Tâm sự

Tâm sự

samedi 4 juin 2011

Mã đề bầu - Plantain majeur

Plantain majeur
Mã đề
Plantago major L
Plantaginaceae
Đại cương :
Tên gọi khác : Petit plantain, Herbe aux cinq coutures, herbe aux cinq côtes, bonne femme, Oreille de lièvre
- Mã đề nhỏ, Cỏ 5 chỉ may, cỏ 5 cạnh, cỏ tai thỏ ….
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc: Tất cả các môi trường ở Europe, Afrique du Nord, Asie occidentale
Mô tả thực vật :
Cỏ đa niên, không lông, lá chụm ở đất như hoa hồng, phiến soan thon, không lông dày dày, gân chánh 3-5 hội tụ tại gốc, bìa dúng, cuống rộng.
Gié đứng, dầy nhiều hay ít, hoa trắng, nhỏ, vành 4 tai, 4 tiểu nhụy.
Hạp quả, hình cầu
Bộ phận sử dụng :
- Toàn cây – Lá - dịch chất
Ở trường hợp mã đề mủi giáo Plantago lanceolata L. là một dược thảo có tác dụng dược lý như plantago major. 
Thành phần hoá học và dược chất :
Sự phân tích hóa học Plantago major cho thấy chất đáng kể nhất là :
- Aucubine glycoside, chất aucubine đã được đề cập rất nhiều trên bá khoa học chất độc, xem như một chất kháng độc mạnh, và những chất khác trong cây hiệu quả không kém :
- Mucilage giàu chất D-galactose,
- L-arabinose
● Iridoïdes :
- aucuboside,
- catalpol,
- aspéruloside
● Flavonoïdes :
- apigénine
- Verbascoside,
- plantamajoside (hétérosides phénylpropanoïques)
- Tanins,
- acides phénols
- Alcaloïdes (noscapine) 
- Iridoids;
- aucubin,
- 3,4-dihydroaucubin,
- 6'-O-[[beta]]-glucosylaucubin,
- lutelin,
- scutellarin,
- nepetin,
- hispidulin,
- plantagoside
- * Miscellaneous;
- tannin,
- oleanolic acid,
- plant acids such as chlorogenic,
- neochlorogenic,
- fumaric,
- hydroxycinnamic
- benzoic acids
- theiresters.
- Acide ascorbique,
- Apigénine
- Baicaléine,
- Benzoïque acide,
- Acide chlorogénique-,
- Acide citrique,
- Acide férulique-,
- Oleanolic-acide,
- Acide salicylique
- và acide ursolique.
Đặc tính trị liệu :
Lá và hạt được dùng như môt dược chất :
- Kháng vi trùng (antibactérien),
- Thuốc giải độc (antidote),
- Giảm co thắc ( astringente ),
- thuốc xác trùng (antiseptique),
- Thuốc ho (antitussif),
- Thuốc trợ tim (cardiaques),
- Lợi tiểu (diurétique),
- Long đờm (expectorant),
- Nhuận trường (laxatif),
- Bệnh thuộc về mắt (ophtalmiques),
- Thuốc cao đấp vào chổ đau (cataplasme),
- Chất sinh hàn và sổ lãi réfrigérant, et de vermifuge.
- Chống viêm sưng (apigénine)
- Chống dị ứng ( antihistaminique)
- Cầm máu chỉ huyết (Hémostatique),
- thúc đẩy sự hóa sẹo,
- Chống ngứa (antiprurigineux)
- Giảm ho và hạ đờm (Antitussif et mucolytique)
- Tăng bài tiết nước tiểu của acide urique ( do chất aucuboside) 
Ứng dụng :
Những bằng chứng về dược tính xác nhận bởi những người dùng cũng như những bác sỉ về :
- suyễn,
- khí thủng (emphysème),
- vấn đề của bàng quang,
- viêm khí quản, sốt,
- huyết áp cao,
- những phong thấp
- và sự kiểm soát đường trong máu (glycémie)
