Tâm sự

Tâm sự

jeudi 28 août 2014

Thừng mực - Bitter Oleander.

Bitter Oleander
Thừng mực-Hồ liên to
Holarrhena pubescens (Buch.-Ham.) Wall. ex G.Don
Apocynaceae
Đại cương :
Danh pháp khoa học đồng nghĩa :
Holarrhena antidysenterica (L.) Wall. ex A.DC.
Holarrhena febrifuga Klotzsch (1862).
Tên thông thường :
Ecorce de conessie (Fr). Conessi, fever pod, holarrhena, kurchi bark, tellichery bark (En). Quina, erva do Malabar (Po). Mti mweupe, mkwale (Sw). Ở Việt Nam, theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tên gọi là Cây Thừng mực hay cây Hồ liên to, thuộc họ Apocynaceae.
Nguồn gốc và sự phân phối địa lý :
Cây Thừng mực Holarrhena pubescens có nguồn gốc ở đông Châu Phi nhiệt đới và Á Châu nhiệt đới từ Ấn Độ đến Việt Nam, bao gồm Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam.
Holarrhena pubescens (Buch.-Ham.), cây này đặc biệt chiếm ưu thế trong vùng rộng lớn thuộc Himalaya. Trong Châu Phi, hiện diện từ miền đông của Cộng hòa dân chủ Congo và Kenya tới miền Bắc Nam Phi.
Cây Thừng mực Holarrhena pubescens được trồng trong vườn thực vật ở Châu Phi, Ấn Độ và những đảo ở Ấn Độ Dương. Ở Châu Á, trồng ở Quang Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Đài Loan
Sinh thái :
Thừng mực Holarrhena pubescens hiện diện trong những rừng thường xanh khô với lá khô rụng sớm, trong những thảo nguyên bụi cây và đồng cỏ hoặc nơi có đá, thường gần suối, lên đến độ cao 1500 m.
Cây Thừng mực Holarrhena pubescens là một loài tiên phong xâm chiếm vào những không gian mở.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Tiểu mộc cao 3-12 m, đường kính khoảng 20 cm, lá rụng, nhánh màu trắng nhạt, cành non và mặt dưới lá có lông, với mủ sữa trắng trong tất cả những bộ phận của cây, vỏ thô màu nâu nhạt, nứt tróc theo chiều dọc dạng những mảnh nhỏ, vỏ cây còn non gần như láng  
, đơn, mọc đối, có phiến xoan thuôn dài, to 10-27 x 5-12 cm với 11-20 cặp gân phụ, hơi có lông rậm, màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, mặt dưới màu nhạt, đáy tù đỉnh nhọn, bìa phiến nguyên, láng hoặc có lông ở mặt dưới, có tuyến ở đáy, cuống ngắn 4-6 mm đôi khi 0, có lông, mập.
Phát hoa, chùm tụ tán ở chót nhánh, rậm nhiều hoa, xuất hiện cùng với những lá mới, nhánh hoa dày đặc những lông.
Hoa, đều, trắng kem, rất thơm, hoa lưỡng phái.
- Đài có răng nhọn, thẳng, thùy của đài hoa 5, kích thước 2,5 mm dài, thuôn, hình mũi mác, có lông, tuyến nằm bên dưới,
- Vành hoa, thùy vành hoa 5, nằm chồng lên nhau về bên phải, thuôn dài, hình ống, ống dài 1,3 cm, bao phủ bởi ít lông, miệng vành với một vòng lông, thùy vành 1-3 cm.
- Nhụy đực, tiểu nhụy 5, bao gồm, chỉ ngắn, đính vào ống vành, bao phấn có dạng mũi tên,
- Nhụy cái, đĩa vắng mặt, bầu noãn 2 tâm bì, nhiều noãn trong mỗi tâm bì, vòi nhụy 2 mm dài, nuốm hình nêm, nứt đôi.
Trái, manh nang, cặp đôi nối nhau ở đầu sau đó rời ra, hình ống, dài 15-30 cm và mảnh dài, thường rải rác những đóm trắng.
Hạt, hẹp hình chữ nhật, dài 15 mm, lông mào dài 4-4,5 cm, màu nâu, để giúp cho hạt phát tán xa,
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, vỏ rễ, nhựa sữa trắng, lá hoa, hạt .
Thành phần hóa học và dược chất :
Vỏ của thân, vỏ của rễ và hạt của cây Thừng mực Holarrhena pubescens cung cấp :
- hơn 40 chất alcaloïdes.
Nồng độ cao nhất được tìm thấy trong :
▪ Vỏ của thân và của rễ, đền 4,3%, nhưng người ta chỉ báo có 0,4% cho những cây có hoa.
▪ Những lá chứa 1–1,5% và những hạt chứa từ 0,6 đến1,8%.
Theo dược điển Ấn Độ, vỏ phải chứa khoảng 2% chất alcaloïdes.
Hầu hết những alcaloïdes của vỏ thân và rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens  là :
- những alcaloïdes stéroïdes dẫn xuất của chất conanine,
hoặc chất liên quan chặt chẽ và người ta cũng tìm thấy ở những loài khác của giống Holarrhena.
Chất alcaloïde chánh của vỏ thân và rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens là :
- conessine .
Những thành phần khác là :
- norconessine (kurchine),
- conessimine,
- kurchamine,
- kurchessine,
- kurcholessine,
- conimine,
- conamine,
- và holarrhénine.
