Tâm sự

Tâm sự

mardi 31 mai 2011

Củ gừng - Gingembre

Gingembre
Gừng-Khương
Zingiber officinale (Willd.) Roscoe
Zingiberaceae
Đại cương :
Gừng, tên Zingiber officinale, là một giống cây có nguồn gốc Á Châu, gồm có hệ thống phát triển như rể phù ra phân nhánh, đây là một thân ngầm dưới đất gọi là căn hành để nấu ăn và dùng để chữa bệnh dân gian. Gừng là gia vị truyền thống trong cách nấu ăn của Á châu và đặc biệt của Ấn Độ. Ở Phương Tây người ta chế tạo sản những bia gừng hay thức ăn tráng miệng như bánh mì vị gừng.
Về Dược thảo Gừng dùng để kích thích tình dục và chống lại nhức đầu chóng mặt khi đi du lịch, được trình bày dưới dạng gélule, viên, nước uống hay dạng trà. ( ngâm )
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Trồng như gia vị trong tất cả những nước vùng nhiệt đới, như Jamaïque, Inde, Chine, Antilles, Australie, Việt Nam v…v…
Mô tả thực vật :
Gừng là một thực vật có rất nhiều hiệu năng.
Thân thảo lớn vùng nhiệt đới, sống đa niên, cao khoảng 1,5 m, Lá mọc so le, thẳng hình mủi giáo, có mùi khi vò.
Thân trên không dài khoảng 20 cm với phát hoa, gié hoa ngắn, chứa nhiều hạt đen trong một viên nang 3 mảnh, trên ngọn một thân bao bọc bởi những vảy, gié do nhiều hoa đực hợp lại có răng, hoa màu trắng hay vàng có thùy nhọn bao chung quanh lá bắc, cánh hoa hình môi ngắn hơn môi của tràng hoa. Hoa thích phơi ngài ánh sáng trực tiếp, cũng như trong một bầu không khí ẩm ướt.
- Căn hành mang những « mắt » nơi đó cho ra những chồi non và cho ra cây gừng .
Căn hành phát triển thành củ, nạt , sống ngầm dưới đất lớn phân nhánh như « bàn tay » gần như nằm trên một mặt phẳng
Gừng là nhân chứng bởi những hiệu năng nhiều vô kể cần được phổ biến kiến thức cho đại đa số quần chúng.

Bộ phận dùng :

