúc ( như cây marguerite, bồ công anh, cúc, v…v…) , mặc dù cho đến bây giờ chưa có trường hợp nào được ghi nhận.
Ứng dụng :
Hiện nay, stévia được cung cấp dưới nhiều dạng khác nhau :
  • Lá stévia khô, cho độ đường 10 đến 15 cao hơn lượng đường thường cùng trọng lượng. Sản phẩm được bán dưới dạng bột.
  • Trích xuất nguyên chất, chất chánh yếu cho độ đường gọi là stéviosides và rébaudiosides A : Những chất này cho độ đường ngọt 200 đến 300 làn cao hơn đường thường có cùng tương đương trọng lượng. Tinh chất này cung cấp dưới dạng bột trắng ( dạng gói nhỏ hay hộp lớn ) hoặc dưới dạng lỏng.
  • Lá tươi được hái trực tiếp trên cây stévia rebaudiana .
  • Ở Pháp, Stévia đã được thương mãi hóa và được bán khắp nơi, trong những siêu thị lớn hay được mua bằng internet hoặc đặt hàng dưới hình thức catelog bán từ xa 
Sự lợi ích của stévia :
- Cây stévia là một sản phẩm thiên nhiên dùng như chất ngọt và không cho một năng lượng nào calorie.
- Lý do là có khả năng lớn chất ngọt, nên người ta dùng với số lượng nhỏ stévia dủ có một vị ngọt như ý .
- Stévia không để lại bất cứ hậu đắng nào trái lại với những chất ngọt khác và làm tăng mùi vị.
Những lá của stévia có thể ăn chín, tươi hay xấy khô.
Tiêu chuẩn và stévia :
Stévia được dùng như những chất ngọt trong nhiều nước, đặc biệt nước Nhật Bản từ khi gần 40 năm, là quốc gia mà đường aspartame bị cấm dùng, vì cho rằng có thể đưa đến ung thư nếu dùng một lượng lớn.
Nhưng trái lại, ở Âu Châu, cho đến 6 tháng 9 năm 2009, dùng thực phẩm có stévia bị cấm. Stévia được xếp bởi Liên minh Âu Châu như là « NOVEL FOOD » « thực phẩm tiểu thuyết » không như thực phẫm truyền thống : việc thiết lập thị trường là cần thiết khi đưa vào thủ tục vào thị trường dưới hình thức một loại thuốc để chứng minh là stévia là vô hại, vấn đề này mà những công ty nhập nhỏ không đủ phương tiện để thực hiện.
Thực phẩm và biến chế :
- Trích chất từ stévia rất ngọt, có thể thay thế đường, không cung cấp năng lượng calorie, trong sản phẫm « không đường » hay như chất ngọt để bàn (đường viên, bột …).
- Lá stévia được dùng ngâm trong nước sôi để thay thế đường .
- Stévia thích hợp trong chế độ ăn uống khác ( tiểu đường …v…v…).
Trung Quốc, hay những nơi trồng stévia trên quy mô lớn, người ta sản xuất tinh chất để xuất cảng.
Trong Liên minh Âu Châu tiếp theo tháng 9 năm 2009 ( Pháp Journal Officiel ngày 6 tháng 9 năm 2009 ) đã cho phép sử dụng 2 hoạt chất chánh của stévia trong thực phẫm là stévioside rebaudioside. Ngoài ra cã « cây stévia nguyên », luôn luôn vẫn là « NOVEL FOOD » « cây thực phẫm tiểu thuyết » và bị cấm dùng trong thực phẩm !!!.
Giai thoại :
Nơi đâu được thương mại hóa stévia ?
Ở Nam Mỷ, nhưng cũng như Nhật Bản đã dùng  từ 50 năm, và ở Hoa Kỳ nơi mà sự hiểu biết stévia từ năm 2008, những công ty lớn như Coca Cola, Pepsi Cola rất thú vị tiến gần nhất là phục vụ trong lãnh vực thức uống « không đường »
Tại sao Stévia bị cấm ở Âu Châu ?
Stévia được nổi tiếng là cây phá thai vì nó được dùng ở Nam Mỹ. Và những nghiên cứu chứng minh sự liên hệ giữa stévia và ung thư ở chuột. Những kết luận này đã bị bác bỏ bởi OMS.
THỰC PHẨM – Stévia được phép dùng ở Pháp và có thể thay thế aspartame…
Bạn hiểu biết về Stévia ? Nếu không biết, Bạn sẽ thay đổi về sau.
Một nghị định đăng trên Công báo đã cho phép dùng tinh chất ( gọi là rébaudiosides A ), cây này Nam Mỹ rất cao nồng độ đường ngọt để chế tạo một chất ngọt. Stévia là sản phẫm thiên nhiên, có nồng độ đường 200 đến 300 lần hơn đường saccharose, mà lại không có năng lượng. Tại đây có sự cạnh tranh rất nghiêm trọng giữa stévia huyền diệu và aspartame và đã đưa ra những kết quả thử nghiệm trên.

