Tâm sự

Tâm sự

lundi 30 avril 2012

Cây Huỳnh tinh - Arrow-root - Marante - Dictam


Arrow-root
Dictame - Marante
Cây Huỳnh tinh - Mì tinh
Maranta arundinacea L.
Marantaceae
Đại cương :
Củ mì tinh có vùng gọi huỳnh tinh, arrow-root, marante, dictame hay cỏ mũi tên, tên khoa học gọi Maranta arundinacea là một thực vật thuộc họ Marantaceae, mà người ta tìm thấy chủ yếu ở Châu Mỹ nhiệt đới.
Hệ thống rể cạn, có dạng hình mũi tên, màu vàng nhạt, phủ đầy những vảy mỏng. Những lá hình thuẩn thon ellip, với ngọn lá đầu cùn. Những bông hoa nhỏ màu trắng, hiếm khi thấy, hình ống và mang cập hoa hợp nhau thành chùm thưa.  
Cây huỳnh tinh được trồng như là những loại cây kiễng trong nhà hay trong những nhà kính, dưới ánh sáng sinh động, dịu. Để có một kết quả tốt nhất, cây được trồng trên đất pha tổng hợp giửa đất- than bùn- đất sét. Hố trồng phải thật rộng và thật sâu. Huỳnh tinh phải được tưới phun thường trên lá.
Cây huỳnh tinh được xem như một trong những cây « làm hết ô nhiễm », một số hóa chất ô nhiễm được cây hấp thụ được tìm thấy chủ yếu formaldéhyde, do đó mà nó rất có hiệu quả.
Tại đảo Réunion và đảo Maurice, tên đã được đổi là « rouroute ».
Tinh chất lấy từ rể huỳnh tinh, một loại bột có thể sử dụng
- phụ gia thực phẫm ( làm đặc thực phẫm ),
- thành phần căn bản của bánh ngọt hay mứt kẹo ( như kẹo bonbons rouroute ).
- điều chĩnh chức năng của ruột trong trường hợp bị tiêu chảy.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật : Bụi cao 0,5 – 0,7 m, thẳng, láng, thân thảo sống hằng niên, rất cứng, nhánh phân đôi, tất cả cùng dạng, củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Căn hành nằm dước mặt đất phát triển tăng trường, đỉnh ngọn trồi ra khỏi mặt đất và cho ra một cây mới.
có phiến thon dài, gân lá song hành, mặt dưới có ít lông, cuống dài trên 7 cm, có phần vàng ở trên, bẹ dài,
Chùm ở chót, hoa nhỏ, rời rạc, một vài hoa, trắng, dài khoảng 2 cm, có cuống, noản sào hạ, lá đài 3, nhọn, cánh hoa bên trong dính thành ống, phân chia 4 hay 6 không đều, 1 tiểu nhụy, to như cánh hoa. Chỉ 1 vành hoa, không đều.
Nang 1 hột, hình tam giác duy nhật, hột có tử y vàng đỏ.
Tinh bột được trích từ căn hành không quá 1 năm tuổi. Căn hành được để vào cối giả nhuyễn, khuấy với nước sạch, những xơ được vớt ra bằng tayvà rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng  như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo. Thêm và lần hai nước sạch và khuấy đều, để lắng chắt nước cho ráo. Sau đó tinh bột  được phơi khô trên những tấm trải bằng vải hay bằng nylon …dưới nắng mặt trời. Tránh bụi, côn trùng, săn sóc thật kỹ.
Sản lượng của tinh bột tính khoảng 1/5 khối lượng thô của những căn hành. Tinh bột phải trắng không mùikhông vị khó chịu, và khi tinh bột trở nên ẫm mốc thì phải bỏ.
Tinh bột phải hoàn toàn khô. Tinh bột trở nên nhẹ và trơn láng khi tay chà vào. Chỉ quan sát vào kính hiển vi những hạt tinh bột cần thiết để biết chính xác an toàn tinh khiết.
Tinh bột khoai tây pomme de terre tương ứng trong kỹ nghệ hóa học và phẫm chất dinh dưởng, đôi khi được thay thế, nhưng hương vị hơi khó chịu, và một thữ nghiệm với acide chlohydrique sẽ cho ra một mùi như mùi đậu haricots vert.
Bột huỳnh tinh thường dùng đơn giản để làm những thức ăn tráng miệng, bánh hay ăn bột trắng thêm đường.
Bộ phận sử dụng :
Tinh bột khô, bột lấy từ thân rể.
Thành phận hóa học và dược chất :
Củ huỳnh tinh gồm : theo JW McDonald, căn hành huỳnh tinh gồm :
- 27% tinh bột,
- 63% nước ,
- 1.56% albumin,
- 4.10% đường ,
- gomme ( keo ) v…v….,
- 0,26 % chất béo,
- 2,82 % chất xơ,
- và 1.23%  tro.
Da của củ huỳnh tinh có chứa một chất đắng và chất nhựa, người ta loại bỏ bằng cách cắt gọt trong quá trình tạo ra tinh bột gọi là bột huỳnh tinh hay bột mì tinh trong bài này tôi chỉ định danh « bột huỳnh tinh » còn tên “mì tinh” để tránh nhầm lẫn với bột tapioca, tinh chất bột mì trích từ củ khoai mì.
Theo sự công bố chánh thức, theo Pereira, hạt tinh bột ít khi có dạng hình chữ nhật, hơi hình trứng thuôn dài, hoặc đột xuất lồi lõm, kính thước từ 10 đến 70 micron đường kinh. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử một lát thật mõng, một hilium tròn có những khe nứt thẳng “linéaire” hay  hình sao “stellaire”
Đặc tính trị liệu :
► Đặc tính thực phẫm :   
Bột huỳnh tinh có đặc tính và được sử dụng :
- Chế độ ăn kiêng diététique, tiêu hóa đặc biệt cho trẻ sơ sinh và người cao tuổi ( không chất gluten ).   
- Năng lượng, gồm 80 % đường chậm ( sucres lents ) ( là loại đường có chỉ số đường trong máu glycémie dưới 55 ).   
- Nấu ăn, thêm vào những nước sauces, là tác nhân làm sauce trở nên đặc, mịn và nhẹ.      
► Đặc tính y học :
- tiêu hóa digeste,
- chống lại sự acide hóa dạ dày combat l'acidité gastrique
- đau bụng tiêu chảy coliques.  
- chống tiêu chảy Anti-diarrhétique,
- dể dàng tái hấp thu nước,
- chống nôn  mửa Anti-vomitif.
► Đặc tính chữa bệnh :
- chống tiêu chảy anti-diarrhéique
- giảm đau antalgique
- chống nôn mửa anti-vomitive
- chống bệnh thấp khớp anti-rhumatismale    
► Đặc tính mỹ phẩm :
- xoa dịu apaisant
- hóa sẹo lành vết thương cicatrisant,
- chống lại nội cơ thể quá nóng contre échauffements,
- chứng chóc lỡ eczéma,
- kích ứng đau ngứa.  