▪ Những Thừng mực Holarrhena pubescens chứa chủ yếu những alcaloïdes stéroïdes dẫn xuất của chất prégnane như :
- holarrhimine,
- holaphyllamine,
- holamine,
- và holaphylline,
cũng như của :
- triacanthine ( alcaloïde dẫn xuất của adénine ).
Amino-glycostéroïdes khác nhau, cũng hiện diện trong những lá cây Thừng mực Holarrhena pubescens  .
Những chất này có chứa một :
- osamine, một đường amine là những chất mà chức năng alcool (-OH ) được thay thế bằng một amine ( NH2 ).
và ở một số nhất định, như :
- holarosine,
- và holacurtine,
phần stéroïde của phân tử là :
- một cardénolide.
Những hạt cây Thừng mực Holarrhena pubescens chứa :
- conessine,
- norconessine,
- conamine,
- và conarrhimine.
Đặc tính trị liệu :
● Cơ chế hóa học chữa trị của cây Thừng mực Holarrhena pubescens :
Chất conessine có những đặc tính như :
- an thần sédatives,
- trầm cảm dépressives của hệ thống thần kinh trung ương SNC, système nerveux central,
- trầm cảm tim dépressives cardiaques,
- hạ sốt antipyrétiques,
- và giảm đau analgésiques.
Nó cũng có một hoạt động quan trọng :
- chống loài biến hình trùng anti-amibienne,
nhưng phải sử dụng cẫn thận bởi vì nó có thể đặt ra những vấn đề thần kinh neurologiques, như :
- chóng mặt vertiges,
- run rẩy tremblements,
- mất ngủ insomnie,
- kích động agitation,
- hoặc lo âu anxiété.
Conessine cũng thể hiện của những hoạt động :
- kháng khuẩn antibactériennes,
- và chống nấm antifongiques
chống lại tất cả loại tác nhân gây bệnh cho người, thực hiện trong ống nghiệm in vitro.
Người ta phát hiện rằng chất conessine, có tất cả loại của hoạt động :
- đột phá perturbatrices,
chống lại 4 loài côn trùng và trong phòng thí nghiệm, cho thấy một tiềm năng ức chế sự tăng trưởng trên :
- những ấu trùng larves,
Nhiều alcaloïdes stéroïdes khác cũng cho thấy một hoạt động :
- kháng khuẩn antibactérienne,
- và chống nấm antifongique.
Những alcaloïdes stéroïdes hiện diện trong vỏ của thân và vỏ của rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens có một hoạt động :
- hạ huyết áp hypotensive,
- và đồng thời gây tê bộ phận anesthésiques locaux,
- và chống co thắt spasmolytiques,
Nhưng mà cũng gây độc cho tim cardiotoxiques.
▪ Gíá trị chữa bệnh của cây Thừng mực Holarrhena pubescens là do sự hiện diện của :
- chất alcaloïdes
tạo ra tương tự như tannates.
Chất alcaloïde chánh của cây chừng mực là :
- conessine ( năng suất 0,4%),
- một stenol,
 với cấu trúc tương tự với :
- 7 ergosten-3-ol,
- và Y stigmasténol.
Chất triacanthine cũng có một hoạt động :
- hạ huyết áp hypotensive,
Nhưng nó cũng :
- gây độc cho tim cardiotonique,
- và chống co thắt antispasmodique,
- và là một chất kích thích hồi phục đường hô hấp analeptique respiratoire.
Hơn nữa, triacanthine kích thích sự phát triển :
- của những hồng huyết cầu trưởng thành globules rouges adultes,
- và hành động trên sự thiếu máu anémie, gây ra trong thực nghiệm ở thỏ lapins.
Nhiều trong những dẫn xuất của prégnane có thể dùng làm nguyên liệu khởi đầu để thực hiện sự tổng hợp một phần của stéroïdes dược phẩm như là :
- những kích tố nội tiết vỏ thượng thận adrénocorticales ( corticostéroïdes ),
- và kích thích tố sinh dục hormones sexuelles ( như những œstrogènes, progestrogènes và androgènes ).
Chất holamine, holaphyllamineholaphylline thể hiện những đặc tính :
- chống viêm đáng kể anti-inflammatoires.
► Bộ phận sử dụng hiệu quả y học :
● Vỏ :
▪ Bộ phận sử dụng là vỏ. Vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens có đặc tính :
- chất làm se thắt astringent,
- chống bệnh kiết lỵ antidysentérique,
- diệt trừ giun sán vermifuge,
- thuốc dễ tiêu stomachique,
- hạ nhiệt fébrifuge,
- và là thuốc bổ tonique.
- chống đau răng antidontalgic,
- thuốc dễ tiêu stomachique,
- lợi tiểu diurétique,
- sử dụng trong những bệnh trĩ piles,
- bệnh đau bụng tiêu chảy coliques,
- rối loạn tiêu hóa dyspepsie,
- những bệnh của lồng ngực poitrine affection,
- bệnh ngoài da maladies de la peau,
- và bệnh của lá lách rate.
được sử dụng trong chữa trị :
- bệnh kiết ly biến hình trùng amib dysenterie amibienne,
- và bệnh tiêu chảy diarrhée,
  thường được cho uống dưới dạng nước nấu sắc décoction hoặc nước ly trích.
Mặc dù rằng hành động chậm so với :
- émétine,
( là một alcaloïde được lấy từ cây ipéca, được phân lập từ năm 1817 bởi Pelletier và Magendie, dùng như là gây ói mữa vomitif. Là một chất độc có hiệu năng làm:
- nôn mữa émétique,
- và chống biến hình trùng amibe ).
Nó ít độc toxique và có thể xử lý bằng đường uống voie orale.
Vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens được dùng đơn độc hay với một thuốc làm se thắt astringents trong những trường hợp :
- bệnh trĩ piles,
- bệnh kiết lỵ amib dysenterie amibienne,
- và tiêu chảy diarrhée,
- bệnh đau bụng tiêu chảy coliques,
- kiết lỵ dyspepsie,
- những bệnh lồng ngực affections de la poitrine,
- và lợi tiểu diurèse;
Cũng được sử dụng cho :
- những bệnh của da maladies de la peau,
- và lá lách rate.
▪ Một nước nấu sắc nóng décoction chaude của thuốc được sử dụng như :
- một nước súc miệng gargarisme trong đau răng maux de dents.
● Lá :
cây Thừng mực sử dụng trong :
- viêm phế quản mãn tính bronchite chronique,
- những mụn nhọt đầu đinh furoncles,
- những bệnh loét ulcères.
● Hoa :
Hoa cây Thừng mực Holarrhena pubescens sử dụng trong :
- những bệnh của máu maladies du sang;
● Rễ :
Rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens sử dụng trong :
- bệnh xuất huyết hémorragie;
▪ Rễ và vỏ sử dụng để chữa trị :
- bệnh kiết lỵ amib dysenterie amibienne;
● Hạt :
▪ Hạt giống cây Thừng mực Holarrhena pubescens, dùng :
- kích thích tình dục aphrodisiaque,
- chống rối loạn gan mật antibilious,
dùng trong:
- chứng đầy hơi flatulences,
- những bệnh nhiễm ký sinh trùng infections parasitaires,
- thúc đẩy thụ thai conception,
- và làm cường kiện những mô âm đạo tissus vaginaux sau khi sanh accouchement.
● Nhựa sữa latex :
▪ Nhựa sữa trắng latex cây Thừng mực Holarrhena pubescens sử dụng trong :
- chứng chóc lở eczéma,
- và những bệnh khác của da maladies de la peau;
● Trích xuất rễ, thân, lá, trái, hoặc hạt :
▪ Những trích xuất trong nước của vỏ của rễ và của thân hoặc cây Thừng mực Holarrhena pubescens có một độc tính tương đối thấp.
▪ Trích xuất trong cồn extrait alcoolisé của trái hóa ra có một hoạt động :
- chống ung thư anticancéreuse,
 chống lại tế bào ung thư biểu mô người carcinome épidermoïde humain của mũi họng nasopharynx trong những thí nghiệm nuôi cấy mô cultures de tissus.
▪ Trích xuất trong nước của trái cây Thừng mực Holarrhena pubescens làm nổi bậc lên những hiệu quả :
- hạ đường máu ở chuột hypoglycémiques .
▪ Trích xuất khác nhau của hạt hoặc vỏ của cây Thừng mực Holarrhena pubescens cho thấy một hoạt động :
- kháng khuẩn antibactérienne,
- và chống nấm antifongique
chống lại tất cả loại tác nhân gây bệnh cho người pathogènes humains, bao gồm nhiều chủng kháng với thuốc kháng sinh résistantes aux antibiotiques.
▪ Trích xuất của vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens cũng cho thấy một hoạt động :
-  chống lại loài huyết tương trùng antiplasmodiale.
Ở chuột mắc bệnh những loại loét khác nhau của thập nhị chỉ tràng gastroduodénaux, nước nấu sắc décoction của vỏ thân đã chứng tỏ hìệu quả :
- chống gây bệnh loét anti-ulcérogènes.
Cũng cho thấy một hoạt động kháng vi khuẩn antimicrobienne, chống lại những chủng :
- Escherichia coli,
- entérohémorrhagiques.
► cây Thừng mực Holarrhena pubescens được sử dụng trong những sản phẩm mỹ phẩm, bởi lý do là :
đặc tính khử trùng antiseptiques :
• Xử lý những sự nhiễm trùng của da infections de la peau,
• và chữa trị những bệnh như :
- những mụn nhọt đầu đinh furoncles,
- vết thương blessures,
- trong đặc biệt là những bệnh không lành được và nung mủ purulentes.
Chủ trị : indications :
Những đặc tính y học của cây Thừng mực Holarrhena pubescens, được sử dụng chủ yếu trong những trường hợp như sau :
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- tiêu chảy diarrhée,
- bệnh của túi mật vésicule biliaire,
- bệnh bàng quang vessie,
- viêm khớp arthrite,
- và thoái hóa khớp xương ostéochondrose,
- trong những bệnh của lá lách rate,
- viêm dạ dày gastrite,
- viêm đại tràng colite,
- và đầy hơi ballonnements,
- như thuốc trừ giun sán vermifuge,
- những bệnh trĩ hémorroïdes,
- viêm phế quản bronchite,
- bệnh lao tuberculose,
- như thuốc hạ sốt antipyrétique
- cho những vết rắn cắn morsures de serpent,
- và để chữa trị những bệnh ngoài da maladies de la peau.
Kinh nghiệm dân gian :
Là một cây thuốc trong y học truyền thống Ayurveda Ấn Độ. Một trong những danh pháp thực vật đồng nghĩa Holarrhena antidysenterica, đã nói lên tất cả. Cây Thừng mực Holarrhena pubescens là một trong những cây thuốc tốt nhất để chữa trị :
- tiêu chảy diarrhée.
