Tâm sự

Tâm sự

mardi 10 avril 2012

Bông súng - Nympha

Nympha
Cây bông súng
Nymphaea nouchali Burm. f
Nymphaea stellata willd.
Nymphaeaceae
Đại cương :
Bông súng thuộc giống Nymphaea, là một giống của những loài thực vật thủy sinh thuộc họ Nymphaeaceae.
Những tên khoa học đồng nghĩa :
Nymphaea nouchali Burm, Nymphaea stellata Willd, Nymphaea pubescens Willd, Nymphaea lotus Blanco, Castalia pubescens Blume.
Những tên thông thường đồng nghĩa:
Water lily (Engl.), Lotus lily (Engl.), Labas (Tag.), Lauas (Tag.), Pulau (Tag.), Talailo (Bis.), Ambal (India), Yan yao shui lian (Chin.).
Nymphaea nouchali là loại hoa quốc gia hay gọi Quốc hoa của Bangladesh ( nơi đây được biết dưới tên « Shapla » và ở Tích Lan ( nơi mà người biết dưới tên Nil Manel hay Nil Mahanel ).
Từ chữ « Nil » có nghĩa là « xanh bleu » trong Shinhala, chữ Shinhala của tên cây thường dịch là « blue lotus » trong Anh ngữ.
Tại Tích Lan, cây bông súng thường mọc trong ao và những vùng ẩm thiên nhiên. Hoa thủy sinh tuyệt đẹp đã được liệt kê trong những tác phẩm Phạn ngữ, pali và Sinhala văn học cổ đại dưới tên « kuvalaya », « Niluppala », « Nilothpala » và « Nilupul » như một biểu tượng của đạo đức, kỹ luật và tinh khiết.
Truyền thuyết Phật giáo ở Tích Lan, xác nhận rằng loài hoa bông súng là một trong 108 dấu hiệu tốt đã tìm thấy trong dấu chân của Thái tử Siddhartha. Người ta nói khi Thái tử nhập diệt, hoa « blue lotus » nở rộ khắp nơi mà Thái tử đã đi qua trong cuộc sống của Ngài.
Ở Việt Nam, cây bông súng là một cây sống lâu năm, sống hoang dại trong ao, mương, kinh rạch đầm lầy, bầu láng, khắp mọi khu vực của Việt Nam. Phải kể đến địa danh Đồng tháp Mười nơi mà bông súng có nhiều nhất ở Việt Nam.
Tại các chợ ở miền Tây Việt nam, bông súng được bó thành bó lớn hay thành lọn tròn có luôn hoa xanh hay trắng rất tươi.
Bông súng là món ăn đặc sản của miền Tây Việt Nam, nhiều món ăn được chế biến với bông súng như rau ghém, bông súng ăn với mắm kho, bông súng trộn gỏi, v…v… nhiều lắm.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây bông súng có nguồn gốc trong vùng Tiểu lục địa Ấn Độ. Cây đã lan rộng qua các nước khác từ thời cổ đại và trong một thời gian dài giá trị như một loài hoa trong vườn hoa ở Thái Lan và Myanmar ( Miến Điện ) để trang trí cho những hồ và vườn tược.
Trong trạng thái thiên nhiên, màu đỏ và xanh của bông súng được tìm thấy trong môi trường yên tỉnh hay lưu chảy với độ sâu vừa phải.
Mô tả thực vật :
Cây bông súng là một loài cây hoa chỉ nở ban ngày, với những rể và thân nằm trong nước. Một phần lá được ngập nước, trong khi những phần khác nổi nhẹ trên mặt nước
có phiến tròn hay xoan, bìa có răng thưa, mặt dưới không lông, lam, tím đậm hơn.
Hoa, rộng 7 đến 15 cm lam dợt hay trắng, nở từ sáng đến trưa, lá đài 4 – 6 màu xanh có đóm và lằng đen, cánh hoa vào khoảng 10 đến 15, tiểu nhụy vào khoảng 40, chung đới có mũi vàng cao, tâm bì rời nhau ở ngăn ( ngăn đôi )
Căn hành trơn trơn, có chồi. Cây bông súng có khả năng tái sinh rất nhanh.
Bộ phận sử dụng :
Hoa, rể, căn hành, thân dài và lá.
Thành phận hóa học và dược chất :
Trong cây bông súng thành phần hóa học gồm :
Rể và căn hành có chứa :
- chất đạm protein,
- chất béo
- acide tannique
- acide gallique,
- acide méta-arabique
- amidon starch,
- gum,
- resin,
- glucosides
- alkaloids,
- nupharine
- nymphaeine,
- nelombine
- nupharidine, kích thích hệ hô hấp. Một liều quá nhiều nupharidine có thể gây tử vong bởi ngộ độc phổi, như người ta đã quan sát thí nghiệm ở chuột, ở chó và ở cá.
- và tro
● Lá có chứa :
- flavone glucoside,
- myricitrin,
- saccharose,
- tannic acid,
- phytosterin,
- steroids
- và flavonoids.
● Hoa chứa :
- chất cardiaque glycoside,
- nymphalin có hoạt động giống như digitalin.
Thành phần căn hành theo tĩ lệ % :
- Độ ẩm                               5.40 %
- Tro                                    3.95 %
- Chất xơ Fibres                   7.45 %
- Glucide                              70.59 %
- Chất béo                            1.30 %
● Tất cả các bộ phận của bông súng, trừ những hạt, đều chứa alcaloïde nymphaeine.
Alcaloïde này rất độc hại đối với con ếch và cho ra một triệu chứng như co giật như phong đòn gánh tétanos.