Hiệu quả trên sức khỏe :

Năm 2006, OMS đã tiến hành cuộc đánh giá toàn diện trên những thực nghiệm liên quan đến stévioside và những stéviols được thực hiện trên động vật và người, và kết luận rằng « Stévioside và rébaudioside A không gây đột biến ( mutagènes ) ( trong ống nghiệm và trong cơ thể ) và những hiệu ứng đột biến của stéviole được quan sát trong ống nghiệm không tác động trong cơ thể . Đồng thời , báo cáo không tìm thấy những hiệu ứng nào gây bệnh ung thư.
Cuối cùng , chỉ rỏ rằng « stévioside là một hoạt chất chánh ở những bệnh nhân hạ dịu huyết áp hay bị bệnh tiểu đường cấp II ».
Nhưng mà những nghiên cứu khác cần thiết để xác định liều dùng thích hợp.
Năm 2008, cơ quan FAO, thông qua ủy ban chuyên gia JECFA, thiết lập một lượng dùng stéviol tối đa chấp nhận được là 4 mg / kg trọng lượng thân thể.
Hàng triệu người Nhật Bản sử dụng tinh chất stévia từ hơn ba thập niên tuyệt đối không hiệu ứng thứ cấp được tìm thấy và báo cáo.
Trong Y học cổ truyền, những lá được sử dụng từ nhiều thế kỷ ở Nam Mỹ và những nghiên cứu thử nghiệm từ nhiều năm trong khuôn khổ trị bệnh tiểu đường cấp II .



Nguyễn thanh Vân

samedi 18 juin 2011

Toàn thảo lá chua - Oseille

Oseille des prés hay grande oseille
Toàn thảo lá chua
Rumex acetosa L
Polygonaceae

Đại cương:

Rumex acetosa là tên khoa học của oseille, do chữ tên cây, rumex = hình dáng lá nhọn như mủi giáo, acetosa = acide, vị chua đặc tính của cây, do tiếng latin acidus chuyển từ từ thành tiếng Pháp Oseille

Oseille là một cây hương vị, sống gần như épinard. Sống trong đồng ẩm, lá hơi thịt, màu xanh tươi sáng, dạng mủi giáo, có vị chua .

Việt Nam có loài acetocella, rumex acetocella L Toàn thảo lá nhỏ

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc : Âu Châu

Mô tả thực vật :
Loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, hương vị chua, biệt chu khoảng 30 – 100 cm., có rể cái đâm sâu xuống đất.
Thân thẳng, đơn giản, mảnh, phân nhánh ở ngọn, nhánh thẳng dựng đứng lên.
nguyên, mọc cách, những lá phía dưới có cuống, 7 – 15 cm dài, lá phía trên mọc theo thân nhỏ không cuống, ôm lấy thân, lá hình trứng thuôn dài, hình mủi giáo, phía bên dưới lá hai bên có hai thùy nhỏ kéo dài languette, có răng. Lá phía trên hình mủi giáo, bẹ lá ôm lấy thân, răng cắt hay tưa ra.
Hoa nhỏ, mọc thành chùm, hoa đơn tính, chùm hoa hình chùy, nhánh đơn hay hơi phân nhánh, cô độc, bao hoa màu xanh lá cây nhạt hay đỏ nhạt hợp thành 6 mảnh, 3 phía ngoài gấp lại.
Trái : bế quả 3 góc vượt qua bởi 3 mảnh phía trong của bao hoa, valve của quả rộng 3 – 5 mm, có màng, hình trứng tròn.
Thụ phấn : phong môi tức thụ phấn nhờ gió.
Sống trong môi trường đồng cỏ, bìa rừng hay cánh đồng .
Từ tháng 5 đến tháng 8.

Bộ phận sử dụng :

Lá, rể

Thành phần hóa học

Oseille rất giàu chất tiền vitamine A và nhất là vitamine C, nhưng cũng rất nhiều nguyên tố sắt Fe.

- acide ascorbique cho vị chua

- và acide oxalique .

- những flavonoïdes,

 - chất nhầy mucilage

- tartarique

- acide tannique cũng hiện diện.

Đặc tính trị liệu :

- mụn trứng cá Acné
- viêm sưng nướu răng Inflammation des gencives
- côn trùng chích Piqûres d'insectes
- Khai vị 
- Lợi tiểu ( nấu sắc hạt và rể )
- Lọc máu ,
- Chống những vấn đề về da ( mụn trứng cá : dùng bằng thuốc dán, ghẻ lác, hắc lào : dùng nấu sắc hạt và rể )
- chống lại sự oxy hóa,

- trị giun sán anthelminthique;

- chống bệnh hoại huyết  antiscorbutique ( nhờ có nhiều vitamine C );

- chất là se astringent;

 - lọc máu dépurative;

 - lợi tiểu diurétique;

 - hạ sốt fébrifuge;

- nhuận trường laxatif ( nhờ có nhiều chất xơ );

- thuốc kiện vị bổ bao tử stomachique.

Ứng dụng :

● Nấu ngâm uống trị nhuận trường, lợi tiểu và lọc máu.

● Rể cây nấu sắc dùng trị hắc lào, mụn

- Oseille nấu sắc thành cao đắp lên làm mau « mùi » những mụn, nhọt, đồng đanh và abcès « sưng ung mủ trong thịt ». Người ta cũng có thể dùng lá giả nghiền nát thêm vào vài giọt nước thay vì nấu như trên .
● Y học bình dân thường dùng. Oseille dùng để :
- khai vị,
- lợi tiểu,
- lọc máu,
- nhuận trường,
- tiêu hóa,
- thuốc bổ
- và chống lại sự oxy hóa .
Nấu rể uống còn tác dụng dùng để chống những vấn để về da ( như mụn nhọt, đồng đanh v…v…).

● Dạng pâte của rể đấp vào nơi thích hợp để điều chỉnh thiệt lập lại vị trí trật khớp xương.( os disloqués ).

Một đơn thuốc đồng vị trị liệu, lấy đau trị đau được điều chế từ cây toàn thảo lá chua được dùng để chữa trị :

- sự co thắt

- và những bệnh ngoài da.

● Lá tươi hoặc khô có đặc tính :

- chất làm se astringentes,

- lợi tiểu diurétiques

- nhuận trường,

- và là một chất làm lạnh tính hàn.

● Cây toàn thảo lá chua có khả năng :

- chữa trị những bệnh lâu dài của hệ tiêu hóa.

● Toàn thảo lá chua có thể sử dụng làm thức uống :

- làm mát hạ nhiệt trong lúc điều trị cơn sốt.

- và đặc biệt hữu ích để điều trị bệnh còi.

● Ngâm trong nước đun sôi rể cây rumex acetosa được sử dụng :

- chất làm se astringentes,

- lợi tiểu,

- và là dung dịch để cầm máu hémostatique.

- dùng để súc miệng để trị chứng loét miệng

- hoặc sát trùng những vết thương bị nhiễm.

● Người ta dùng rể và hạt để:

- ngăn chận sự xuất huyết.

Hiệu quả xấu và sự rủi ro :

CẨN THẬN : Vì lý do lượng acide oxalique trong cây oseille cao, để tránh những vấn đề có thể xảy ra, người ta không nên lạm dụng dùng nhiều oseille, nhất là trường hợp cho những người bị bệnh đau bụng nguyên nhân do thận, đường tiểu hay gan ( sạn thận, bệnh gan, và nhất là chứng thấp khớp, phong thấp ).

Nguyên nhân là lượng acide oxalique tích tụ nhiều sẽ kết thành những tinh thể oxalat trong những khớp xương, bàng quang gây ra những hậu quả như trên như đau nhức khớp và sạn thận v…v…

Gia chánh và biến chế :

- Cây được trồng thường dùng làm thức ăn. Rất ngon trộn với salade lý do cây có vị chua .
- Có thể xay làm súp với hành tây và khoai tây .
- Dùng nhồi trong cá ( farcir  ).
Oseille hoang ngoài thiên nhiên lá dầy và vị chua đậm đà hơn .


Nguyễn thanh Vân