Hoạt động và sử dụng y học :

● Huỳnh tinh là một chất dinh dưởng và được sử dụng trong chế độ ăn uống thoải mái và không gây cãm gíác bị kích ứng trong thức ăn trong :

- một số bệnh mãn tính,

- trong thời gian nghĩ dưởng khi qua một cơn sốt,

- trong những sự kích ứng trong ống tiêu hóa,

- những cơ quan nội tạng hô hấp phổi,

- hay trong hệ đường tiểu.

- và thích ứng rất tốt đối với trẻ sơ sinh, cung cấp thay thế sửa mẹ khi cần.

● Huỳnh tinh có thể đưa ra dưới những dạng khác nhau như (giống thạch) jelly, những thứ gia vị với đường, nước ép chanh ……

Bột khoai tây đôi khi người ta dùng để thay thế bột huỳnh tinh, nhưng nó không phù hợp vì  gây ra chất chua acide. Huỳnh tinh tốt cao hơn tất cả các loại bột, ngoại trừ bột khoai mì. Chất đông của nó có hương vị đặc biệt, và ít biến đổi tạo acide trong dạ dày, và thường thường thích hợp đối với trẻ em hơn tất cả thứ khác, ngoại trừ bột khoai mì.

Huỳnh tinh làm cho chất đông trở nên cứng, thường thường theo dân gian 2 hoặc 3 gr bột huỳnh tinh, đun sôi với 1 lít nước hoặc sữa và thêm gia vị theo ý nếu muốn.

● Giá trị : Huỳnh tinh là vật liệu chủ yếu để :
- dể dàng cho sự tiêu hóa,
- một chế độ ăn uống dinh dưởng cho thời kỳ phục hồi dưởng bệnh,
- đặc biệt là sự rối loạn tiêu hóa,
- có đặc tính như chất làm dịu đau.
► Theo tĩ lệ một muỗng canh vơí ½ lít sữa, người ta phải chuẩn bị để tránh sản phẩm bị « óc trâu », ban đầu với một ít nước hoặc sữa khuấy đểu sau đó thêm phần còn lại đun sôi. Với những loại nước ép khác như chanh, dung dịch nước thơm, có thể thêm vào sau nếu đậm đặc, để có thể thực hiện một thức ăn phù hợp cho trẻ sơ sinh tốt hơn các thực phẩm có những tinh bột khác.
Người ta còn cho rằng, những căn hành nghiển nát còn sử dụng cho các :
- vết thương của những tên độc ( ở các bộ lạc còn dùng cung tên ),
- những độc vật như bò cạp, nhện độc đen cắn,
- và làm ngửng hoại tử ( hoại tử là nguyên nhân của sự tắc nghẽn động mạch, tắc mạch, bị sốc, nhiễm trùng hay tiếp xúc với điều kiện cực lạnh, một thời gian kéo dài, hoặc làm chậm lưu thông máu….),
- Dung dịch ép tươi, pha trộn với nước, được cho là có tác dụng « thuốc giải độc », dùng trong nội tạng, giải trừ những độc tố thực vật,
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Với liều lượng được đề nghị, không phải là xấu của củ huỳnh tinh được biết. Tuy nhiên để có một cây gọi là dược thảo hiện nay, người ta nghiên cứu, một sự cần thiết cho những hiệu quả lâu dài.
Cây huỳnh tinh vì lý do thiếu sự nghiên cứu về y học đầy đủ, nên những trẻ em, những phụ nữ có thai hay cho con bú, những người đang mắc bệnh gan hay bệnh thận khi sử dụng phải với tất cả sự cẩn thận. Hoặc bị nôn mửa kéo dài, hoặc bị tiêu chảy nghiêm trọng cho những người sống trong tình trạng mất mước. Những người này phải uống thật nhiều nước để lấy lại cân bằng chất lỏng trong cơ thể ( 6 hoặc 8 ly / ngày nếu có thể ).
Khi ói mửa hay tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc tình trạng này đi kèm theo những triệu chứng khác như đau hoặc sốt phải đi Bác sỉ ngay.
Ứng dụng :
Theo kinh nghiệm dân gian :
- Căn hành được sản xuất bột huỳnh tinh.
- Sửa soạn : đun nấu 2 – 3 muỗng canh bột của rể huỳnh tinh trong 1 lít nước, thêm hương vị với mật ong hay chanh hay bấy kỳ loại nước ép trái cây nào theo khẩu vị.
- Ở Antilles, những rể được sử dụng như thuốc dán đấp lên vết thương nhiễm độc và những trường hợp khác.
- Nghiền nhuyễn rể như thạch cao áp dụng vào những vùng bị côn trùng đốt hay nhện cắn.
- Nước ép tươi được dùng như một chất giải độc chống lại độc chất của thực vật.
- Được sử dụng làm dịu dạ dày và như một đơn thuốc chống lại với tiêu chảy, có thể do hàm lượng tinh bột trong hệ ruột cao.
- Tác nhân chống vi trùng trên mầm gây bệnh nguồn gốc thực phẩm : Nghiên cứu cho thấy trích chất “nước trà” của huỳnh tinh ở nồng độ 10 % có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn đây là  tác nhân gây bệnh gram dương và gram âm thữ nghiệm.


Nguyễn thanh Vân

dimanche 29 avril 2012

Cây Muồng hôi - Foetid cassia - Tora


Foetid Cassia - Tora
Cây Muồng hôi
Cassia tora L.
Fabaceae
Đại cương :
Cassia Tora, Sickle Senna, Sickle Pod, Cà phê Pod, Tovara, Chakvad.
Cassia tora L hay cassia obtusifolia L thuộc họ Caesalpiniaceae nay đổi là Fabaceae, là một loài cây hoang phát triển hầu hết ở các nơi ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam. Là một loại keo (gomme) thiên nhiên được áp dụng trong kỹ nghệ lấy từ các hạt muồng hôi.
Muồng hôi Cassia torra, phát triển ở môi trường ẩm ướt, khí hậu nhiệt đới mọc tự nhiên hoang dả và trồng quy mô thương mại. Muồng cassia là một loại dược thảo dùng làm thuốc bồ, thuốc tống hơi hay kích thích. Cassia tora có chứa khoảng 1 – 2% tinh dầu muồng cassia dể bay hơi , chủ yếu là chất gây ra mùi thơm và hương vị cay. Thành phần hóa học căn bản của Cassia tora là những chất aldéhydes, eugénol và pinène. đồng thời cò chứa những chất đường, chất nhựa résines, chất nhầy mucilage và những thành phần khác.
Ở Ấn Đố, Cassia tora được dùng như một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên trong những trang trại hữu cơ. Hạt Tora rang được thay thế cà phê như những hạt Tephrosia. Cassia tora dạng bột rất phổ biến được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm cho gia súc.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo có mùi hôi, sống thường niên,  cao khoảng 0,5 – 1,5 m,
Mỗi mang 3 cập thứ diệp, mọc đối, xanh dợt, mùi hôi, xoan ngược, đầu tròn, thuôn dài và hơi nghiên ở phía dưới lá, lá bẹ nhỏ, cuống 2 – 3 cm.
Hoa thường có 1 – 2 mọc ở nách lá, vàng, cánh hoa 5, tiểu nhụy 10, theo 3 cở, bao phấn đầu cắt ngang, noản sào dài.
Trái cong, dài khoảng 13 – 17 cm trên cọng 1,5 cm.
Hột to 5 mm, láng, núm rộng, dọc. Số lượng khoảng 30 đến 50.
Cây trổ hoa vào mùa mưa và đậu trái vào mùa đông.
Bộ phận sử dụng :
Lá, rể và hạt .
Thành phận hóa học và dược chất :
Keo Cassia ( Gomme Cassia ) được bao gồm ít nhất 75 % trọng lượng phân tử cao ( khoảng 200.000 đến 300.000 ) polysaccharide gồm chủ yếu của một chuổi thẳng hoá học :
Đơn vị 1,4-β-D-mannopyranose với đơn vị 1,6 liés α-D-galactopyranose.
Tỹ lệ mannose galactose khoảng 5 :1.
Thành phần của saccharides là :
- Mannose (77,2-78,9%),
- Galactose (15,7-14,7%)
- và glucose (7,1-6,3%).
Như hầu hết những polysaccharides, công thức hóa học được áp dụng như sau : ( C6H10O5 ) n H2O.
Gomme Cassia ( Cassia tora ) có liên quan với Gomme caroule ( Ceratonia siliqua ) , Gomme tara ( Caesalpinia spinosa )  và Guar ( Cyamopsis tetragonoloba )… Thuật ngữ Gomme để chỉ có những đặc tính và cấu trúc hóa học.
Gomme Cassia, phồng nở ra trong nước tạo thành một chất keo có độ nhờn rất cao ( viscosité ), sau khi đun sôi .
Thành phần hóa học gồm :
- (+)- rhein,
- aloe-emodin,
- chrysophanol,
- 7% resins,
- cathatrine,
- calcium,
- sắt Fe,
- phosphore,
-1,3,5-trihydroxy-6-7-dimethoxy-2-methylanthroquinone,
- beta-sitosterol,
- naptho-alpha-pyrone-toralactune,
- physcion,
- emodin,
- rubrofusarin,
- chrysophonic acid-9-anthrone,
- tricontan-1-0l,
- stigmasterol,
- b-sitosteral-b-D-glucoside,
- freindlen,
- palmitique,
- stearique,
- succinique
- and d-tartaric acids uridine,
- quercitrin,
- isoquercitrin.
- anthraquinone,
- emodin chrysarobin,
Hạt có tinh dầu là :
- acide linoleique,
- acide oleique,
Ngoài ra còn được tìm thấy :
- acide chrysophanique,
- 1, 68, trihydroxy-3 methl anthraquinone.
Thành phần hóa học chánh đặc thù từng bộ phận :
Rể :
- 1,3,5-trihydroxy-6-7-dimethoxy-2-methylanthroquinone,
- và beta-sitosterol.
Hạt :
- Naptho-alpha-pyrone-toralactune,
- chrysophanol,
- physcion,
- emodin,
- rubrofusarin,
- chrysophonic acid-9-anthrone.
Lá :
- Emodin,
- tricontan-1-0l,
- stigmasterol,
- b-sitosteral-b-D-glucoside,
- freindlen,
- palmitique,
- stearique,
- succinique
- và d-tartaric acids uridine,
- quercitrin
- và isoquercitrin.
Đặc tính trị liệu :
Cây muồng hôi sử dụng và những lợi ích y trong y học truyền thống :
● Có tác dụng :
- nung mủ ( chín mùi mụn nhọt )
- và chỉ thống ( giảm đau nhẹ ),
● Trị các bệnh ngoài da như :
- nhiễm nấm,
- ngứa,
- vết cào cấu trên cơ thể
- và bệnh vãy nến psotiasis.
● Lá tươi cắt nhuyễn ngâm rượu hoặc giấm được dùng chữa trị :
- nấm ngoài da
- và bệnh chóc lỡ.
● Muồng còn có đặc tính như một thuốc bổ cho thần kinh.
● Muồng được dùng trong trường hợp :
- nhiễm ký sinh trùng bởi giun sán
- và là liệu pháp chữa trị nhiễm trùng trong cơ thể.
● Cassia tora hoạt động như :
- một chất kích thích gan,
- nhuận trường nhẹ
- và thuốc bổ tim.
● Cassia tora giúp cơ thể duy trì mức độ bình thường của cholestérol.
● Dùng như thuốc dán, chữa trị :
- những bệnh ngoài da
- và cũng để loại bỏ những chứng bệnh mãn tính.
● Cassia dùng trong trường hợp bệnh trĩ cũng như làm giảm đau mà nguyên nhân do sự bài tiết.
● Dưới dạng bột, cassia đã chứng minh hiệu quả trong việc :
- chống lại chứng khó tiêu,
- bổ dưởng cho cơ tim
- và thanh lọc máu huyết.
● Dung dịch ép trích từ là muồng hôi được sử dụng trong trường hợp :
- bệnh về da,
- phát ban,
- dị ứng.
Muồng cũng được dùng như thuốc giải độc trong những trường hợp ngộ độc khác nhau.
● Nấu sắc trái muồng để chữa trị bệnh sốt,
Hạt muồng Cassia tora được dùng trong :
- bệnh phong cùi,
- nấm ngoài da teigne,
- đầy hơi flatulence,
- đau bụng colique,
- khó tiêu dyspepsie,
- táo bón constipation,
- ho toux,
- viêm phế quản bronchite,
- rối loạn tim trouble cardiaque.
Theo y học truyền thống ayurvédique Ấn Độ, lá và hạt muồng cassia tora có tính :
- vị chát âcre,
- nhuận trường laxatif,
- chận hoặc ngăn ngừa những bệnh tật kéo dài liên tục hoặc định kỳ antipériodique,
- trục giun sán vermifuge,
- bệnh về mắt ophtalmique,
- thuốc bổ tonique,
- dùng cho gan foie,
- bổ tim cardiotonique,
- và long đờm expectorant.
- chất sát côn trùng germicide, ( hạt )
- chất nhờn nhớt mucilagineuse, ( hạt )
Những lá Cassia tora tươi hay khô được dùng ở Nigeria để chữa trị :
- loét mũ ulcères,
- nhóm trùng hoàn tiết ( nhóm trùng có đốt, có hoặc không có chân ) vers anneau
- và những bệnh khác về da nhiễm ký sinh.
Trong lãnh vực cấy nuôi, người ta ly trích lá của cây đã cho thấy có tác dụng chống vi khuẩn.
Hoạt động chống siêu vi khuẩn, đặc biệt chống lại vi khuẩn bệnh Newcastle và vi khuẩn Vaccinia..
► Trong y học cổ truyền Trung Quốc
Thảo dược này đặc biệt tốt cho những điều kiện về mắt. Cassia tora có tác dụng :
- làm sáng thị giác,
- và làm giảm đau,
- sung huyết congestion,
- kích ứng ngứa démangeaison,
- đớm đỏ trong người hay trên mặt rougeur,
- nhạy cảm với ánh sáng.
Khi những vấn đề nêu trên có nguyên nhân bởi những điều kiện giónhiệt.
Cassia tora cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đau đầu, trường hợp gan yang « dương » đang lên.
- Cassia hữu ích trường hợp táo bón mãn tính hay cấp tính kèm theo gan yin thiếu « âm ».
- Cassia tora được cho thấy hiệu quả sự giảm lượng cholestérol trong máu ,
- và giảm huyết áp động mạch.
Ứng dụng :
● Muồng hôi Cassia tora được sử dụng trong trường hợp :
- sung huyết kết mạc ( congestion de la conjonctive )
- và mờ thị giác.
Cassia tora thường sử dụng chung với hoa cúc, lá dâu tằm …. trong những trường hợp :
- đau đầu do chứng sung huyết kết mạc ở mắt nguyên nhân bởi ảnh hưởng sự tiếp xúc gió mạnh và mầm bệnh do nhiệt gây ra.
● Muồng hôi được sử dụng cho táo bón do khô ruột, ( sécheresse intestinale )
Nhờ đặc tính mátẩm nên cây cassia có thể giải nhiệt và giảm bớt tình trạng táo bón, do nóng trong cơ thể và khô đường ruột.
● Cây muồng hôi Cassia tora được sử dụng để thay thế cà phê.
Liều lượng và cách dùng:
● Trường hợp bón constipation : dùng 6 – 12 g nấu sắc với nước uống lọc sạch.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
- Không được dùng phương cách nấu này uống với thời gian lâu dài nếu dùng để giảm táo bón.
-Cây cassia tora, tránh không nên dùng đối với bệnh nhân yếu năng lượng và thường đi ngoài phân lỏng.


Nguyễn thanh Vân

jeudi 26 avril 2012

Cây Muồng trâu - Dartrier


Dartrier
Muồng trâu - Muồng xức lác
Cassia alata L.
Senna alata (L)Roxb.
Fabaceae
Đại cương :
Dartrier còn gọi là muồng trâu, bình dân ta thường nôm na gọi là muồng xức lác, tên khoa học Cassia alata L. Là một cây tiểu mộc thuộc họ Caesalpiniaceae nay đổi thành Fabaceae.
Cây muồng có đăc tính là những cành lá mở ra vào buổi sáng và khép lại vào ban đêm.
Lá thuộc lá kép hình lông chim. Hoa lớn, chùm hoa dài cao, màu vàng cam. Quả đậu mang 2 cánh lớn 2 bên. Lá và hoa có một mùi hôi.
Tên thường dùng trong dân gian : Muồng trâu, dartrier, bois dartre, quatre épingles, épis d’or.....
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Cây muồng trâu có nguồn gốc ở vùng Mỹ nhiệt đới, cây tiểu mộc này có thể đạt đến 2 hoặc 3 m chiều cao. Gié hoa thẳng đứng, màu vàng (or). Giống như những loài casseas khác, phát triển tùy theo tính chất của đất, nhưng cây muồng không thích ứng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Cây muồng trâu được trồng và mọc lan rộng khắp mọi vùng nóng trên địa cầu.
Mô tả thực vật :
Tiểu mộc, bụi cao khoảng 2-4 m,
to, mang 8-10 lá phụ, cạnh tròn dài, phần dưới không đối xứng, lá phụ bên trên tương đối lớn hơn lá phía dưới, rộng 3-5 cm, gân lá hình lông chim, 10 đến 12 cặp, nổi bậc. Cuống lá có lông mịn, không tuyến.
Hoa màu cam, kết lợp, hoa vàng to. Phát hoa nở suốt năm, ngoại trừ những lúc khí hậu khô, trồng hay mọc hoang.
Trái có 4 cạnh, dài 3-20-30 cm.
Hột tam giác, màu nâu xanh
Bộ phận sử dụng :
Lá, hoa, trái, vỏ trái và hạt muồng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Trong cây muồng trâu có chứa những chất như :
- Anthraquinones,
- aloe-émodine,
- anthrone libre,
- acide chrysophanique, trị lát rất tốt
- flavonoïdes (kaempférol, gentiobioside),
- triterpénoïdes,
- acides aminés,
- stérols
Tất cả những bộ phận của cây đều có chứa những hợp chất anthracénosides :
Dó là những dẫn xuất từ chất rhéineanthraquinone.
Khi cây còn tươi, đúng vào lúc mới hái, người ta tìm thấy những :
- glucosides, những chất này khi xấy khô khoảng 40 ° C, tự phân chia bởi quá trình tác dụng của phân hóa tố và cho ra :
- những hétérosides ( dianthroniques ),
- những sennosides A, B, C, D,
Những sennosides A và B chiếm đa số, đó là :
- Anthracénosides, là những hợp chất dẫn từ chất anthrone ( tạo ra bởi sự oxy hóa chất  anthraquinone, và đồng thời người ta cũng đã tìm thấy trong những dược thảo quan trọng như : cây nha đam, rhubarbe, bourdaine, cascara, nerprun. 
Đặc tính trị liệu :
Cây muồng trâu cassia alata có những công dụng như :
- Nhuận trường laxatif,
- chống ngứa antiprurigineux,
- hóa sẹo lành vết thương cicatrisant,
- kháng khuẩn anti bactérien,
- kháng nấm antifongique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- chống di ứng antihistaminique.
● Sự chuyển hoá những sennosides và những hợp chất liên hệ trong ống tiêu hóa rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp.
Những chất này không hấp thụ cũng không thủy phân trước khi vào đến đại tràng, nơi đây,  dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột, chúng mới được thủy phân và chất anthrones được phóng thích, đây là những cơ chế hoạt động của sennosides.
● Sennoside là một dạng vận chuyển đến đại tràng. Kỳ lạ, anthrones sẽ không có hiệu quả nếu được hấp thu hay thủy phân quá sớm (ở ruột non ) trước khi đến đại tràng, bởi vì sau khi thủy phâi hoặc hấp thu đó, anthrones sẽ được bài tiết vào trong đường tiểu.
Sau khi « glucuroconjugaison gan » ( glucuroconjugaison có nghĩa là một phản ứng hoá học cho phép tạo ra một phân tử mới bởi một sự gắn vào một chất của một phân tử acide glucuronique, phản ứng này thường xảy ra trong người, để giúp loại bỏ những sản phẩm độc hại, chủ yếu xảy ra ở gan nhờ sự hoạt động của phân hóa tố chất glucuronosyltransférase, các phân tử mới do đó nhiều hơn và dể dàng bài tiết loại bỏ bởi thận ).
Anthrones ảnh hưởng đến tính di động của ruột, tăng cường nhu động đại tràng bên trái và hình sigma Σ, tất cả được gia tăng khối lượng chất lỏng trong đại tràng bằng cách ức chế sự tái hấp thu nước. Anthrones là thuốc nhuận trường mạnh, nó có thể trở thành một chất tẩy xổ cho một số truờng hợp nếu lượng sennosides quá quan trọng.
● Một tác dụng trực tiếp vào niêm mạc không được ghi nhận nhưng những công việc nghiên cứu vẫn tiếp tục trên tiềm năng độc chất của anthraquinones.
Đây là một đơn thuốc mạnh để chữa trị những bệnh về da khác như :
- chứng chóc lỡ,
- chứng loét xứ nóng nhiệt đới,
- mụn nước bạch tiển  herpès circiné ( do nấm Trichophyton ở da ) ,
- ký sinh trùng ở da nhiễm.
- vết thương bị nhiễm,
Muồng trâu cũng có đặc tính chống  ký sinh trùng : Gale, Bọ ve tiques
► phương cách nấu sắc, dùng cho đặc tính nhuận trường.
Những bộ phận có đặc tính đặc thù hơn :
Hạt :  
- tẩy xổ purgatives,
- trị bón.
Rể :
- trục giun sán vermifuges,
- dùng cho bệnh lậu blennorragie,
- bệnh nhiễm trùng bilharzie.
Vỏ :
- bệnh đau đầu céphalées.
- bệnh vàng da ictère.
Lá :
- ténifuges
-  và hư thai abortives.
- bệnh táo bón  constipation,
- sổ mũi coryza,
- đau cổ họng maux de gorge.
● Hoa trồng để quyến rủ loài ong hút mật trong những làng để trang trí và để dùng làm thuốc.
● Vỏ dùng thuộc da.
● Rể dùng dủng xâm mình tatouages.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Khi sử dụng muồng trâu cần chú ý :
● Sử dụng trong nội tạng phải được theo dỏi,
● Không dùng trong một thời gian lâu dài,
● Cây muồng trâu là một chất có thể làm hư thai nếu sử dụng bên trong cơ thể. Nên những đàn bà có thai không được dùng.
● Dùng bên trong, những trẻ em còn nhỏ và người già không nên dùng.
Sử dụng bên ngoài cơ thể không có vấn để, không gây ra những nguy cơ có hại.
Thận trọng :
Những thuốc nhuận trường, dược thảo, do sự chế biến, được sử dụng trong nội tạng không nên sử dụng lâu ngày ( không quá 10 ngày ).
Dùng lâu có thể nguyên nhân ảnh hưởng :
- không hiệu quả,
- thứ nữa ảnh hưởng đến những quy định trong hệ tiêu hóa:
- đến chế độ ăn uống ,
- chất nhày trong trong cơ quan tiêu hoá,
- độ kiềm ( mặn )
- kích thích bài tiết, điều hoà tiêu hóa chất béo,
- lợi mật.
Vì thế cho nên, nếu kéo dài những loại thuốc nhuận trường có thể sinh ra một chứng « bệnh nhuận trường » và tùy thuộc ảnh hưởng vào sự tăng liều dùng.
Ứng dụng :
- Lá muồng trâu có tác dụng giải nhiệt,
Đối với những bệnh ngoài da :
- loét,
- chóc lỡ,
- thủy bào chẩn hay mụn nước,
- nấm ngoài da teigne,
- lỡ loét bệnh giang mai chancre syphilitique.
► Chống những bệnh ngoài da :
● Đối với những bệnh này, người ta khuyên nên áo bên ngoài vùng bị nhiễm bệnh bằng một lớp lá được nghiền nát, hay chà xát lên da bằng hoa tươi nghiền nát.
● Người ta cũng có thể xay lá trong nước ấm và bào chế như kem dùng vào nơi bị ngứa kích ứng 3 hay 4 lần / ngày.
► Đau cổ họng :
Dung dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha loãng, là một chất nước dùng để súc miệng trị đau cổ viêm họng rất hiệu quả.
► Táo bón :
● Nấu sắc : sử dụng cho người lớn, nấu 20 g cho 1 lít. Uống 1 ly trước khi ngủ.
► Trường hợp bệnh da và màng nhày, một số loại nấm như candidoses và nấm ngoài da teignes, dị ứng da :
● dùng nấu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay biến chế thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da.
● Người ta cò thể sử dụng cuống lá và trái khô ( không hạt ), ngâm trong nước đun sôi 5 đến 20 g cho 1 lít, uống 1 tách vào buổi tối.

Nguyễn thanh Vân

mercredi 25 avril 2012

Củ Khoai môn - Taro - Vermaculaire

Vermaculaire - Taro
Củ Khoai môn
Colocasia esculenta (L) Schott
Araceae
Đại cương :
Taro hay khoai môn có lẽ nguồn gốc đầu tiên ở vùng ẫm ngập nước ở vùng đất thấp Malaysia. Người ta ước tính, khoai môn trồng trong vùng đất ẩm ở Ấn Độ nhiệt đới trước 5000 năm trước công nguyên, có lẽ chúng đến từ Malaysia, và từ Ấn Độ lan ra đến phía tây Ai Cập cổ xưa, nơi đó đã được ghi chép bởi những nhà sử gia Hy Lạp và La Mả như là một cây trồng quan trọng.
Tại Nam Dương gọi khoai môn là « tala » hay « colocase »
Ở Australie, colocasia esculenta var. Aquatilis có nguồn gốc của Kimberley ở vùng Australie-Accidentale, nhiều esculenta  có nguồn gốc ở Tây Úc, lãnh thổ phía bắc, Queensland và Nam  Nouvelle-Galles
Khoai môn thường mọc nơi đất ẩm ướt, ven suối ( taro hoang ), ao, taro có thể trồng trong chậu, nơi đất có hơi acide, phong phú đạm chất và nhất là ẩm uớt nhiều và giữ lại không thoát. Than bùn là phân rất tốt cho taro.
Cây taro có thể chịu được bóng râm và cả ánh mặt trời trực tiếp.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây khoai môn dường như có nguồn gốc ở Á Châu, nhưng trải rộng từ thời tiền sử, trong tất cả vùng Đại dương và Châu Mỹ nhiệt đới. Khoai môn được nhập vào Châu Phi về sau.
Mô tả thực vật :
Địa thực vật, căn hành có kích thước và hình dạng khác nhau, thường tạo dạng hình chóp, có vảy da dày  trồng hay hoang, có căn hành hay củ. Chồi của căn hành có màu xanh đậm ở trên và màu xanh nhạt sáng bên dưới ;
có cuống đứng cao đến 0,8 m, phiến không thấm nước, vì lông mịn như nhung, gân hình lông chim, có hình trái tim đầu nhọn.
Hoa hình trụ, bọc trong một mo dài spandix, cuộn thành hình nón hẹp hơi cong ở đầu nhọn, tận cùng bằng một đỉnh nhọn màu hồng, màu vàng, xanh ở ống, có thể đạt đến 25 cm dài, đây là tính năng của họ araceae.
Chùm hoa nằm ở trong mo. Hoa cái thụ nằm ở dưới chùm, hoa gồm phần thụ và không thụ hòa lẫn với nhau, hoa đực nằm trên hoa cái và cuối cùng là phần hoa trung tính. Buồng thơm mùi đu đủ, noản sào, một buồng duy nhất, có đính phôi trắc mô, mang nhiều noản.
Phì quả vàng khi chín, to 3 – 4 mm
Bộ phận sử dụng :
Củ, thân, lá .
Thành phận hóa học và dược chất :

Giá trị dinh dưởng :

Củ khoai môn tương đối giàu tinh bột khoảng 30 – 33 %, nhưng nghèo chất đạm protéin (1 – 2 % ) và chất béo lipide.
Khoai môn sống, có vị đắng và kích ứng ngứa, nguyên nhân là do sự hiện diện bởi những tinh thể oxalate de calcium. Muốn tránh những phản ứng của đặc tính này, người ta phải nấu chín.
Người ta có thể sử dụng Taro như khoai tây pomme de terre hay sửa soạn cho bửa ăn tráng miệng.
Những lá non đôi khi dùng, nhưng phải nấu thật chín.

Thành phần dinh dưởng :

● Lá khoai môn Taro :
Hàm lượng chất đạm trong lá thay đổi, nhưng thường nói chung là cao, thường trong khoảng 16% - 27% MS (  trọng lượng khô ) ( Feedipedia, 2011 ), nhưng những giá trị thấp hơn ( 13 -16 % ) cũng đã được ghi nhận.
Những sự ghi nhận có khác biệt là do những bộ phận thữ nghiệm trên những thành phần khác nhau của cây như ở đỉnh ngọn giàu protéin  ( > 20 % MS ) hơn là toàn cây ( < 10% MS ) ( Carpenter và al. 1938 ).
Lá  khoai môn là nguồn tốt :
- thiamine,
- riboflavine,
- sắt Fe,
- phosphore
- và kẽm Zn.
Là một nguồn tốt của :
- vitamine B6,
- vitamine C,
- niacine,
- potassium,
- đồng Cu  
- và manganèse (Chittavong Malavanh et al., 2008).
● Thân căn hành giàu chất tinh bột amidon ( trung bình khoảng 78 % MS, 61 đến 88 % ), nhưng chứa ít hàm lượng chất đạm protéin thô ( trung bình cho 5,5 % MS, từ 2,3 đến 14,8 % ) (Lebot, 2009).
Mặc dù căn hành hay củ khoai môn có một tiềm năng phẩm chất cao ( hàm lượng chất đạm của những lá và hàm lượng tinh bột trong củ ). Sự sử dụng sản phẩm khoai môn có phần hạn chế bởi đặc tính và hàm lượng chống lại sự dinh dưởng ( antinutritional ) và đặc biệt hơn cả là sự hiện diện chất oxalate.
● Các hạt tinh bột taro nhỏ đường kính khoảng 1 đến 6,5 micron đường kính.
Căn hành của một số giống taro còn có chứa một hợp chất của chất nhày :
- arabinose
- và D-galactose.

► Oxalates

Tất cả các bộ phận của Taro hay khoai môn đều có chứa những tinh thể hình kim của oxalate de calcium.
Những lá khoai môn chứa khoảng 3 % trên trọng lượng khô oxalate ( Duncan và al 2000 ). Những tinh thể oxalate gây nên :
- Ngứa những cơ quan như miệng, cổ họng và hệ thống tiêu hóa,
- và cũng là nguyên nhân chánh gây ra độc tính cho thận,
- và giảm lượng calci, như là acide oxalique kết hợp với nguyên tố khoáng calcium và magnésium trong huyết thanh ( Carpenter và al .1983 )
Giá trị dinh dưởng của Taro :
► Thành phần dinh dưởng củ khoai môn, cho 100 g phần ăn được ( 66 % sản phẩm thu hoặch ) là :
- nước  68,3 g,
- năng lượng  444 kJ (106 kcal),
- chất đạm protéines 1,4 g,
- Chất béo lipides 0,2 g,
- đường glucides 26,2 g,
- chất xơ thực phẩm  3,5 g,
- calcium Ca 25 mg,
- magnésium Mg 33 mg,
- phosphore P 58 mg,
- sắt Fe 0,8 mg,
- carotène 37 μg,
- thiamine 0,08 mg,
- riboflavine 0,03 mg,
- niacine 0,7 mg,
- acide ascorbique 13 mg.
► Thành phần dinh dưởng lá Taro, cho 100 g phần ăn được ( 70 % sản phẩm thu hoặch ), chứa :
- nước  85,7 g,
- năng lượng 147 kJ (35 kcal),
- chất đạm protéines 4,4 g,
- chất béo lipides 0,9 g,
- đường glucides 2,6 g,
- chất xơ thực phẩm  4,0 g,
- calcium Ca 110 mg,
- magnésium Mg 45 mg,
- phosphore P 60 mg,
- sắt Fe 2,3 mg,
- carotène 6980 μg,
- thiamine 0,2 mg,
- riboflavine 0,45 mg,
- niacine 1,5 mg,
- folate 39 μg,
- acide ascorbique 52 mg (Holland, B., Unwin, I.D. & Buss, D.H., 1991).
Đặc tính trị liệu :
Sau đây là một vài phương cách sử dụng đặc tính của taro khoai môn. Đặc tính trị liệu của taro rất ít, hơn nữa vấn đề đặc ra là sự hiện diện của tinh thể oxalate de calcium.
● Chữa tri tiêu chảy :
Người ta pha trộn taro với trái nhàu Noni chín, có thể dùng đun sôi. Taro có thể pha chung với bột mì tinh ( maranta arundinacea - arrow-root amidon )
● Một vài bệnh nhiễm :
Với những loại bệnh này được đáp ứng, người ta nghiền nát taro với muối ( Hawaii ). Đấp lên chổ sưng, phương cách này có thể áp dụng đối với những chấn thương.
Thuốc dán nhão cataplasme này được đấp lên và bao phủ gói lại bởi một lá taro lớn.
● Taro, nguyên chất không pha trộn, giả nát thành thuốc dán đắp lên vết thương bị nhiễm.
● Một mảnh thân taro, có thể chạm vào da vết thương để cầm máu bề ngoài . ??? ( nếu có phương tiện thử )
● Đối với một vết chích của côn trùng, lá taro ( dùng cuống ) có thể cắt ngang và chà lên vùng bị chích, để ngăn ngừa sưng và đau.
(Whistler, W.A. 1992. Polynésienne phytothérapie.)
Giảm sốt : Nước ép củ khoai môn có thể trộn với những loại nước ép khác để chữa trị.
Nhuận trường : công thức này được thường xuyên sử dụng như thuốc nhuận trường, người ta cạo lớp trong taro đã bóc vỏ trộn với nước ép của đường mía trắng, cơm thịt của dừa thật chín mùi và 2 trái nhàu chín Morinda citrifolia.
Liều này dùng 5 lần liên tiếp. 
(Kaaiakamanu, DM và Akina, JK 1922 Herbes hawaïennes de valeur médicinale.)
Hiệu quả xấu và rủi ro : 

Tác nhân chống dinh dưởng :

● Trong khoai môn có chứa một phân hóa tố ức chế phân hóa tố tiêu hóa trong dịch vị trypsine, ức chế hoạt động đặc biệt của trypsinechymotrypsine ( tác nhân chống phân hóa tố trypsine ) và chất saponine. Đây là những chất độc, những chất này sẽ biến mất hay giảm bởi nhiệt độ khi nấu chín. 
(Agwunobi et al., 2002; Babayemi et al., 2009; Safo Kantaka, 2004).
● Trước kia, người ta có thể ăn tất cả các bộ phận của Taro, hay khoai môn, nhưng phải được nấu chín, để phá vỡ những tinh thể hình kim oxalate de calcium có trong thân rể lá và củ.
Những tinh thể này gây ra những cơn đau nhức cực kỳ khó chịu vào niêm mạc của miệng, cổ họng và gây ra cảm giác nóng, rát, đau nhức.
(Miller, CD 1929. Valeurs alimentaires de fruit à pain, des feuilles de taro, noix de coco et la canne à sucre.)
Người ta chỉ sử dụng, tiêu dùng căn hành hay củ khoai môn cũng như tất cả các phần trên không « sau khi nấu chín » tránh những chất độc của tinh thể oxalate de calcium và tác nhân ức chế phân hoá tố trypsine .
Ứng dụng :
Việc sử dụng trong y học rất có ích đối với taro.
● Tại Gabon, taro được dùng, áp dụng như là một thuốc dán đắp lên chổ sưng để :
- gia tăng sự chín mùi ( vở mũ ) của những mục nhọt.
- cũng như chữa trị những vết cắn của rắn,
- chữa bệnh thấp khớp.
● Ở đảo Maurice, người ta dùng lá non nấu chín để :
- chữa trị huyết áp cao,
- và những bệnh  gan.
Trong khi dung dịch ép được sử dụng để chữa bệnh :
- chứng chóc lỡ eczéma.
● Tại Madagascar, taro được dùng để chữa trị :
- nhọt
- loét lỡ.
Trong y học taro được pha trộn với các loại  cây khác và dung dịch ép lấy ra được sử dụng để chữa trị :
- bệnh táo bón 
- và khó tiêu.
Thân, lá nguyên được sủ dụng để làm :
- giảm cơn đau,
- và ngăn ngừa sưng những nơi bị côn trùng cắn,
- và cũng dùng để chữa trị bệnh hen suyễn
Thực phẩm và biến chế :
● Tại Hawaii, nơi mà người ta trồng với cường độ năng xuất lớn cây khoai môn, trong những ngày đầu đã có hơn 300 loại variété mang giống Taro.
Hiện nay vẫn còn tồn tại khoảng 87 variétés Taro. Những loại này khác nhau chút ít về độ cao, màu thân, màu lá và màu hoa, kích thước của căn hành ( củ ) và cơm của củ.
Người Hawaii nấu ăn lá non như rau xanh, đôi khi nấu với nước dừa, lá dùng gói hấp, thân tước vỏ để nấu ăn. Tất nhiên khi dùng phải nấu thật kỹ.
● Taro thường được dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh như thực phẩm đầu tiên lành mạnh và tất cả do tự nhiên, cũng như đối với những người già lớn tuổi, bởi vì taro dể tiêu hóa và có hàm lượng cao vitamine.
Một số người gọi taro là « thức ăn của linh hồn » ở Hawaii.
Trong thời cổ, một người có thể ăn đến 2,5 kg / ngày.

Nguyễn thanh Vân