▪ Theo y học truyền thống Ayurveda, vỏ lợi ích trong chữa trị :
- những bệnh trĩ piles,
- những bệnh ngoài da maladies de la peau,
- và những bệnh gan affections hépatiques.
Vỏ được dùng bên ngoài trong trường hợp :
- rối loạn da troubles de la peau.
Vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens chủ yếu được pha trộn với nước tiểu bò urine de vache và áp dụng trên những vùng ảnh hưởng.
▪ Trong chữa trị rối loạn đường tiểu troubles urinaires, vỏ được dùng chung với sữa bò.
▪ Nước ép tươi của vỏ được xem như tốt để kiểm tra :
- bệnh tiêu chảy diarrhée.
▪ Trong bệnh trĩ máu saignement pieux.
Nước nấu sắc décoction của vỏ cây Thừng mực Holarrhena antidysenterica Wall, với gừng gingembre để kiểm tra :
- chất nhầy mucus,
- và máu sang.
Áp  dụng cây thuốc này lợi ích trong :
- bệnh thấp khớp rhumatisme,
- viêm khớp arthritis,
- và bệnh viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp xương oesteoarthritis.
▪ Ở Kenya, những nghiền nát trong nước dùng để chữa trị :
- bệnh đau dạ dày.
Ngâm trong nước đun sôi rễ cũng được dùng để :
- kích thích sự bài tiết sữa lactation.
▪ Trong Nam Phi Afrique australe, ngâm bột rễ trong nước đun sôi dùng để chữa trị :
- chứng táo bón constipation,
- bệnh suyễn asthme,
- bệnh đau bụng douleurs abdominales,
- và vô sinh ( không thụ tinh ) stérilité.
Cũng được dùng  cho những hiệu năng :
- làm sẩy thai abortives,
- kích thích tình dục aphrodisiaques.
Rễ nấu chín trong sữa, dùng chống lại :
- những vết rắn cắn morsures de serpent,
và sử dụng trong chữa trị :
- những bệnh hoa liễu maladies vénériennes.
Nước nấu sắc nóng décoction chaud của vỏ thân được sử dụng trong nước súc miệng gargarismes chống lại :
- bệnh đau răng douleurs dentaires.
Nước ép jus của những trái, là một đơn thuốc chống lại :
- bệnh ho toux.
▪ Trong Ấn Độ Inde, vỏ và những cây Thừng mực Holarrhena pubescens được sử dụng bên ngoài cơ thể để chữa trị :
- bệnh ghẻ gale,
- mụn nhọt đầu đinh furoncles,
- những bệnh loét ulcères,
- và những bệnh trĩ hémorroïdes.
Bột được chế biến từ rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens được dùng uống để :
- cầm máu sau khi sanh con hémorragies après les accouchements,
- và chảy máu cam saignements de nez.
▪ Vết thương được rửa với trích xuất của hạt và nước ngâm trong nước đun sôi hoặc pha trộn với nước tiểu của bò  ( trong y học truyền thống dân gian ).
Nghiên cứu :
● Alcaloïdes stéroïdes hoạt động kháng khuẩn antibactériens của vỏ thân cây Thừng mực Holarrhena pubescens.
Chakraborty A1, Brantner AH.
Holarrhena pubescens (syn. H. antidysenterica) (L.) MUR. Vỏ của thân cây Thừng mực Holarrhena pubescens đã được thử nghiệm cho những hiệu quả kháng khuẩn antibactérienne chống lại những vi khuẩn :
- Staphylococcus aureus,
- Staphylococcus epidermidis,
- Streptococcus faecalis,
- Bacillus subtilis,
- Escherichia coli,
- và Pseudomonas aeruginosa
bằng cách dùng phương pháp vi pha loãng microdilution trong nước bouillon dùng cũng như phương pháp khuếch tán trên đĩa .
Trích xuất trong méthanolique thô đã hoạt động chống lại tất cả những vi khuẩn thử nghiệm.
Hơn nữa một phân đoạn hóa học đã chỉ ra rằng hoạt động kháng khuẩn antibactérienne chủ yếu kết hợp với những alcaloïdes.
Nồng độ tối thiều chất ức chế inhibitrice (CMI) và nồng độ tối thiểu chất diệt khuẩn bactéricide (MBC) đã được xác định với trích xuất thô, tổng số alcaloïdes và phân đoạn trung tính với sự giúp đở bởi phương pháp vi pha loãng microdilution của nước dùng bouillon.
Những kết quả đã được so sánh với những thuốc kháng sinh antibiotiques tham khảo.
Tổng số alcaloïdes cho thấy một hoạt động đáng chú ý đối với vi khuẩn :
- Staphylococcus aureus (CMI = 95 microg / ml).
● Triterpenoids và những stéroïdes của hạt Holarrhena pubescens :
Sanjib Bhattachartya, Saswati Tarafdar, Chandra Nath Saha
Trong nghiên cứu này, 3 triterpénoïdes pentacycliques được biết cụ thể là :
- lupeol,
- betulinaldehyde,
- và acide bétulinique,
và một stigmastérol hợp chất stéroïdien đã được phân lập từ những hạt Thừng mực Holarrhena pubescens (Apocynaceae) (Buch Ham..), thường được gọi là Kurchi trong thương mại. Cấu trúc của nó đã được làm sáng tỏ trên căn bản những bằng chứng của quang phổ spectroscopiques và so sánh với những mẫu xác thực.
● Hoạt động kháng vi khuẩn antimicrobienne :
Hoạt động kháng vi khuẩn antimicrobienne của trích xuất trong méthanolique của vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens, những phân đoạn, và conessine, một alcaloïde stéroïdien, đã được xác định chống lại những vi khuẩn và những nấm khác nhau với sự giúp đở của phương pháp khuếch tán trong thạch agar agar.
Họ đã tìm thấy tất cả sở hữu một hoạt động đáng kể chống lại một số nhất định những vi khuẩn thử nghiệm.
Phân đoạn alcaloïdes conessine cũng cho thấy một hoạt động bên lề ( nhẹ ) chống lại một số những nấm thử nghiệm.
Giá trị tối thiểu của nồng độ chất ức chế (CMI) đã được xác định chống lại những vi khuẩn khác nhau và hoạt động mạnh nhất đã được quan sát đối với vi khuẩn :
- Micrococcus luteus ATCC 9341 (MIC: 15,6 pg / đĩa ).
● Đánh giá hoạt động chống oxy hóa của vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens:
Bina S. Siddiqui, Syed Tahir ALI, Saima Tauseef, Saira Kamal, Ghazala H. Rizwani, Sabira Begum, và Aqeel Ahmad.
Sự hiện diện nghiên cứu đã được thực hiện để nghiên cứu hiệu quả chống oxy hóa antioxydant của trích xuất trong méthanolique, những phân đoạn alcaloïdes và không alcaloïdes cùng với éther dầu hoả hoà tan, éthyle acétate hoà tan phân đoạn phụ sous-fractions của phần không-alcaloïdes của vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens.
Hợp chất conessine nguyên chất cũng đã thử nghiệm. Hoạt động đã được xác định bằng cách sử dụng một lượng chất DPPH làm sạch gốc tự do piégeage des radicaux libres, với 500 pg / ml cho trích xuất và những phân đoạn, và với 200 pg / ml cho chất conessine và chất tiêu chuẩn ( acide ascorbique).
Phân đoạn không-alcaloïdes đã tìm thấy là hoạt động nhất (63% ức chế, EC50 = 250 pg / ml) so với phân đoạn alcaloïde (16% ức chế ) và vùng cực pôle của phân đoạn acétate d'éthyle hoà tan cho thấy là hoạt động nhất (70% ức chế, EC50 = 250 ug / mL). Conessine đã không hoạt động ở nồng độ sử dụng.
Ứng dụng :
● Ứng dụng cho sức khỏe :
▪ Một dung dịch với căn bản là cắt nhuyễn pha trộn với nước được dùng uống  để :
- làm giảm đau dạ dày maux d'estomac.
▪ Những rễ cây Thừng mực Holarrhena pubescens sử dụng trong nước tắm cho những trẻ em để làm :
- giảm sốt fièvre.
Rễ cũng được thực hiện để :
- kích thích tạo sữa stimuler la lactation, cho những phụ nữ,
và chữa trị :
- bệnh cúm grippe.
Trong y học truyền thống Á Châu được biết rễ được sử dụng đẻ chữa trị :
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- và bệnh tiêu chảy diarrhée.
▪ Theo y học truyền thống ayurvédique “ Sangrahani ” có nghĩa tình trạng bất thường của ruột  ( kiết lỵ dysenterie hoặc tiêu chảy mãn tính diarrhée chronique), chữa trị :
- bệnh kiết lỵ dysenterie.
● cây Thừng mực Holarrhena pubescens được dùng trong chữa trị :
- bệnh tiêu chảy diarrhée atisaar,
- tình trạng bất thường của ruột sangrahani,
- và những bệnh khác cvủa hệ tiêu hóa affections du système digestif.
Cây Thừng mực Holarrhena pubescens được dùng  chữa trị :
- Grahani ( hội chứng của sự hấp thụ không tốt syndrome de malabsorption ),
- Pravahika ( bệnh kiết lỵ dysenterie),
- Raktatisara ( tiêu chảy ra máu diarrhée sanglante),
- và Jwara ( bệnh sốt fièvre ).
Nếu đã có vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens, chế biến thành bột và dùng ( 1 cc ) 2 lần / ngày với nước .
● Viêm khớp arthrite, viên inflammation, đau nhức douleur .
Đun sôi vỏ trong nước, thêm muối và áp dụng vào :
- chổ viêm của những khớp xương inflammation des articulations.
● Dùng bột :
- cây Thừng mực Holarrhena pubescens (10 g),
- cây Xàng harad Terminalia chebula (10 g),
- gừng gingembre sonth (10 g).
Dùng bột này (1 muỗng canh ) 2 lần / ngày.
▪ Công thức này làm giảm đau của :
- viêm khớp arthrite,
- đau thống phong goutte,
- và viêm những khớp xương inflammation des articulations.
▪ Cũng cải thiện chức năng của sự tiêu hóa fonction digestive.
● Cây Thừng mực Holarrhena pubescens là nguyên nhân gây ra :
- táo bón constipation.
Như vậy, sự kết hợp cho phép kiểm soát hiệu quả này của vỏ cây .
● Trường hợp suy nhược tình dục faiblesse sexuelle,
- bệnh tinh dịch Dhatu rog
Trong y học Ayurvédique Dhatu bệnh dịch ( tinh dịch ), được chỉ làm 8, theo thứ tự :
Rasa dhātu (bạch huyết)
   Rakta dhātu (máu)
   Mamsa dhātu (cơ bắp)
   Medha dhātu (chất béo)
   Dhātu Asthi (xương)
   Majja dhātu (tủy (xương sống))
   Shukra dhātu (tinh dịch).
▪ Bệnh suy nhược tình dục Dhatu rog được xếp vào hàng thứ 8.
Thu hoạch những hạt cây Thừng mực Holarrhena pubescens (Indrajau) rửa sạch. Phơi khô trong bóng râm. Nghiền nát thành bột. Pha trộn với bột Ashwagandha Withania somnifera trong tỉ lệ 1:2. Thêm đường tinh thể misri và dùng 1 muỗng canh, 2 lần / ngày trong vòng vài ngày .
● Bệnh tiểu đường diabète
Ngâm vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens một đêm, sáng ngày hôm sau uống nước này.
● Prameha, Pradar, vấn đề của da problème de peau, sạn thận calculs rénaux.
- Ngâm vỏ ( 2 muỗng canh ) trong 1 ly nước trong một đêm. Sáng ngày hôm sau uống nước này.
● Bệnh trĩ Piles, đường nứt ( lủ quản ) fistule
Dùng bột của vỏ (2 g). Có lợi ích để làm ngưng chảy máu của bệnh trỉ xuất huyết Shonitarsha ( piles de saignement ).
● Những vấn đề của da problèmes de peau, mụn nhọt đầu đinh furoncles, chóc lở eczéma
Đun sôi vỏ cây Thừng mực Holarrhena pubescens trong nước và rửa những vùng bị ảnh hưởng.
● Những ứng dụng khác :
▪ Gỗ của cây Thừng mực Holarrhena pubescens có độ mềm trung bình và trắng, sợi thẳng, hạt gỗ mịn và đều, dát gỗ không phân định với lõi gỗ. Gỗ biến đổi từ màu vàng nhạt hoặc màu hồng theo tuổi của cây.
Gỗ được phổ biến dùng trong điêu khắc sculture. Dùng để chế tạo nhưững vật dụng nhỏ như lược, khung hình, hộp vật dụng, đồ chơi, muỗng cây, cán dao, gậy chống….đôi khi cũng được sử dụng chế tạo vật dụng nội thất, máy cày…
▪ Cây Thừng mực Holarrhena pubescens cũng có lợi ích trong việc trồng rừng của những thế đất bị lở, bị tàn phá ở những vùng tương đối khô.
▪ Một thuốc nhuộm tương tự như Henné ( là một loại tiểu mộc Lawsonia inermis thuộc họ Lythraceae, lá có chứa một hoá chất màu đỏ, vàng, cam được sử dụng để nhuộm vải và nhuộm xâm mình tatouage ) được trích từ lá cây Thừng mực Holarrhena pubescens.
▪ Cây Thừng mực Holarrhena pubescens cũng được trồng ở Ấn Độ, làm cây cảnh do Hoa của cây hấp dẫn.


Nguyễn thanh Vân

samedi 23 août 2014

Nguyệt Quế anh đào - Laurier cerise

Laurier-cerise - Cherry laurel
Nguyệt quế anh đào
Prunus laurocerasus L.
Rosaceae
Đại cương :
● Danh pháp khoa học Latin :
Cerasus laurocerasus (L.) Loisel., Laurocerasus officinalis M. Roem., Laurocerasus ottinii Carrière, Laurocerasus vulgaris Carrière, Prunus grandifolia Salisb., Prunus laurocerasus L.
● Danh pháp thông thường :
Français : Laurier à lait, laurier-amandier, laurier aux crèmes, laurier de Trébizonde, laurier palme, laurier royal, laurine, laurier-amande, laurier du Caucase, Laurier-cerise
Anglais : Cherry-laurel, English laurel ( Bắc Mỹ Amérique du nord)
Laurier-cerise (Prunus laurocerasus L.) là một thực vật thuộc họ Rosaceae.
Là một tiểu mộc bụi thường trồng làm hàng rào, trong những vùng khí hậu ôn hòa (đặc biệt trên bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ).
Những lá của cây giàu chất acide prussique, phát ra những khí độc hại émanations toxiques và không cho phép con người sử dụng như một gia vị.
● Lịch sử và Dân tộc học Ethnologie :
Cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus là một cây có thể có nguồn gốc ở bờ biển Đen Mer Noir. Nó được phát hiện bởi phương Tây vào năm 1546 do Pierre Belon, khi ông thám hiểm về Trung Đông trong vùng Trébizonde. Nhanh chóng, ông đem du nhập đến Constantinople, phía bên đối diện của biển Đen, vùng được biết đến.
Từ đó, Đại sứ Đức thực hiện chuyển tiếp vào năm 1576 với Charles de Lécluse là người đầu tiên nuôi trồng và mô tả ở Châu Âu.
Những bụi cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus này dễ dàng để phát triển thoát khỏi lãnh vực khoa học để trở nên một cây cảnh và trồng làm hàng rào chung quanh nhà.
Bên cạnh, độc hại của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus được ghi lại ở thế kỷ XVIIIe theo sau những tai nạn bởi Madden ở Dublin, mặc dù đã từ lâu được sử dụng trong nấu ăn để có một hương vị cho bánh, kem và rượu mạnh.
Sự hiểu biết về độc tính này tăng lên vào năm 1803 bởi Schräder. Cùng một thế kỷ, nước cất Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus diễn ra trong dược điển Âu Châu.
Ngày nay, nó không chỉ là một cây phổ biến của hàng rào.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Tiểu mộc bụi, hoặc cây nhỏ thường xanh có lá không rụng, chồi non màu xanh nhạt, nhánh và vỏ màu đen xám, kích thước khoảng 1,5 đến 3 m đôi khi đạt đến 6 m nếu cây được trồng đơn độc. Gỗ cứng và đỏ, nhánh nhiều lan rộng.
, mọc cách, lá nguyên, đơn, hình ellip mũi nhọn, dày, bóng láng như da, màu xanh lục trung bình, bìa phiến hầu như không có răng hoặc răng rất nhỏ, kích thước khoảng 10-15 cm dài x 4-10 cm rộng, cuống lá ngắn. Có mùi hạnh nhân khi vò nát.
Phát hoa hợp thành chùm nhỏ, đứng dựng lên, không cứng, khoảng 30 đến 40 hoa, mọc ở nách lá, mang nhiều hoa nhỏ.
Hoa, đều, loại 5.
- cánh hoa 5, màu trắng,7-9 mm, có mùi thơm,
- bầu noãn với 1 vòi nhụy duy nhất bao chung quanh bởi nhiều tiểu nhụy.
Trái, là quả mọng, hình trứng, như một quả cerise nhỏ khoảng 1-2 cm đường kính, màu đỏ trở nên đen khi trưởng thành chín, nạt giảm, hạt nhân rất lớn.
Sự phát tán chủ yếu nhờ những loài chim.
Bộ phận sử dụng :
- nạt trái quả mọng có thể ăn được.
- Lá, thân, rễ cũng như hạt là độc hại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian tốt nhất để thu hoạch những Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, nhưng chỉ sử dụng tươi, bởi vì những nguyên hoạt chất bị tiêu hủy nếu những lá được sấy khô.
Thành phần hóa học và dược chất :
● Thành phần chánh gồm :
- cyanogenic glucosides
- amygdalin
- hydrogen cyanide
- amygdaloside
- hétérosides cyanogènes
● Thành phần đường trong trái cây của một số loại variété anh đào nguyệt quế (Oxygemmis, Globigemmis, và Angustifolia) và các hình thức tự nhiên (Laurocerasus officinalis Roem.) Đã được kiểm tra. Các đường đã được phân tích bằng sắc ký khí.
Chỉ fructose, glucose, và sorbitol đã được xác định trong sắc ký.
Nội dung của chúng là cao nhất trong Globigemmis :
- cho fructose 27,3%,
- glucose 27,6%,
- và 14,2% sorbitol)
và các hình thức tự nhiên :
- fructose 25,2%,
- glucose 23,1%,
- và sorbitol 14,5%).
Đặc tính trị liệu :
► Hành động chung :
Tuy nhiên, tổng số trích xuất của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có những đặc điểm riêng nỗi bậc rõ ràng từ những thí nghiệm bệnh lý di truyền hay nguyên nhân gây bệnh pathogénétique thực hiện bởi Hartlaub và Trinks.
Thí nghiệm bệnh lý di truyền ( nguyên nhân gây bệnh ) pathogénétique và quan sát chẫn đoán tại chỗ clinique ( chẫn bệnh trực tiếp trên giường mà không cần thiết bị y học ) phù hợp để cho thấy hành động có chọn lọc của Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus trên :
- hệ thống thần kinh não tủy système nerveux cérébro-spinal,
đặc biệt ở mức độ của phần hành tủy bulbaire.
Sự can thiệp này xuất hiện bởi 3 thể loại chánh của sự rối loạn :
▪ Những hiện tượng co thắt cục bộ phénomènes spasmodiques localisés, đặc biệt nhất :
▪ Yết hầu-thực quản pharyngo-oesophagiens :
- nhiễu loạn ( gây tiếng ồn ) khi nuốt những chất lỏng,
- buồn nôn nausées,
- nấc cục hoquet,
- tiếng ầm ầm borborygmes,
- và đau bụng tiêu chảy coliques.
▪ Những rối loạn tim mạch troubles cardio-vasculaires :
- suy tim với nhịp tim chậm décompensation cardiaque avec bradycardie,
- và xung xuất hìện và biến mất nhanh chóng pouls filant,
- những chi ( ngón tay chân ) tím tái cyanose des extrémités,
- hạ huyết áp ở tư thế khi đứng dậy hypotension orthostatique.
► Đặc tính y học :
▪ Những rối loạn hô hấp respiratoire hoặc có nguồn gốc :
- trung ương origine centrale,
- hoặc thứ cấp do những rối loạn tim troubles cardiaques.
Cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có giá trị trong chữa trị những bệnh :
- ho toux,
- khó thở dyspnée,
- hơi thở phì phào dữ dội stertor,
- ngạt thở voire asphyxie.
- ho gà coqueluche,
- bệnh suyễn asthme,
- rối loạn tiêu hóa dyspepsie,
- và khó tiêu indigestion.
Tất cả những rối loạn này có thể dẫn đến tình trạng :
- suy nhược hoặc yếu adynamique
▪ Những của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus được công nhận như là :
- chống co thắt antispasmodique,
- gây ngủ ( hiệu quả như thuốc phiện ) narcotique,
- thuốc an thần sédatif..