- Rhizomes (qui ont la forme d'une main)- Huile essentielle de rhizôme
- Căn hành ( hình bàn ttay )
- Tinh dầu trích từ căn hành gừng.
Thân rễ (thường gọi là củ )- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương
Thành phận hóa học-dược chất :
- Arylalcanes :
- gingérols ( 15 % ), shogaols, paradol, zingérone, gingérénones A và B (galanolactone trong nhóm cây ở Chine)
- Acide gingersulfonique, acide. pipécolique, cinnamique, glycérols
- Tinh bột (60 %), đường, chất béo (3 à 8 p.cent), sinh tố vitamines. A et B (niacine)
● Tinh dầu gồm : Tỹ lượng đầu biến đổi tùy theo nguồn gốc địa lý nơi mọc :
▪ Tinh dầu (2,5 đến 3 %)
▪ sesquiterpènes : zingibérène (30  %), arôme curcumène, camphène, bisabolène, citrale, lilalole, farnésène, zingibérol, béta-sesquiphellandrène
▪ monoterpènes : géranial, néral, linalol, citronellal, v…v…
● Thành phần chánh của Gừng tươi yếu hơn và ít hơn gừng sấy khô, trong khi lượng nguyên của shogaol tăng.
Tinh dầu ( dừng phương pháp sắc ký gaz )
Thành phần tĩ lệ chánh của Tinh dầu :
- Chromatographie phase gaz du lot LE059 :
Monoterpènes : camphène (5.99%), béta-phellandrène (3.90%), alpha-pinène (1.70%), limonène (1.03%), myrcène (0.73%), béta-pinène (0.22%), alpha-phellandrène (0.19%)
Monoterpènols : bornéol (0.79%), alpha-terpinéol (0.44%), linalol (0.29%), géraniol (0.17%)
Aldéhydes terpéniques : néral (0.26%), géranial (0.21%)
Sesquiterpènes : zingibérène (32.65%), béta-sesquiphellandrène (13.36%), ar-curcumène (8.41%), béta-bisabolène (6.92%), alpha-farnésène (6.77%), germacrène D (1.05%), béta-élémène (0.91%), (E)-béta-farnésène (0.46%), germacrène-B (0.32%), alpha-copaène (0.22%)
Oxydes : 1.8 cinéol (2.12%)
- Chromatographie phase gaz du lot ME066 :
Monoterpènes : camphène (6.15%), béta-phellandrène (4.14%), alpha-pinène (1.80%), limonène (0.94%), myrcène (0.70%), béta-pinène (0.21%), alpha-phellandrène (0.30%)
Monoterpènols : bornéol (0.82%), alpha-terpinéol (0.39%), linalol (0.16%), géraniol (0.11%)
Aldéhydes terpéniques : géranial (0.08%)
Sesquiterpènes : zingibérène (33.65%), béta-sesquiphellandrène (13.72%), ar-curcumène (8.90%), béta-bisabolène (6.99%), alpha-farnésène (4.31%), béta-élémène (0.83%), alpha-copaène (0.63%), (E)-béta-farnésène (0.24%), germacrène-B (0.11%)
Oxydes : 1.8 cinéol (2.08%)
Đặc tính trị liệu :
- dùng làm chất kích thích : thuốc bổ phái tính, kích thích tình dục
- tiêu trừ hơi gaz và là thuốc bổ cho hệ tiêu hoá ( chú ý )
- kiện vị bổ bao tử, tiêu hóa, tăng sự bài tiết nước miếng.
- tăng co thắc nhu động của ruột.
- nhuận trường nhẹ
- chống nôn mửa,
- rửa ruột,
- chống bệnh chistozomias và biharziose là bệnh do ký sinh trùng như sán mảng gây thiệt hại cho cơ quan nội tạng (shogaols và gingérols gingérols ) và chất gingérénones ức chế sự tổng hợp những prostaglandine và leucotriènes.
- chống loét.
- tê đau không cảm giác. ( Phối hợp với muối hột ngâm rượu )
- chống bệnh phong thấp ( Rhumatisme ).
► Thành phần chất béta-sesquiphellandrène là một chất chống lại siêu vi khuẩn ( rhinovirus ),
- chống vi trùng và chống nấm.
- chống đột biến ( mutation ) do gingérol và zingérone.
- trị ho,
- giảm sốt
-  giảm đau nguyên nhân sự co thắt hệ tiêu hóa.
- Gừng có chức năng chống viêm sưng, và đặc biệt đau do triệu chứng phong thấp viêm ( rhumatismes inflammatoires ).
- Đau răng ung mủ, răng hàm mặt, sưng nướu.
► Thông qua những hoạt động điều hoà, kích khích và hương thơm, gừng còn có đặc tính :
● tiếp thêm sinh lực,
● kích thích cơ thể.
Trong một số khu vực vùng nhiệt đới, gừng được công nhận là :
● là một loại thuốc bổ cho bộ phận sinh dục nam,
Đây có lẽ, là lý do gừng được xem là một dược thảo có tác dụng :
● kích thích tình dục aphrodisiaque,
● và được biết đến bởi những tác động của gừng trên sự mệt mỏi tình dục ( nhưng sự kiện này chưa được công nhận chứng minh bởi khoa học ).
Một số nghiên cứu y khoa chứng minh rằng, căn hành gừng có hiệu quả cho phép :
- giảm hay làm dịu cơn buồn nôn khi mang thai.
Tương tự,
- chức năng long đờm ( ho, viêm phế quản, viêm ngứa cổ họng, đau cổ họng ).
► Không phải là  không đáng kể đển chức năng có thể nói là không nói đến :
● Một hỗn hợp của gừng và mật ong là một “ công thức cho Bà Grand-mère ”, rất có hiệu quả.
Nhưng gừng cũng là một dược thảo dùng như thuốc :
- tống hơi có hiệu quả giúp trục tống những khí gaz trong hệ ruột và tranh đấu chống lại sự co thắt đau đớn, tất cả bằng cách giảm hơi flatulences và căng bụng ballonnements.
Rất nhiều nghiên cứu trên con người và kết luận rỏ ràng là những đặc tính của Gừng như:
- nôn mửa,
- rửa ruột.
và cũng đã xác nhận gừng có tác dụng rất tốt cho:
- bệnh nhân sau khi mổ ( post-opératoire )
Gừng đã cho ta thấy kết quả của sự chữa trị chống lại :
- chứng đau nửa đầu migraine, hiệu ứng rât tốt.
Đôi với người Á Châu như Việt Nam, Trung Hoa, người ta đã biết từ lâu :
- Gừng giảm hạ « chứng vận động » hay « bệnh do sự di chuyển » như đi xe, đi tàu v…v…. Những thủy thủ không quen thường nhai gừng khi đi biển.
- Những đàn bà việt nam, trung quốc thường dùng gừng ( xay uống ) để tránh nôn mửa vào buổi sáng.
-  Hiệu ứng bảo vệ niêm mạc hay màng nhầy của dạ dày.
- Tăng cường, điều hòa bài tiết không đủ mật và tuyến tụy tạng.
- hổ trợ tiêu hóa,
- hạ tĩ lượng cholestérole,
- đường máu triglycérides,
- acide béo
- và phospholipides.
- Phục hồi chức năng thận trong trường hợp suy thận.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
- Những đàn bà mang thai chưa quá 3 tháng, không nên dùng.( uống )
- Những đàn bà có thai lượng gừng dùng không được quá 2 gr gừng khô tương đương với 10 gr gừng tươi có thể ảnh hưởng đến sửa cho con bú ( lactation ) .
- Những người đang chữa trị bị có chất  « chống đông huyết anticoagulant », không nên dùng.( uống )
- Những người chuẩn bị trước một cuộc giải phẩu không nên dùng, có thể có cơ nguy gừng làm đông máu. ( uống )
- Ảnh hưởng khi sanh con ( trên lý thuyết, không có bằng chứng cụ thể vấn đề liều dùng này )
- Liên quan đến sạn thận
Cách dùng:
Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa.
- Có thể sắc Gừng tươi để uống. Ngày dùng 4-8g.
- Có thể làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng, mỗi ngày dùng 2-5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho.
- Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 muổng canh. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn.
- Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi cầu lỏng, mệt lả, nôn mửa. ( Miền Nam )
Sử dụng trong thực phẩm:
Tương tự như vậy, trong lãnh vực ẩm thực, gừng có một phẩm chất không thể phủ nhận trên toàn thế giới ?.
- Tại Phi Châu, ví dụ như, gừng được sử dụng như một hương liệu trong việc chuẩn bị cho các món ăn nhất định.
- Tại Bắc Mỹ, một loại thực vật song tử diệp được biết đến mang tên gừng hoang dại hay còn gọi “ gừng xoài Réunion ” có rể cũng có đặc tính thơm.
- Căn hành của gừng ngọt, thơm, nạt thịt và có một hương vị nhẹ dịu. Gùng được sử dụng để ướp giấm trong ẩm thực Nhật Bản hay như một thành phần gia vị trong phương cách nấu ăn người Ấn Độ.
- Mặt khác, thời xưa hơn, trong lãnh vực nấu ăn Trung Quốc để áng mùi nặng của những món ăn như thịt, cá hay hải sản nhất là những món ăn như thịt cừu.
Gừng cũng được dùng trong những món bánh để tăng thêm mùi hương như những bánh biscuits, bánh mì gưìng ….hay những thức uống hoặc trà như trà gừng để hổ trợ tiêu hóa.
Tinh dầu gừng được dùng để xoa bóp.
Công thức nấu ăn có gừng, chúng ta có rộng đường để lựa chọn.  
Bài thuốc rượu gừng :

Rượu muối gừng
Ngâm chân

Thành phần và phân lượng :
- 300 gr muối hột .
- 300 gr gừng .
- 1 lít rượu trắng hay alcool đốt 90° ( alcool brûle 90° bán trong siêu thị )
 Cách làm :
Cắt gừng thành lát mỏng, sao bằng lửa nhỏ cho vàng hơi khô.
Dùng máy xay khô xay nát nhỏ.
Dùng keo lọ thủy tinh 1 hoặc 2 lít, đổ muối hột + gừng đã sao + 1 lít alcool đốt 90° mua ở siêu thị.
Trộn cho đều, năng trộn mỗi ngày với số lượng 300 gr muối sẽ không tan hết vì đã bảo hòa .
Thời gian ngâm 15 ngày là dùng được, sau đó để càng lâu càng tốt.
 Phương pháp ngâm :
Dùng nước nóng, không nóng lắm với sức chịu đựng. Đổ nước tới mắt cá ( cheville ).
Đổ 2 muổng súp dung dịch ngâm vào, ngâm cho đến khi hết nóng .
Ngâm trong 20 phút .
Nếu bệnh nặng ngâm tuần 4 ngày. ( Trường hợp thận suy nặng )
Sau khi thấy giảm nhiều tuần 1 ngày là đủ , ngâm cho đến khi hết đau hẳn .
Chắt lấy nước trong đựng vào chai dùng để ngâm chân.
Xác muối gùng dùng để đấp hoặc xoa bớp khi bị trặc sưng hay những chứng khác xoa bớp dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền ( xem hình bàn chân những vùng đại diện những cơ quan con người )

 Chủ trị :
- Đóng vôi ở khớp xương, thoa bóp nhẹ, chờ tối thiểu 5 giờ rữa bằng nước ấm.
- Khô khớp, thiếu chất nhờn, phối hợp với cây mộc tặc tái tạo chất sụn.
- Viêm sưng
- Phong thấp
- Viêm khớp
- Thận suy, và những chứng khác liên quan đến những cơ quan nội tạng dưới lòng bàn chân.
Và có thể chữa những bệnh liên quan đến ngủ tạng, nhờ muối gừng nhờ rượu dẫn hấp thu từ những huyệt đạo dưới bàn chân nhất là huyệt dủng tuyền trị ho cảm cúm.
 
Gừng + Mật ong
Thành phần :
▪ 300 gr Gừng gọt vỏ sạch
▪ 300 gr mật ong nguyên chất
Cách làm :
▪ Sau khi gọt vỏ, gừng được xay nhuyễn.
▪ Thêm ½ mật ong vào, quậy đều.
Bảo quản trong lọ thủy tinh, giữ trong tủ lạnh dùng lâu ngày.
Đặc tính trị liệu :
- ăn không tiêu,
- hàn,
- đau bụng, khó tiêu,
- ợ chua,
- lạnh tỳ,
- lạnh xương sống,
- lạnh chân tay,
- khó thở, xây xẩm mặt,
- tay chân bủn rủn,
Cách dùng :
Nếu gặp những trường hợp trên :
- uống 1 muỗng cà phê với nước nóng hoặc ấm ( nóng nhiều tốt hơn )
- 3 lần / ngày


Tôi xin thành thật cám ơn Lương y Bà Phạm thị Ngọc đã cho phép phổ biến trên trang blogger.com dược thảo thực dụng,  bài thuốc " rượu gừng " và " gừng + mật ong " gia truyền của Sư phụ Thầy Tám Phước Thiện, cư ngụ tại Bến Tre. 



Nguyễn thanh Vân

Cây mộc tặc - Grande prêle

Grande prêle
Mộc tặc
Equisetum arvense L
Equisétaceae
Đại cương :
Tên gọi khác : Prêle des champs, Queue de cheval (equus=cheval / seta=crin), mộc tặc (tên
Loài khác : Equisetum. maximum, Equisetum. hiemale, Equisetum limosum
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc và môi trường : Môi trường ẩm
Mô tả thực vật :
- Thân thảo, sống đa niên bởi căn hành và rể ( màu đen )
- Thân chia làm 2 loại :
● Thân hữu thụ : 10 – 20 cm ( xuất hiện vào mùa xuân ), không phân nhánh, tận ngọn bởi một gié mang bào tử ( màu xám )
● và thân bất thụ : 20 – 60 cm, xanh lá cây, rổng bộng, có sọc, nhánh kết vòng luân sinh mảnh, yếu trải rộng và vểnh ra, nhánh rổng ( 2-4 mm đường kính ) xanh tái ( 8-12 đường rảnh ), nhánh yếu ( 1-2 mm đường kính ) có 4 cạnh .
-  : Lá bẹ màu nâu lợt có vảy răng nơi đốt, - Lá bẹ nâu (8 – 12 răng ) nằm nơi đất .
- Vị hơi mặn – kêu như cát ở răng .
Thu hoạch : vào mùa hè .
Bộ phận sử dụng :
- Nhánh thân bất thụ
Thành phần hóa học và dược chất :
Khoáng chất :
- Chlorure de K- Silicium (60 à 80 %)
- Silicate soluble dưới dạng hửu cơ ( organique )
Flavonols :
- quercétol,
Kaempférol-acide phénols :
- acide caféique,
Gallique-acide alcool :
- acide malique- tanins
Acides organiques :
- Saponosides = équisetonine
- Flavonoïdes = isoquercitoside,
- glucosides de la lutéoline
- và kaempférol-Alcaloïdes ( vết nhỏ )
Thí dụ: Nicotine Diméthylsulfone
Đặc tính trị liệu :
- Lợi tiểu (sels de potassium, flavonoïdes)
- Cầm máu chỉ huyết
- và làm lành vết thương ( kéo màng tạo sẹo )
- Tái tạo nguyên tố khoáng trong xương (silice)
- Chống lại chứng phong thấp ( tăng sức của mô liên kết bởi nguyên tố silic hòa tan )
Ứng dụng :
Thân bất thụ được sử dụng dưới :
- dạng nước cốt,
- dạng bột,
- nấu xắc
- hay dung dịch tan trong alcool.
►Mộc tặc là một dược thảo tuyệt hảo trong chức năng « tái tạo khoáng chất » thiên nhiên, nó chứa rất nhiều khoáng chất silic dể dàng đồng hóa bởi cơ quan.
Bởi sự phong phú với số lượng cao nguyên tố khoáng như silice, potassium, calcium, nên cây mộc tặc tác dụng có hiệu quả trong sự  « tái tạo nguyên tố khoáng chất » và lợi tiểu.
● Đó là một trong những yếu tố để chữa trị « mô liên kết » như :
- cartilage ( sụn ),
- tendons ( gân ),
- mô xương
- và gảy xương
● Đồng thời chữa trị những :
- màng vách động mạch,
- ngăn ngừa chứng loảng xương (ostéoporose ).
● Người ta ghi nhận rằng một kết quả thực tiển trên :
- những bướu thịt ( polype ) mũi,
- chảy máu cam,
- xuất huyết.
● Mộc tặc thúc đẩy làm chậm sự suy biến những khối u.
● Giúp tái tạo những mô liên kết bằng cách giúp hoàn hảo  sự đề kháng và sự đàn hồi.
● Làm ngưng những chứng chảy máu ở mũi và hiệu quả trường hợp viêm bàng quang.   
Tác dụng chữa trị khác :
- Thống phong ( goutte ),
- kết thạch ( Lithiase ),
- tử cung xuất huyết ( métroragie ),
- xuất huyết,
- móng tay giòn.
Dùng ngoài :
- vết thương,
- loét,
- vẩy nến,
- nứt da,
- loét tĩnh mạch trướng,
- không tạo sẹo lý do là do sự tuần hoàn trong tĩnh mạch bị nghẽn ( ulcère variqueux ),
- chứng lở chóc,
- ngứa,
- hắc lào
- và chăm sóc tóc.
Nấu sắc :
► 10 g cây sấy khô / litre ; 500 ml/ngày, giúp
- Lợi tiểu trong chứng bần niệu, sạn thận, chứng nhìễm khuẩn coli ( khuẩn tiêu chảy, kiết lỵ )
- Cầm máu chĩ huyết .
- Tái tạo nguyên tố khoáng trong xương : Phong thấp, Làm cứng những xương, những móng .
Dùng làm mỹ phẩm : giúp thư giản, tế bào da mềm mịn .
 Đun một nắm mộc tặc / 1 lít nước đun sôi 2 phút đoạn ngâm 10 phút uống khi nào khát.
- 1 gr bột mộc tặc khô trong một ít mật ong, 2 lần / ngày ; 10 ngày / tháng trong vòng 3 tháng trường hợp móng tay gảy, dòn.
► Xay thành bột : Biến chế trà mộc tặc
- 1 à 5 g de poudre par jour, ngâm trong nước sôi như trà .
► Người ta dùng dung dịch pha alcool để chữa trị :
- viêm bàng quang
- và nhiễm trùng đường tiểu.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Loài Equisetum palustre L. còn gọi là ( prêle đầm lầy ). Không dùng được vì sự hiện diện một alcaloide ( palustrine ) độc toxique .
Kinh nghiệm người dùng :
Nếu bạn muốn tái tạo những tinh thể khoáng ( reminéralisant ) trong những khớp xưong bạn ( condrocalcinose ). Bạn không nên dùng mộc tặc mỗi ngày nhưng nên dùng luân phiên xen kẽ với « aubier de tilleul » (photo)   mặc dù bạn dùng aubier de tilleul để loại những tinh thể nguyên tố khoáng trong khớp của bạn ( déminéralisant ), vì nó có chức năng làm giảm nguyên tố khoáng rất mạnh. Bạn dùng hai thứ thay phiên, bạn có thể tiết giảm khoáng để cân bằng khi bạn dùng mộc tặc để tái tạo khoáng chất, hai chức năng việc làm của xương cùng một lúc .
Gia chánh - biến chế :
Đọt non mới lú ăn như salade


 Nguyễn thanh Vân

lundi 30 mai 2011

Aulne glutineux

AULNE GLUTINEUX

Alnus glutinosa Gaertn.
Betulaceae
Đại cương :
Tên khác : Verne
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Âu Châu, Á Châu, Bắc Mỹ.
Môi trường ẫm và bên bờ sông, bờ nước .
Mô tả thực vật :
Thân đại mộc ( 10 – 15 m chiều cao ), lá có răng.
Phát hoa gié thòng đực thành chùm tụ tán dài 8 – 10 cm, gié thòng cái ngắn hơn tụ thành nhóm 2. gié mang trái hình tròn dạng chùy cứng.

Bộ phần sử dụng :

- Vỏ , chồi ngâm với glycérine

Thành phần hóa học và dược chất :

- Tanins (10 à 20 % )
- Lignanes
- Glucosides
- Anthraquinone :
● émodine
● Tanins 10 à 20 % ;
● Pigment rouge ;
● Huile grasse (acide palmitique et acide stéarique).
Aulne thích sống vùng ẩm ướt ; điều này cho phép ta thấy những giai đoạn của chứng viêm sưng cấp tính viêm mủ liên quan đến yếu tố nước. Đây cũng là bài thuốc dành cho những  bệnh có tiếp vĩ ngữ  « ite »

Đặc tính trị liệu :

► Hệ thống tuần hoàn :
- Viêm động mạch vành,
- viêm động mạch,
- nhồi máu cơ tim,
- huyết đông nghẽn tĩnh mạch,
- Huyết đông võng mạc,
- kinh luyến mạch ( huyết quản giật ),
- van tăng mạo ( van tricuspide cơ cấu của tim, ngăn không cho máu chảy chiều ngược lại) teo hẹp
► Hệ thống máu :
- Máu đông thấp tổng quát,
- acide urique,
- chống tạo thành cục máu trong hệ thống mạch,
- hoàn hảo sự tuần hoàn trong nảo,
- erysipèle ( da bị nhiễm nguyên nhân do vi khuẩn streptocoque b hémolytique ) tạo thành một dấu đỏ sáng dưới da kèm theo sốt quan trọng 40° C ),
- tĩnh mạch viêm,
- viêm sưng mạch máu dưới da.
► Hệ thống xương và khớp xương.
- cốt tủy viêm ( Ostéomélite ),
- chứng xương sớp ( Osteoporosse ),
- thấp khớp cấp tính (RAA),
- viêm xương.
►Hệ thống hô hấp .
- bệnh viêm phổi màng phổi ( lặc mạc phế viêm ),
- loại bỏ những thuốc kháng sinh,
- viêm phế quản,
- viêm mũi,
- viêm xoang,
- viêm khí quản.
► Hệ thống thần kinh .
Cải thiện và hoàn hảo trí tuệ và kích thích sự chú ý ở những người lớn tuổi, nhất là những người mắc phải « lổ trống bộ nhớ »
- Nổi mề đay mãn tính,
- đau nửa đầu cấp tính và mãn tính,
- não trạng già và cằn cỗi,
- chống viêm sưng,
- lỗ trống bộ nhớ .
► Hệ thống tiêu hóa .
- Viêm loét dạ dày và thập nhị chỉ tràng,
- viêm túi mật,
- tẩy sạch bao tử,
- viêm phúc mạc,
- viêm đại tràng.
►Hệ thống thận .
- Viêm bàng quang,
-  viêm thận ( viêm cấp tính hay mãn tính lớp tế bào đệm trong bàng quang ).
Phối hợp với nội bì vỏ, chồi cây có tác dụng chữa trị sạn mật.
● Vỏ cây rất giàu chất chát ( tanin ) :
- giảm co thắc,
- cầm máu chỉ huyết,
- sự điều tiết mật mạnh.
● Lá cây :
- tác dụng chống lại chứng phong thấp,
- tác động làm khô những bắp cơ và da.
- Giảm co thắc,
Aulne ngâm với rượu trắng, có tác dụng chữa trị :
- nướu răng,
- đau răng
- và đau cổ họng.
 Từ xưa người ta đã biết vỏ rất giàu chất tanins đã có những tiếng tăm về đặc tính trị liệu như :
- hạ nhiệt,
- giảm co thắc
- và tạo sẹo nhanh,
Cũng như người ta dùng cách nấu sắc xuống để dùng ngoài để chữa trị những vết thương và lỡ loét cũng như bị những loại bệnh trĩ.
Lá cây Aulne được chế tạo thành cao để chữa trị :
- đau viêm khớp,
- phong thấp
- và chữa rất hiệu quả những chứng viêm sưng vú .

Ứng dụng :

. Ngoài ra, còn có tác dụng làm ngưng những sự xuất huyết nội hay ngoại và làm lành vết thương. Mặt khác, những lá sự đau vú của đàn bà cho con bú.

Hiệu quả xấu và rủi ro :

Không
Sinh môi, tập đoàn thực vật :
Aulne glutineux là một cây bản chất rất mạnh ( cây chịu nước ), không chịu ảnh hưởng với đặc tính khoáng chất của đất nơi sống. Aulne là cây đi tiên phong và là tập đoàn lấn áp ở môi trường ngập nước định kỳ. Aulne là cây bảo vệ cho những giống khác khi môi trường đất quá ẩm ướt. Nó cải thiện và tái tạo đất nhờ những nốt ở rể có khả năng hấp thu azote của khí quyển. Bởi cái quyền lực tái tạo ở môi trường ẩm, nên nhà lâm học cho aulne là cây họ đậu của nhà nông.



Nguyễn thanh Vân

Tảo nâu - Vareche

VARECH
Tảo nâu
Fucus vesiculosus L.
Fucus serratus L.
Fucaceae
Đại cương :
Tên gọi : Varech
Ngành Tảo nâu ( Algues brunes ) cũng gọi Phaeophyceae,
Fucus do tiếng hy lạp « phucos » muốn nói rong biển. Màu nâu xanh, trong rong có 2 sắc lạp ( pigments ) chức năng hấp thụ ánh sáng và chứa những sắc tố chánh :
● Chlorophylle a và c gọi là diệp lục tố a và c dể tan trong nước.
● Caroténoïdes có sắc tố fucoxanthine ( caroténoïdes cá màu nâu ), tùy theo lượng sắc tố lục và nâu nhiều hay ít mà ta có rong màu xanh hay nâu.
Rong biệt chu, đa dạng, người ta dể dàng nhận biết do những phao được nằm trong tản, khác với tảo nâu sargassum phao rời ngoài .
Fucus sinh sản, hiện diện phát triển rất nhiều ở bờ Đại tây dương hay biển Manche.
► Tản, là một cơ quan dinh dưởng  ( không rể, không thân, không lá ), có bộ phận giống như rể dùng để bám vào đài vật gọi là giả căn, chỉ có chức năng bám vào đại vậ mà không có chức hấp thu nước và muối khoáng như các loài thực vật sống trên đất thuộc ngành hiển hoa..
Thủy triều mùa xuân tản đứt ra và tách rời khỏi đài vật (đá hay san hô … ) trôi nổi, bấp bênh, tấp vào bờ mắc cạn….dân Bretons gọi « goémon », dân Normands và charentais tên gọi « varech » để gọi chung rong biển.
Thực vật và môi trường :
- Nguồn gốc : Rong biển ở dọc bờ biển normandes và bretonnes
- Mô tả thực vật :  Dạng như lá dừa, hình phiến dài 20 cm đến 1 m, màu nâu xanh, thẳng ở gốc, kế phân nhánh chia đôi lưởng phân, chạy ra bởi gân giữa, bìa có răng cưa ( fucus serratus ) hay những phao hình cầu ( fucus vésiculosus )
- Phiến màu đen lợt hay nâu lợt của sừng, với những mục mụn màu trắng nhạt, bốc mùi hôi, mùi đặc biệt của rong biển, khi phơi dưới ánh mặt trời, theo thủy triều, có vị nhớt và mặn. 
Thu hoạch: Trong năm, trên ven bờ biển Đại tây dương hay biển Manche. Rong fucus là một thành phần của Rong biển nói chung.
Bộ phận sử dụng : 
- Tản
Thành phần hóa học và dược chất :
● Nguyên tố vi lượng ( oligòléments ) :
- iode,
- muối khoáng.
● Chất đa đường ( Polyoside ) :
- Algine hay acide alginique ( 40% )
Fucus là một tảo nâu có cơ cấu tản thalle hay thallus đặc biệt giàu muối khoáng, những nguyên tố vi lượng như :
- đồng,
- chrome,
- kẽm,
- sélénium,
- manganèse,
- sắt,
- iode,
- vitamine ( C, B1, B2, B6, B12 )
- và chất xơ fibres.
Thật vậy trong fucus gồm :
● 55 à 65% đường glucides (sorbitol, cellulose, mucilage…)
● 4 à 10% đạm protides (acide amine, peptides và phân hóa tố enzymes)
● 1 à 2% chất béo lipides
● 15% Chất khoáng với lượng lớn về :
- iode,
- chlore,
- brome,
- calcium,
- fer,
- magnésium,
- phosphore,
- potassium,
- silicium,
- sodium,
- soufre
● Vitamine C
Đặc tính trị liệu :
- Rong fucus dùng trong chế độ ăn kiêng ốm nhờ tản fucus có tính khử nước, mỗi lần ăn vào dạ dầy sẽ hấp thụ nước lại và phòng lên tăng dung tích, đầy bụng cắt đứt cảm giác đói.
- Ngoài ra, rong fucus dùng những chất của rong để thay thế, trang trải nhu cầu dinh dưởng cần thiết của chế độ ăn kiêng, giữ ốm.
Do chứa nhiều iode, fucus được biết giữ một vai trò trong biến dưởng những chất béo .
- Dùng đều và thường những chất xơ thiên nhiên của rong fucus, với số lượng lớn, giúp người dùng dể dàng dẩn chuyển phân trong hệ ruột, đi cầu dể .
- Rong fucus cũng dùng như là thuốc nhuận trường nhẹ để chữa bệnh bón hành khách du lịch ( bón do du lịch ngồi lâu )
- Giàu chất đạm thực vật đồng hóa được, fucus nghèo năng lượng calorie và chất béo .
- Thêm nữa, rong fucus chứa chất nhầy không đồng hóa, chỉ có đặc tính phòng trương phồng lên trong dạ dày khi tiếp xúc với nước, nhờ đó cắt đứt cảm giác đói tự nhiên và những chất xơ thực vật này dể dàng chuyển qua ruột ra ngoài ( transit intestinal ).
- Ngoài ra, Varech vesiculeux, còn được coi như thuốc để chữa bệnh psoriasis bệnh vảy nến và viêm mô dưới da (dùng ngoài da).
Đồng thời, còn chữa những bệnh như :
- Bướu giáp ( Goitre ) nguyên nhân liên quan do tuyến giáp trạng và nguyên tố khoáng iode,
- bón,
- thấp khớp.
Chủ trị - Chỉ định dùng :
Rong fucus được khuyến cáo rất hiệu quả trong khuông khổ chế độ ăn kiêng ốm để cắt cơn đói « couper la faim » và để giãm cân bằng cách mang đến cơ thể những nguyên tố dinh dưởng bình thường và cần thiết « bổ và cân đối ».
► Nấu sắc : 1 muổng súp / tô lớn nước trước bữa ăn.
► Thuốc cao : Nấu sôi một nắm varech véculeux trong nước, đắp nóng vào nếu có thể.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Đối với những người bị chứng “ hyperthyroïde ” không nên dùng. Lượng iode chứa trong rong fucus vesiculosus có thể làm bệnh trở nên trầm trọng thêm. Người ta cũng nghi ngờ đối với những người dị ứng mẩn cảm với iode.


Nguyễn thanh Vân

Ngưu bàng - Bardane

Bardane – Ngưu bàng
Arctium lappa L.
Astéracées
Đại cương :
Tên khác : Grande Bardane, Herbe aux teigneux, Herbe aux pouilleux, Choux d'ânes, Glouteron, Gratteron, Oreille de géant, Ngưu bàng.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Pháp ( tìm thấy trên đất hoang ở vệ đường ), tất cả Âu Châu, Bắc Á, du nhập vào Châu Phi và Bắc Mỷ.
Mô tả thực vật : :
- Cây thân thảo, thân vững cứng 2 năm.
- Năm thứ nhất : Lá mọc vòng xếp như cánh hoa hồng, lá đơn rất lớn ( 50 cm trên 30 cm ) , cuống lá dài 15 cm, hình bầu dục hơi giống dạng tim phía dưới, bìa lá dợn sóng và có răng, mặt dưới màu hơi trắng, gân lá lộ ra, không mù vị đắng .
- Năm thứ hai : Thân cao 80 – 150 cm, phân nhánh, lá hình bầu dục mủi giáo, lá trên nhỏ hơn lá phía dưới.
 - Rể dài, rể cái dài và mập thịt .
Phát hoa ở ngọn : tản phòng mở rộng buồng hoa to ( 3 cm rộng ) bao quanh bởi những lá bắc chồng lên nhau và kết thúc bằng cái móc.
- Hoa màu đỏ, hình ống ( hoa đực và cái )
- Quả : Bế quả nhỏ lộ lên trên sợi lông ngắn màu vàng, thô, hình kim.
- Rể :
- Củ tròn 2 cm dài trên 1 – 1,5 cm đường kính
- Nhăn nhún theo chiều dọc sau khi khô
- Mặt ngoài màu nâu sáng, bên trong thịt màu trắng vàng
- Không mùi khi ở trạng thái khô.
- Vị ngọt hậu đắng .
Thu hoạch : Thu hoạch rể trước khi trổ hoa, vào mùa thu năm thứ nhất, và mùa xuân năm thứ hai .
Thành phần hóa học và dược chất   :
- Glucosides amers,
- flavonoïdes (arctiine),
- tanins,
- polyacétylènes,
- tinh dầu cần thiết,
- lignanes,
- coumarines
- Inuline (50%)
- Chất nhầy (Mucilage) (xyloglucanes và xylanes amers)
– Tinh dầu (66 composants xác định)
- Thành phần polyénes và polyines linéaires hay cycliques (32 acides aromatiques, 14 polyacétylénes)
- Polyphénols (acide caféique, chlorogénique, isochlorogénique)
Bộ phận sử dụng :
Rể, lá, và hạt
Đặc tính trị liệu : 
● Rể :
- Hạ đường trong máu
- lợi tiểu
- nhuận trường
- Chống bệnh nhiễm cầu khuẩn staphylococcus  ( staphylococcocique )
- Kháng sinh ( kháng vi trùng Gram + ),
- Kháng khuẩn ( polyénes và polvines chống vi trùng hìng cầu staphylocoques )
- kháng nấm.
● Lá :
- Kháng sinh
- kháng trùng, kháng khuẩn .
- Lọc máu
- kích thích bài tiết mồ hôi
- chống sự viêm sưng
- lợi tiểu
- xác trùng đặc biệt chống lại bệnh nhiễm loại cầu khuẩn, giải độc ( antivénéneux ),
- thuốc kháng sinh bởi hiện diện những chất polyacétylènes.
● Ngưu bàng cũng tác dụng chống ung bướu ( antitumorale ), Bardane ( hạt ) là dược thảo bảo vệ gan ( hépatoprotectrice ), loại bỏ những dư thừa trong gan, giãm tỷ lượng đường trong máu, bảo vệ mạch máu và chống sự oxy hóa ( hạt ) .
● Đáng tin tưởng trường hợp những bệnh ngoài da như tất cả loại :
- ( mụn trứng cá,
- lở chóc,
- bệnh vảy nến,
- lác hắc lào,
- ung mủ,
- nhọt,
- chứng sài bỏng trẻ em,
- chứng mồ hôi mỡ ).
● Trong trường hợp bệnh tiểu đường Ngưu bàng sẽ giãm tỷ lượng đường trong máu đây cũng là một trong những chức năng làm sạch máu.
● Hiệu quả trong trường hợp bị thống phong ( goutte ), viêm khớp, thấp khớp, bardane giúp loại trừ chất độc tích tụ có thể là nguyên nhân gây bệnh,
● Ngưu bàng làm ngưng sự rụng tóc gây hói đầu .
● Rể Ngưu bàng thải bỏ những kim loại nặng, trong trường hợp sạn thận, trường hợp bệnh sưng tuyến nước bọt quai bị ( oreillon ) hay bệnh sởi ( rougeole ) ngưu bàng giúp loại trừ độc chất .
Ứng dụng  :
Trong y học truyền thống dùng thường « bardane » :
► Dùng ngoài da:
Chữa trị những chứng bệnh ngoài da ( ghẻ, phong ), những bệnh hoa liễu .
Ngày nay, những gì ngày xưa đã được xác nhận :
- Dùng ngoài da cho những bệnh vể da ( như mụn, lỡ chóc, nhọt ). Tác dụng làm dịu đau do những côn trùng chích bằng cách đắp rể hay lá tươi nghiền nát trên vết chích.
- Đối với chứng hói đầu, chà xát chổ hói với 30 gr lá tươi giả nát / 1 lít nước, thêm một ít alcool để bảo quản .
► Dùng trong cơ thể : 
- Tác dụng lọc máu và lợi tiểu. Uống 4 tách / ngày ( đun ngâm 50 gr rể tươi / lít nước )
- Nhọt đầu đinh, nhọt đầu ngón tay, nhiễm cầu khuẩn nấu sắc uống, lá tươi giả nát dùng chống những vết thương tĩnh mạch trường.
- Nấu ngâm : Ngâm rể bardane trong nước sôi dùng giúp cơ thể thải bỏ những chất cặn bả.
Bardane chứa chất hypoglicémiante có tác dụng hạ tỉ lượng đường trong trường hợp bệnh tiểu đường.  
- Đồng thời cũng trị thống phong, sạn mật, thấp khớp, đổ mồ hôi, bệnh sởi
Liệu pháp - biến chế  :
Đun ngâm : 30 gr lá hay rể trong ½ lít nước đun sôi 3 phút đoạn ngâm 10 phút .
Nấu sắc : Đun sôi 10 gr rể trong 3 tách nước, nấu sắc xuống còn 1/3, lọc, uống 1 tách nước ấm trước bữa ăn .
Dùng ngoài da : 60 gr / lít, nấu sắc trong 10 phút như chất bảo vệ sự dinh dưởng trong chữa trị những đường nứt, trầy xây sát, nứt nẻ, răng da và chống lại những côn trùng chích .
Thuốc dán : đun vài lá tươi trong một ít sửa, được một dung dịch sệt, đấp khi còn ấm nóng giữa 2 lớp vải the .
Dùng cao bằng lá tươi rất hiệu quả trong trường hợp bệnh về da mụn cám, nhọt, ung mủ và lở  chóc. bệnh vảy nến. 
Biến chế : 
- Nấu sắc : Trong trường hợp mụn cám, dùng ngoài da :
Dùng ngoài da:15 gr rể tươi trong 1 lít nước, nấu sắc 10 phút, đấp bằng vải lưới (compresses).
Dùng uống : 2 tách / ngày.
- Súc miệng : Trường hợp viêm miệng.
- Dùng dung dịch súc miệng còn dùng để chống lại chứng đau cổ họng.
- Rụng tóc : Ngâm rể trong alcool để tạo dung dịch thoa gội tóc ( lotion )
- Bị rắn cắn : nghiền nát thân và lá tươi và đấp lên vết cắn.
- Để hạ đường trong máu : lấy 60 gr rể tươi trong 1 lít nước, đun sôi, uống 3 tách / ngày.
- Dầu bardane : đun thời gian 1 giờ với lửa nhỏ trong dầu, lá hay rể  tươi, trường hợp có những vấn đề về da ( lở chóc, lác hắc lào, vải nến, …).
Gia chánh - Thực phẫm
Vào mùa xuân, cây ngưu bàng mọc có thể nấu chín và ăn như asperge hay ăn với beurre.
Thân cũng ăn được khi lột bỏ vỏ ngoài những vỏ sợi bao quanh..
Thu hoach tốt nhất vào mùa thu và nhiều có thể dự trử.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Không

Nguyễn thanh Vân