Dung dịch trích từ alcool của căn hành, cho thấy có chứa :
- một alcaloïde, có hành động an thần và chống co thắc nhẹ spasmolytique. Alcaloïde này không đáng kể để ảnh hưởng vào tim. Trong một liều lượng lớn, chất này có hiệu quả làm tê liệt tủy .
- một alcaloïde khác, chất coclaurine, đã được tìm thấy trong lá và thân.
Loài nymphaea cũng có chứa những alcaloïdes. Thí dụ như kaempferols, quercetins, và myricetins.
Đặc tính trị liệu :
● Bột của căn hành :
- làm bớt đau émollient
- lợi tiểu diurétique;
- bệnh lỵ dysenterie
- khó tiêu dyspepsie.
● Những căn hành tác dụng làm mát, vị ngọt, đắng và bổ, được dùng trong :
- tiêu chảy,
- bệnh lỵ dysenterie,
- và sự suy nhược nói chung .
● Những hoa có hiệu quả :
- an thần
- làm se astringentes,
- thuốc bổ tim cardiotonique
- và làm mát refrigerant;
- mật bile,
- ỏi mữa vomissements,
- chóng mặt vertige,
- và phỏng da .
● Những sợi bông súng là những chất có tác dụng :
- làm se astringentes
- và làm mát,
hữu ích cho
- sự nóng cháy trong cơ thể,
- kinh nguyệt quá nhiều ménorrhagie.
- vết thương plaies,
- chứng ghẻ phỏng thủy bào chần herpès,
- những bệnh về lợi nuớu răng ,
- những bệnh về miệng,
- vết thương do giải phẩu,
- đau đầu,
- bệnh về da maladies de la peau,
- cầm máu hémostatiques,
- Chừng khó tiêu dyspepsie,
- rối loạn cơ xương troubles musculo-squelettiques,
- những bệnh phụ khoa gynécologiques,
● Lá được sử dụng :
- cho da,
- nhiễm ký sinh trùng dưới da,
- chữa trị bệnh mắt
- và cho người mang thai.
● Những hạt :
- vị ngọt,
- làm mát,
- gây táo bón  constipation,
- kích thích tình dục aphrodisiaque,
- thuốc làm dể tiêu stomachique,
- và làm hồi phục.
Những hạt được dùng như thuốc làm mát trong những bệnh về da ( Yusuf và al.2009 )
Những hạt được dùng làm sauce, gia vị và hương liệu.
● Trong cây bông súng được tìm thấy cả 2 như là :
- một thực phẩm,
- và một thức ăn căn bản của tinh bột cũng như sử dụng trong nội cơ thể để chữa trị những rối loạn hệ tiêu hóa dạ dày ruột và bệnh vàng da.
Nước ép có vị đắng và tác dụng làm se có đặc tính như ma túy.
Dinh dưỡng.
Những hạt, thân dài bông súng mang hoa và căn hành tất cả đều ăn được, có thể luộc ăn sống, làm gỏi….
Rể và căn hành thường người ta ăn sống.
Những lá non và cuống lá như là nguồn rất tốt của chất sắt Fe và nguồn calcium Ca
► Theo dân gian
● Dung dịch ép của bông súng là chất làm se, nấu sắc décoction của nước ép ( làm vô trùng ) dùng như thuốc tiêm trị bệnh lậu.
● Dung dịch ép của cây được xem như chất ma túy nhẹ, chà xoa lên trán hay lên màng tang để tạo nên một giấc ngủ.
● Bột rể sử dụng cho bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
● hoa sử dụng như thuốc bổ tim.
● Ở Bangladesh, những rể sử dụng bởi các thấy lang truyền thống các bộ tộc Tripura, Marma và Murong để chữa trị những bệnh :
- tiểu khó,
- nhiễm trùng đường tiểu
- và bạch đới khí hư.
● Ngoài ra còn sử dụng cho :
- bệnh tim maladie cardiaque
- khó tiêu indigestion
- đau bụng
- ung thư cancer
- và chống xuất huyết anti- hémorragique.
● Hoa bông súng của Népal và Ấn Độ được dùng để chữa bệnh tiểu đường.
● Trong hệ thống y học cổ truyền ayurvédique của Ấn Độ và thuốc của Siddha, được dùng cho :
- tiểu đường ,
- rối loạn gan,
- vấn đề thuộc đường tiểu,
- kinh nguyệt quá nhiều,ménorragie,
- bệnh lậu blenorragie,
- và cũng được dùng làm thuốc bổ và kích thích tình dục.
► Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam :
Hoa súng  hái khi hoa mới nở, dùng tươi hay phơi khô.
Chữa bệnh mất ngủ ;
► 15 – 30 g nấu sắc với 200 ml nước, còn lại 50 ml, uống 1 lần trong ngày.
hoặc dùng phối hợp với vị khác :
► Hoa súng 15 g, tim sen 10 g, hoa lài 10 g. Tất cả sấy khô, tán nhuyễn, pha như trà uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa bàng quang đái rát dùng
► hoa súng 15 g, râu bắp 15 g, rể cỏ tranh 10 g, rau má 10 g, rau diếp cá 10 g. Nấu sắc lấy nước đặc uống ngày 2 lần.
Trong dân gian căn hành bông súng dùng nấu chè để ăn mát, giải cảm nhất là cảm nắng.
Rể bông súng thu hoặch về phơi khô, nấu với nước 2 lần, cô động thành cao thêm đường làm sirop uống chữa trị : ho, rát cổ, sốt cao.


Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: