Tâm sự

Tâm sự

lundi 27 août 2012

Hồng sim - Myrte - groseille


 Myrte-groseille
Cây hồng sim
Rhodomyrtus tomentosa ( Ait.)Hassk.
Myrtaceae
Đại cương :
Rhodomyrtus tomentosa, Việt Nam tên gọi Hồng sim, còn có tên khác đồng nghĩa Myrtus tomentosa Solander ex Aiton . Thuộc họ Myrtaceae, là một loài thực vật có hoa đẹp có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm Miến Điện, Cambodge, từ Ấn Độ, phía đông miền nam Trung quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, phía Nam Malaysia, hầu như lan tràn khắp cả vùng nhiệt đới Châu Á.
Đặc biệt tại Việt Nam, hoa sim màu tím đã trở thành biểu tượng cho một “ mối tình thơ mộng không thành, một ly biệt đau buồn, khi mà nhà thơ thời tiền chiến Hữu Loan sáng tác bài thơ “ Màu tím hoa Sim ”. Hiện nay bài thơ này đã được các Nhạc sĩ phổ nhạc và đã đi sâu vào tâm tư mọi tầng lớp yêu thơ, yêu nhạc.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Rhodomyrtus tomentosa là thực vật tiểu mộc, lá thường xanh, tăng trưởng dần đến 4 – 12 m chiều cao.
mọc đối, dai, 5-7 cm dài và 2-3,5 cm rộng, 3 gân lá chụm ở phía dưới gần cuống, hình bầu dục, đầu tà đỉnh nhọn, màu xanh bóng mặt trên, mặt dưới trắng và có lông dày, với một cuống lá rộng và bìa lá nguyên.
Hoa, cô độc hay hợp thành tụ tán hai (2) hoặc ba (3), 2,5 – 3 cm đường kính, với  5 cánh hoa nhuộm màu trắng bên ngoài, nhuộm màu hồng tím hay hoàn toàn màu hồng, dạng ellip, tiểu nhụy nhiều, màu đỏ 7-8 mm, bầu noản hạ 3 hay 4 buồng, vòi nhụy 1 cm
Phì quả, trái ăn được, có lông mịn, 10-15 mm dài, màu tím, tròn, 3 hay 4 buồng, phía trên đầu bầu noản đài hoa còn tồn tại, bên trong chứa khoảng 40 đến 50 hạt xếp thành 2 hàng trong mỗi buồng.
Hạt được phát tán bởi chim hoặc loài hữu nhũ.
Tĩ lệ sản xuất hạt và nảy mầm rất cao.
Bộ phận sử dụng :
Lá, rễ, trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần hóa học gồm :
► 2 hợp chất mới được phân lập :
▪ 2,4,7,8,9,10 hexahydroxy-3-methoxyanthracene-6-0-alpha-L-rhamnopyranoside;
▪ 4,8,9,10-tetrahydroxy-2-3-7-trimethoxyanthracene-6-0-beta-D-glucopyranoside;
► và những chất hóa học khác:
▪ α-amyrin;
▪ β-amyrenonol;
▪ β-amyrin;
▪ betulin;
▪ lupcol;
▪ acide nicotinique,
▪ acide betulinique
▪ rhodomyrtone;
▪ riboflavine;
▪ taraxerol;
▪ thyamine;
▪ vitamine A
► Nghiên cứu phân tích trong acétone, dung dịch ly trích từ lá Sim rhodomyrtus tomentosa, kết quả người ta phân lập được :
▪ Bốn (4) hợp chất tên theo thứ tự rhodomyrtosones A–D (1–4), cùng với :
▪ sáu (6) hợp chất đã được biết :
- rhodomyrtone,
- combretol,
- 3,30,4-tri-O-methylellagic acid,
- endoperoxide G3,
- (6R,7E,9R)-9-hydroxy-4,7-megastigmadien-3-one
- và a-tocopherol.
Quả chứa các :
- flavon
- glucosid,
- malvidin
- các hợp chất phenol,
- những acid amin,
- đường
- và acid hữu cơ.
Đặc tính trị liệu :
● Lá dùng làm thuốc :
- cầm máu,
- chữa vết thương chảy máu.
● Quả sim chín :
- trực tràng lòi ra ngoài ( lòi trĩ ) proctopsis ,
- ù tai,
- di tinh, mộng tinh,
- băng huyết.
● Rễ có thể được sử dụng :
- xuất huyết tử cung.
- đau lưng mõi gối,
- chống những cơn đau bụng maux d'estomac,
- và bệnh tiêu chảy diarrhée,
- viêm khớp, thấp khớp.
- và dùng như thuốc dán cho trẻ em sơ sinh,
● Trái ăn được có thể dùng làm :
- làm rượu gọi là rượu sim,
- mứt,
- tartes,
Nhưng cũng dùng cho y học để :
- chống bệnh tiêu chảy, diarrhée.
- chứng thiếu máu anémie,
- suy nhược sau cơn bệnh.
● Những chồi non và lá non có hiệu quả trong :
- bệnh đau bụng coliques,
- bệnh tiêu chảy diarrhée,
- kiết lỵ dysenterie,
- ung mủ abcès,
- nhọt furanculosis,
- xuất huyết hémorragie,
Và nước nấu sắc đậm đặc được dùng như :
● Nước thuốc sát trùng để :
- rửa những vết thương plaies,
- chứng lỡ ở da ( nùng bào chẩn ) impétigo
- và ung mủ abscesses.
- sa ruột thoát tràng hernie.
Dựa trên những thông tin ethnopharmacologique ( môn học nghiên cứu liên ngành động, thực và khoáng, những kiến thức sinh học liên quan đến văn hóa ngôn ngữ địa phương, để thực hiện thay đổi trạng thái sinh vật sống cho chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị…. Môn học nhấn mạnh chủ yếu vào thực vật dược thảo ), mục tiêu chính của nghiên cứu để điều tra trên những :
- hoạt động chống oxy hóa antioxydantes của các dung dịch trích khác nhau của lá sim rhodomyrtus tomentosa bằng cách sử dụng các phương pháp thực hiện trong phòng thí nghiệm in-vitro khác nhau.
- và nghiên cứu hoạt động chống loét với những trích xuất trong ethanol gây ra một mô hình loét cấp tính dạ dày.
Kinh nghiệm dân gian :
● Rễ và lá sim rhodomyrtus tomentosa được sử dụng để chữa trị ở Trung Quốc :
- viêm dạ dày ruột cấp tính và mãn tính, gastro-entérite aiguëchronique,
- đau bụng maux d'estomac,
- ăn khó tiêu dyspepsie,
- và viêm gan hépatite .
● Rễ sim cũng được dùng để chữa trị bởi y học truyền thống Trung Quốc :
- bệnh trực tràng lòi ra ngoài proctopsis.
● Ở Mả Lai dùng phương pháp nấu sắc rễ, đôi khi dùng sim Rhodomyrtus tomentosa được đưa ra chữa trị những bệnh nhân :
- bị tiêu chảy,
- hay bị chứng ợ nóng brûlures d'estomac.
(Ợ nóng, còn được gọi là pyrosis, ăn không tiêu đau vùng tim hay dạ dày bị acid, có một cảm giác bị nóng cháy ở trong ngực phía sau xương ức hoặc trong vùng thượng vị. Cơn đau thường gia tăng lên trong lồng ngực và có thể tỏa lên cổ, cổ họng hoặc góc hàm.
Ợ nóng thường liên kết với trào ngược acide dạ dày “ trào ngược dạ dày ”, đó là triệu chứng chính của bệnh “ trào ngược dạ dày thực quản “ reflux gastro-oesophagien ”RGO )
● Ở Trung Quốc hay Hồng Kông, những rễ Sim Rhodomyrtus tomentosa được dùng để chữa trị :
- xuất huyết tử cung,
Trong khi trái sim được dùng cho những phụ nữ mang thai.
● Ở Mả Lai, y học trong làng quê dùng :
- nước nấu sắc rễ dùng cho phụ nữ sau khi sanh .
● Ở Trung Quốc và Mả Lai, những nhà y học truyền thống, những y sỉ sử dụng nước nấu sắc để chữa trị những bệnh :
- đau vùng thắt lưng, vùng thấn kinh tọa low back ache
- đau lưng lombalgie,
- bệnh thấp khớp rhumatismales,
- viêm khớp arthritiques,
● Đối với những chứng bệnh ngoài da xem như chữa :
- bệnh chốc lở impétigo,
- nhọt,
- và ung mủ abcès.
● Thuốc dán chế biến từ lá áp dụng trên những vùng đau.
● Nước nấu sắc được sử dụng như :
- thuốc sát trùng ,
- và được dùng để rửa sạch những vết thương.
Sử dụng này cũng được :
- dự trù cho sự tổn thương giác mạc,
- suy nhược sau cơn bệnh,
- suy nhược thần kinh neurasthénie,
- chứng ù tai acouphènes,
- đau đầu,
- chảy máu vết thương plaies saignantes,
- di tinh mộng tinh spermatorrhée,
- và thậm chí rắn cắn morsures de serpent.
Nghiên cứu :
▪ Hoạt động kháng khuẩn :
Chất Rhodomyrtone :
[6,8-dihydroxy-2,2,4,4-tetramethyl-7-(3-methyl-1-oxobutyl)-9-(2-methylpropyl)-4,9-dihydro-1H-xanthene-1,3(2H)-di-one]
Phân lập từ Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. hiễn thị các hoạt động quan trọng chống lại những vi trùng gram dương +, bao gồm Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, résistant à la méthicilline Staphylococcus aureus (SARM), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus gordonii, Streptococcus mutans, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus salivarius
Ứng dụng :
► Trong y học truyền thống Việt Nam, được ghi nhận những tài liệu, những phương thuốc trong phạm vi bài này chỉ liệt kê đơn thuốc dùng riêng cây sim rhodomyrtus tomentosa mà thôi, không ghi lại những phương thuốc phối với những nguyên liệu khác như :
▪ Thiếu máu ở phụ nữ mang thai, suy nhược sau ốm :
- Quả sim khô 15-20 g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
▪ Tiêu chảy, kiết lỵ :
- Nụ sim 20-30 g sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu bị kiết lỵ với triệu chứng bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít có lẫn máu mủ, mót rặn, nên dùng quả sim tươi 30-50 g (khô 15-25 g) rửa sạch, sắc với nước uống, khi uống hòa thêm chút mật ong.
▪ Đi cầu xuất huyết :
- Quả sim khô 20 g, nước 400 ml, sắc còn 300 ml, chia 2 phần uống trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.
▪ Phỏng :
- Quả sim sao tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi vào vết thương. Trong trường hợp phỏng lửa, có thể lấy rễ sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương.
▪ Viêm dạ dày, viêm ruột cấp:
- Lá sim tươi 50-100 g (lá khô 15-20 g) sắc nước uống.
▪ Đau đầu, hen (dạng hư hàn):
- Dùng rễ sim khô 60 g, sắc nước uống.
▪ Phong thấp, bị thương lâu ngày nên khớp xương đau nhức:
- Rễ sim khô 60 g sắc lấy nước, hòa với rượu uống.


Nguyễn thanh Vân

 Màu tím hoa Sim - thơ Hữu Loan - Ca sĩ Thanh Tuyền