► Sự nấu sắc của rể được sử dụng rộng rãi của mã đề. Kể cã những chứng :
- tiêu chảy,
- kiết lỵ,
- viêm sưng dạ dày,
- loét dạ dày và thập nhị chỉ tràng,
- xuất huyết, trĩ,
- viêm bàng quang,
- viêm khí quản,
- viêm nước (catarrhe),
- viêm xoang mũi,
- ho,
- suyễn
- và sổ mũi kinh luyến ( sổ mũi định kỳ ) còn có tên coryza spasmodique périodique.
Mã đề cũng xem như một sự ác cảm tự nhiên đối với thuốc lá và hiện nay được xữ dụng để chuẩn bị cai bỏ thuốc.
Chất trích  từ mã đề có tác dụng kháng vi trùng, mã đề được chữa trị chắc chắn và hiệu quả trong trường hợp :
- chảy máu,
- làm ngưng nhanh chảy máu
- và thúc đẩy chuẩn bị cho những tế bào đã bị thương .  
► Lá mã đề hâm nóng được dùng như một băng ẩm cho :
- những vết thương,
-  viêm sưng da,
-  loét ác tính,
- vết cắt như dao cắt,
- vết chích,
- những vết trương phồng và có thể nói sự lành vết thương không sẹo.
► Thuốc cao mã đề đáp lên vết thương liên quan đến sự giảm nóng của những vết cắt, và những vết thương rút những gai, mảnh vụn và vết viêm sưng.  
Rể cây mã đề có thể dùng chống lại nọc độc rắn chuông cắn ( ? )
● Hạt mã đề chứa đến 30 % chất nhầy, những chất nầy phồng lên trong dạ dày tác dụng như chất nhuận trường và giảm sự kích ứng của màng ruột.
Những hạt cũng được dùng để trục những sán ký sinh.
► Nước cất trích từ mã đề  được dùng làm dung dịch rất tốt cho rửa mắt .
Dùng ngoài da :
- Bị côn trùng chích  
- Đường nứt nẻ da, vết xây xác da, chổ trầy, ngứa (démangeaisons), phỏng .
- Ngứa mắt  
- Trĩ ,
- lở loét da  
Dùng trong nội tạng :
- Suyễn  
- Viêm cuống phổi  
- Viêm dạ dày, loét dạ dày- thập nhị chỉ tràng .
- Viêm yết hầu và viêm khí quản.
- Tiêu chảy, Kiết lỵ, viêm trực tràng.  
- Huyết niệu (đi tiểu ra máu, hématurie)  .
- Tắt tiếng (Aphonie)
- Xuất huyết niếu đạo.
- Dư thừa acide urique .
Phương pháp sử dụng :
► Dùng trong nội tạng :
  Đun ngâm : lấy 50 gr lá mã đề /lít, ngâm 20 phút trong nước sôi, uống 3 tách / ngày
Trường hợp côn trùng chích ( guêpes, abeilles), loét.
Trường hợp trĩ ngoại ngâm 1 đêm 40 gr / lít.
►Dùng ngoài da :
● Ngưởi ta dùng dạng thuốc mỡ, hay dạng cao lá. Chà lá non tươi và đắp lên vùng ảnh hưởng.
● Người ta cũng dùng ( trường hợp ngứa mắt ) : dạng chất trích nguội hay ngâm ( Để vài lá rữa sạch ngâm trong nửa ly nước sôi trong 2 giờ. Lọc kỹ và đắp ngoài mắt ).
● Mã đề làm gi ảm những viêm và nọc độc .
● Cắt lá mã đề làm 2 và chà mạnh lên vết chích của côn trùng.
Dạng cao : Nghiền nát những lá tươi với ống cán bột. Nấu sôi đắp trên chổ đau.
Dạng sirop : Dùng máy sinh tố xay 4 nắm lá tươi rữa sạch, thêm nước + 300 gr đường và 250 gr mật ong. Xay liên tục, đoạn nấu sôi với lửa nhỏ cho đến khi có một dung dịch đặc vừa
Phản ứng xấu và rủi ro : :
Một vài cơ thể người có thể dị ứng với mã đề.
Đàn bà có thai hay cho con bú không ăn mã đề hay dùng mã đề.

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: