Tâm sự

Tâm sự

dimanche 26 août 2012

Rau mồng tơi - Ceylon spinach - Epinard de Malabar


Epinard de Malabar-Ceylon spinach
Rau mồng tơi
Basella alba L.
Basellaceae
Đại cương :
Basella rubra L. (1753), Basella lucida L. (1759), Basella cordifolia Lam. (1783).
Rau mồng tơi thường được xem như có nguồn gốc từ miền nam Châu Á, nhưng nguồn gốc chắc chắn thì chưa được rỏ. Hiện nay được trồng và nhập cư ở những vùng nhiệt đới và thậm chí còn phát triển ở những vùng ôn đới như cây trồng cho mỗi năm vào mùa ấm áp thích hợp.
Ở Phi Châu nhiệt đới, rau mồng tơi rất phổ biến trong mùa nóng và ẩm và sau đó trở nên hiếm khi tiếp cận với những vùng của lục địa khô khan hay mát.
Basella đã được liệt kê trong danh sách của nhiều nước, nhưng có lẽ hiện diện nhiều nhất trong tất cả Châu phi nhiệt đới.
Giống basella có 5 loài, trong đó có 3 loài nguồn gốc ở Madagascar và một loài ở Đông Phi Châu
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, có đời sống ngắn ngủi, có thể đạt đến 4 đến 8 m cao, mập mọng nước, thân leo quấn, mịn láng, màu xanh lá cây hay màu tím nhạt.
mọc cách, lá đơn, dày thịt, không lá bẹ, cuống lá dài khoảng 9 cm, hình trứng hay hình trái tim, 2,5 - 15 cm x 2 – 12,5 cm, thường thì giống hình trái tim ở phần dưới của cây, đỉnh lá nhọn, màu xanh đậm hoặc tím.
Cụm hoa ở nách lá, có thể đạt đến 22 - 30 cm dài, trên một cuống dài.
Hoa lưỡng phái, thường xuyên, hoa không cuống, bao hoa mập thịt hợp thành ống có 5 tai, tiểu nhụy 5 gắn trên miệng ống, bầu noản thượng, 1 buồng, noản, vòi nhụy chẻ 3 ở ngọn
Trái : giả nạt, đồng trưởng, hình cầu 4-7 mm đường kính, bao bởi lớp ngoại bì mềm thịt, màu tím đen, bên trong chứa một chất màu tím và một hạt.
Hạt hình cầu khoảng 3 mm đường kính, nâu đậm đến đen. Hạt nảy mầm trên mặt đất, lá mầm lớn, lá đầu tiên mọc đối, lá tiếp theo sau mọc cách.
Ngay khi những hạt nảy mầm, tăng trưởng thành một thân bò trường hay leo nhanh và những nhánh bên được thành lập rất nhanh. Mồng tơi bò trường trên mặt đất, những thân bò phát triển những rễ ở những đốt, cho phép mồng tơi tăng trưởng không giới hạn.
Người ta thu hoặch, cắt những đọt non để kích thích ra nhiều nhánh .
Những nhánh non mọc ngang nhỏ hơn thân bò stolon và kích thước giảm dần dần theo quá trình lão hóa của cây. Phát hoa bắt đầu trổ khoảng 6 tháng sau khi bắt đầu gieo hạt. Những hoa tự thụ phấn. Những trái chín đỏ khoảng 1 tháng.
Người ta thường thu hoặch mồng tơi như một thực vật hằng niên, nhưng nếu săn sóc thật tốt thì mồng tơi có thể kéo dài hơn 1 năm canh tác.
Bộ phận sử dụng :
Toàn cây
Thành phần hóa học và dược chất :
► Thành phần những nhánh cành non tươi của mồng tơi Basella bởi 100 g phần ăn được như sau :
- nước 93 g,
- năng lượng 79 kJ (19 kcal),
- chất đạm protéines 1,8 g,
- chất béo lipides 0,3 g,
- đường glucides 3,4 g,
- calcium Ca 109 mg,
- phosphore P 52 mg,
- sắt Fe 1,2 mg,
- vitamine A 8000 UI,
- thiamine 0,05 mg,
- riboflavine 16,0 mg,
- niacine 0,50 mg,
- folate 140 μg,
- acide ascorbique 102 mg (USDA, 2002).
► Những lá chứa nhiều oligoglycosides triterpènes loại oléanane, như là :
- basellasaponines,
- bétavulgaroside I,
- spinacoside C
- và momordines.
- Hai (2) peptides chống nấm antifongiques
- và hai (2) chất đạm protéines hoạt động chống virus antivirale vô hiệu hóa hoạt động những ribosomes đã được phân lập từ hạt.
Thành phần lá khô tính bằng grams (g) hay mg cho 100 g thực phẩm :
● Lá ( trọng lượng khô )
- 275 năng lượng /100g
- nước  0%
- chất đạm protein: 20g;
- chất béo lipide 3.5g;
- chất đường glucide 54g;
- chất xơ thực phẩm 9g;
- tro 19g;
▪ Nguyên tố khoáng :
- Calcium,
- Phosphorus,
- sắt Fe,
- Magnesium,
- Manganèse Mn,
- Sodium,
- Potassium,
- Kẽm Zn,
- Đồng Cu
- Kaempherol đã hiện diện trong flavonoïde của Basella alba có một nồng độ 1,4mg/100g.
▪ Vitamins
- vitamine A: 50mg;
- thiamine (B1): 0.7mg;
- riboflavin (B2): 1.8mg;
- niacin: 7.5mg;
- vitamine B6: 0mg;
- vitamine C: 1200mg;
- vitamine E,
- vitamine K,
- vitamine B9 (acide folique),
▪ Acide aminé như là :
- arginine,
- leucine,
- isoleucine,
- lysine,
- thréonine,
- và tryptophane,
- Một (1) peptide,
- các hợp chất phénoliques trong những dung dịch trích khác nhau.
▪ stérols
▪ ß-cyanins,
▪ gomphrenins I và II,
▪ isogomphrenins I và II,
▪ gomphrenin III và những dẫn chất hiện diện trong nước ép cây mồng tơi.
▪ Spinacosides C và đã được phân lập từ những bộ phận trên không (Ghani, 2003).
● Trái mồng tơi Basella chứa dẫn chất :
- gomphrenin là một sắc tố betalain.
- và chất tinh bột amidon loại glucane có thể được tách rời bởi iode tinh bột phức tạp.
Dung dịch nước ép cây mồng tơi cho một hoạt động phòng chống gan, và những bộ phận trên không chứa các hợp chất :
- phénoliques,
- bétalaïnes,
- những caroténoïdes,
- những acides béo,
- chất nhày  mucilage,
- những acides amines,
- peptides,
- saponines,
- và triterpénoïdes.
● Cây mồng tơi có một mức độ chất nhày mucilage tốt là một hợp chất trợ giúp có giá trị giải độc cho cơ thể.
- Chất Basella mucilage, nhớt với một khả năng trương nỡ thấp, đóng một vai trò của sự giử nước, nẩy mầm, là một bồn chứa thực phẩm và trao đổi biến dưởng chất  thứ cấp.
- Basella alba chứa chất basellasaponins,
Chất nhày mucilage cũng được đề nghị cho các ứng dụng cho thuốc và mỹ phẩm.
- antityrosinase được chấp nhận trong  y học truyền thống sử dụng chống tàn nhang tache de rousseur đả được thữ nghiệm.
- hoạt động chống oxy hóa hoạt động liên quan đến cơ chế viêm sưng inflammation nguyên nhân bởi những gốc tự do đã được khảo nghiệm định phân lượng.
- anthocyanes là một sắc tố tự nhiên, màu xanh, tím, và đỏ trong trái, hoa, thân và lá.
Đặc tính trị liệu :
► Sử dụng trong y học :
● Thân lá mồng tơi :
▪ Cây mồng tơi là một thuốc giải nhiệt fébrifuge,
▪ Mồng tơi cũng được dùng làm thuốc lợi tiểu diurétique,
● Lá mồng tơi :
▪ Nhuận trường laxatif : dùng những lá nấu chín và những thân .
▪ Những lá tác dụng làm dịu đau, lợi tiểu,.
▪ Lá được sử dụng trường hợp bệnh lậu gonorrhée và bệnh qui đầu viêm balanite.
▪ Lá cũng được dùng trong chứng nổi mề đay urticaire,
▪ chứng sổ nước mũi catarrhales,
● Hoa mồng tơi :
▪ Hoa được sử dụng như một chất giải chất những chất độc antidote aux poisons .
● Rễ tác dụng :
▪ Chất làm se thắt astringent : những rễ nấu chín được dùng để chữa trị bệnh tiêu chảy.
▪ Nhai rễ chữa trị đau răng.
● Nước ép mồng tơi :
▪ Nước ép là một chất nhuận trường an toàn cho phụ nữ mang thai
▪ Nước ép của lá là một chất làm dịu đau, được dùng trong trường hợp bệnh kiết lỵ dysenterie.
▪ Nước ép lá được dùng ở Népal để chữa trị chứng viêm nước catarrhe.
▪ Nước ép lá mồng tơi sử dụng trong trường hợp bị táo bón constipation, đặc biệt ở trẻ em và đàn bà có thai.
● Thuốc dán bào chế từ lá mồng tơi :
▪ Thuốc dán bào chế  từ rễ, áp dụng vào những chỗ sưng  renflements và cũng được dùng như một chất làm da nổi đỏ  rubéfiant ( ví như bôi lên da gây sự giản nở các mao mạch, tăng sự lưu thông máu )
▪ Thuốc dán làm từ lá được áp dụng bên ngoài để điều trị những nhọt đầu đinh furoncles.
▪ Thuốc dán cũng dùng cho những vết thương và thúc đẩy nung mũ nhanh ( gom cùi mũ ) ở những nhọt.
Trong sử dụng y học người ta thường đánh giá rằng :
• Giống như những lá rau xanh  khác, rau mồng tơi giàu chất vitamine A, vitamine C, sắt, calcium và là một nguồn tốt về diệp lục tố chlorophylle.
• Mồng tơi yếu về năng lượng calorie bởi thể tích, nhưng giàu chất đạm protéine bởi năng lượng calorie.
• Chất nhầy mucilage mọng nước là một nguồn đặc biệt giàu chất xơ hòa tan.
Hoạt động chống oxy hóa,
Chất phénolique trên tổng số, flavonoïde và hàm lượng acide ascorbique của mồng tơi basella alba thường được tiêu thụ ở Nigeria đã được xác định.
Phénolique :Một mối tương quan cao và có ý nghĩa tồn tại giữa các hoạt động chống oxy hóa và hàm lượng tổng số phénolique đã cho thấy hàm lượng phénolique đóng góp lớn của cây mồng tơi.
Acide ascorbique khá tương quan với chất chống oxy hóa và hàm lượng phénolique.
● Mồng tơi chứa carottène β.
Hàm lượng hóa thực vật của lá các loại rau phục vụ như là chất bổ sung cho thực phẩm và có tiềm năng cải thiện tình trạng sức khỏe của người sử dụng như là hiện diện của các hợp chất quan trọng đối với sức khỏe.
► Hoạt động tiêu hóa : hàm lượng chất xơ lớn trong chế độ thực phẩm, điều này giúp :
- giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu tinh bột,
- tăng cường chức năng tiêu hóa,
- ngăn ngừa táo bón
- và do đó làm giảm tĩ lệ mắc các chứng bệnh chuyển hóa biến dưởng,
- tiểu đường và cholestérole cao.
Đồng thời cũng tạo ra :
- khả năng kháng sinh mạnh,
- hạ huyết áp động mạch,
- những yếu tố tác nhân xây dựng tăng cường của máu,
- và cải thiện thêm khả năng sinh sản của phái nữ khi dùng nhiều trong canh soup.
Kinh nghiệm dân gian :
Cây mồng tơi đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm hửu ích từ thời cổ đại. Ngày nay, với những đặc tính của cây, người ta đã sử dụng để chiết trích những chất hửu ích cho hoạt động của con người.
Một số trong những sử dụng của các bộ phận của cây để chữa trị cho một số vấn đề của con người có thể giải thích ở đây :
▪ Tiêu dùng thường xuyên mồng tơi basella alba có một hiệu quả tích cực trên toàn cơ thể bởi vitamine.
▪ Mồng tơi với nước gạo vo đã rửa sạch, dùng vào buổi sáng bụng đói trong vòng 1 tháng, chữa lành bệnh kinh nguyệt không đều, bài thuốc này do dân nông thôn vùng Orissa ở Ấn Độ.
● Người Nigeria tại Lagos, dùng lá mồng tơi để chữa trị tăng huyết áp.
● Trong y học dân gian Cameroon dùng lá mồng tơi để trị bệnh sốt rét.
▪ Ngoài ra cây mồng tơi cũng được ghi nhận là thuốc :
- chống co giật,
- kháng nấm,
- giảm đau,
- chống viêm,
- liên quan đến kích thích tố phái tính sinh dục nam androgène,
- và trị bệnh thiếu máu anémie.
▪ Lá cây mồng tơi theo y học cổ truyền trong hệ thống y học ayurvédique, mang lại cho một giấc ngủ tươi mát, sử dụng đắp trên đầu ½ giờ trước khi tắm.
▪ Nước nấu sắc từ lá dùng cho nhuận trường nhẹ.
▪ Nước ép của lá mồng tơi pha trộn với beurre, làm dịu và mát khi áp dụng cho những vết phỏng.
● Tại Thái Lan cây mồng tơi dùng như rau xanh ở dân gian.
▪ Trái mồng tơi cho màu tím đậm dùng để nhuộm màu thiên nhiên thực phẩm.
▪ Chất nhày mucilage mồng tơi đã được sử dụng trong y học truyền truyền thống Thái lan bôi vào như chất kích thích, máu bầm, huyết ứ ngoài da ecchymose,
▪ Thân và lá dùng như thuốc :
- nhuận trường,
- lợi tiểu nhẹ,
- hạ sốt.
● Tại Ấn Độ, sử dụng để :
- chống ngứa antipruritis,
- và phỏng.
▪ Mồng tơi được dùng ở Bangladesh cho mụn trúng cá và những tàn nhang.
▪ Trong y học truyền thống Ayurvédique Ấn Độ, mồng tơi được sử dụng để chống :
- bệnh ung thư ác tính cancer du mélanome,
- bệnh bạch cầu leucémie,
- và ung thư miệng.
▪ Rễ và lá được dùng để :
- đau dạ dày,
- gia tăng sản sản xuất sữa,
▪ Cây mồng tơi được dùng để uống để chữa trị sa hậu môn hay thoát vị hậu môn prolapsus hay sa ruột hernie,
▪ Cũng trong y học truyền thống Ayurvédique, mồng tơi dùng để :
- xuất huyết hémoragies,
- những bệnh về da,
- yếu sinh lý suy nhược sinh dục,
- viêm loét ulcères,
Ở Népal, nước ép lá mồng tơi dùng để :
- chữa trị bệnh kiết lỵ,
- bệnh viêm nước catarrhe,
- dùng bên ngoài để trị nhọt đầu đinh furoncles.
▪ Lượng chất nhày mucilage, là chất làm đặc rất tống cho soup, ragoûts ……
▪ Chất nhựa màu tím dùng như chất màu trong kỹ nghệ bánh trái và đồ ngọt.
▪ Cây mồng tơi đã được sủ dụng để điều trị :
- bệnh thiếu máu ở phụ nữ,
- ho,
- cảm lạnh (  lá với gốc ),
- nhiễm trùng liên quan đến lạnh,
▪ Cây mồng tơi, ngâm để uống điều trị :
- bệnh vô sinh infertilité,
- viêm sưng vùng xương chậu pelvienne,
- viêm dịch hoàn orchite,
- epididymytis,
- có khả năng là hư thai avortement,
▪ Những là được dùng trong trường hợp :
- táo bón constipation,
▪ Thuốc dán dùng :
- trên vết thương,
- nổi mề đay urticaire,
- và bệnh lậu gonorrhée,
▪ Dung dịch lỏng chất nhày mucilage trích từ lá và thân, mà một liều thuốc trị :
- bệnh nhức đầu.
Nghiên cứu :
Ở các nước Phi Châu và Châu Á, cây mồng tơi người ta sử dụng lá như rau xanh. Những người chữa bệnh bằng dược thảo trong Cameroon sử dụng dung dịch trích từ cây mồng tơi để tăng cường sự ham muốn tình dục và coi như là một phương thuốc vô sinh infertilité. Những nhà nghiên cứu đại học Yaounde đã phát hiện dung dịch trích này có hiệu quả.
Mồng tơi basella alba là một thành phần được sử dụng như một chất bổ sung kích thích tố testostérone.
Những nhà nghiên cứu không có bằng chứng khó khăn với hiệu quả này nhưng những nghiên cứu của họ cho thấy đây là vấn đề chính đáng cho rằng sự bổ sung có một số hiệu quả. Những nhà nghiên cứu thí nghiệm trên dịch hòa của chuột, không phải người và dựa trên chiết xuất trong méthanol của cây.
● Đầu tiên, những nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trích xuất đã an toàn. Những tế bào không chết khi cho nồng độ từ 10 và 100 microgrammas / ml.
● Thứ nữa, những nhà nghiên cứu phát hiện những trích xuất cây mồng tơi basella alba đóng góp tương đối ít hơn để gia tăng nồng độ testostérone nhiều hơn, nồng độ cao hơn hCG.( đây là kích thích tố glycoprotéine được sản xuất trong thời kỳ mang thai và được sản xuất bằng phôi thai ngay sau khi thụ tinh ).
Nồng độ hiệu quả của dung dịch trích là 10 microgram / ml. Nồng độ này sản xuất aromatase của những tế bào cũng tăng.( aromatase là phân hóa tố chủ yếu trong quá trình sinh tổng hợp œstrogène, chất này thường gây ra những bệnh ung thư hay những chứng bệnh khác. Những chất ức chế aromatase thường được dùng để điều trị những chứng bệnh này.
Trong sử dụng truyền thống của cây mồng tơi Basella alba, để điều trị bệnh vô sinh ở đàn ông và sự suy nhược tình dục, có thể là do khả năng bản thân không chỉ kích thích sản xuất androgène, mà còn những oestrogènes, dó đó có sự duy trì cân bằng œstrogène androgène cần thiết cho chức năng sinh sản bình thường ở nam giới. đây là kết luận của những nhà nghiên cứu. 
Nguồn :
Int J Mol Sci. 2011 Jan 14; 12 (1): 376-84.
Thực phẩm và biến chế :
● Lá mồng tơi được giới thiệu như ăn sống hoặc nấu chín ( nhưng vì chất nhày rất nhiều nên ăn sống rât khó ăn vì nhớt.
● Mồng tơi có một hương vị rất thơm và dể chịu, rất ngon nếu người ta thêm vào nhiều thứ rau ăn khác, sẽ được một món ăn gọi là tập tàng rất ngon..
● Thường thì không nên nấu quá chín lá, nước trở nên nhờn ( tùy khẩu vị từng người ).
● Với phẩm chất nhờn của mucilage, một tác nhân làm đặc thơm cho ragoûts, soups …. người ta có thể dùng để thay thế chất nhờn của đậu bắp gombo Abelmoschatus esculentus.
● Ngâm trong nước đun sôi lá mồng tơi, dùng như trà,


Nguyễn thanh Vân