▪▪▪ Lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, chủ yếu được dùng dưới dạng nước Laurier bởi sự chưng cất distillation tươi.
▪ Bên ngoài cơ thể, ngâm trong nước đun sôi để lạnh infusion froid được sử dụng như một nước rửa cho :
- những nhiễm trùng mắt infections oculaires.
Mặc dù, không đề cập cụ thể đã nhìn thấy cho những loài này, tất cả những thành viên của giống có chứa :
- amygdaline,
- và prunasine,
những chất khi phân hủy trong nước để tạo thành chất :
- acide cyanhydrique ( cyanure hoặc acide prussique ).
với một lượng nhỏ, chất độc :
- kích thích hô hấp stimule la respiration,
- cải thiện tiêu hóa améliore la digestion,
- và cho một cảm giác hạnh phúc sensation de bien-être.
► Độc tính Toxicité :
Cây có tiềm năng rất độc hại bởi những hạt, thật may mắn là rất ít khi ăn.
● Bản chất của độc hại toxique :
- Hétérosides cyanogènes,
tức là tiền thân của chất acide cyanhydrique hoặc cyanure d'hydrogène HCN
● Cơ quan tồn chứa :
chứa thành phần :
- prunasoside (0,10-0,15 % chất HCN)
nhưng mà sự thống nhất bản chất giống như da, nguy cơ thấp cho sự tiêu hóa .
▪ và hạt chứa :
- amygdaloside
nhưng hầu như không bao giờ nhai cắn, nhân hạt bợi vì đặc biệt rất cứng.
Nạt trái của cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus thu hút những trẻ em, may mắn là không có chứa một lượng rất nhỏ của chất :
- hétérosides cyanogènes
▪ Những cây chứa không quá một lượng nhỏ một vết của cyanure d'hydrogène, nhưng sự phân hủy sau khi nghiền nát và phơi ngoài không khí hoặc tiêu hóa digestion, những lượng độc hại có thể được tạo ra .
▪ Những vết có thể cho một hương vị đặc trưng ( nhân hạt đắng ), một sự gia tăng vị đăng này nếu trong một lượng lớn hơn, và do đó ít được chấp nhận cho loài người hơn ở loài chim, những loài mà có thói quen được nuôi sống với những trái cây riêng và đặc biệt..
▪ Độc tính của Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus cao nhất trong trong những nhân của những quả hột cứng còn xanh, cũng như trong những và trong thân cây.
Nhưng nạt của những trái, bản thân nó lại ít độc hại peu toxique, đặc biệt khi nó hiện diện trên những cây tiểu mộc già.
● Cơ chế hoạt động độc chất :
Độc tính này được giải thích bởi sự hiện diện của chất gọi là :
- « hétérosides cyanogénétiques »,
được chuyển đổi thành chất cyanure bên trong cơ thể.
- Chất amygdaline,
bởi sự thủy giải hydrolyse, cho ta sản phẩm là hydrogène cyanide HCN.
Chất cyanure được hình thành sẽ ngăn chận sự phóng thích dưởng khí oxygène trong những tế bào.
Điều này biểu hiện bởi những dấu hiệu thần kinh signes nerveux và có thể dẫn đến tử vong.
▪ Trong những trường hợp nghiêm trọng chủ yếu là những động vật ăn cỏ, ăn những Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus.
Ở những loài chó ăn những trái, người ta quan sát chủ yếu là :
- nôn mữa vomissements,
- và tiêu chảy diarrhée,
và ít thường xuyên hơn của :
- những rối loạn của dáng đi  démarche,
- và thở khó difficultés respiratoires..
▪ Trung tâm chống độc Động vật và hệ sinh thái phương Tây xác định được hơn 150 cưộc gọi điện về laurier cerise Prunus laurocerasus, trong đó một nửa có liên quan đến loài chó .
Nhưng thường xuyên hơn của sự tiêu hóa ingestion là không quan trọng bởi vì rất thấp, hoặc chỉ là trên những trái.
● Triệu chứng Symptômes :
▪ rối loạn tiêu hóa không quan trọng troubles digestifs mineurs
▪ suy nhược asthénie,
- buồn ngủ somnolence,
- hoặc  hung hăng agressivité,
- đau đầu céphalées
▪ Nhịp tim đập nhanh tachycardie,
▪ Huyết áp cao hypertension
● Phòng ngừa :
Trong phòng ngừa, nên tránh để những động vật tiếp cận những bụi cây này, chủ yếu những cành cây đã được cắt và vứt bỏ bừa bãi trên đất.
Người ta phải cẫn thận đối với những gia súc, dê, cừu, ngựa, và những động vật ăn cỏ như thỏ.
Trong trường hợp tai nạn tiêu hóa ngộ độc quá lớn, liên hệ với Bác sỉ thú y càng sớm càng tốt trước khi dấu hiệu bệnh trạng xuất hiện.
● Ghi chú :
Hoatrái ít khi hiện diện bởi vì là một cây cảnh nên thường xuyên được cắt tỉa ( thường thì 2 lần / năm ) và do đó không có cơ hội để ra hoa. Nhưng ở những nơi cây được tự nhiên thì trổ hoa như những thực vật khác.
▪ Ghi nhận hiện có những loài khác liên quan chặc chẽ như là Prunus lusitanica, laurier du Portugal, cây tiểu mộc nhỏ với lá thuôn hẹp.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
▪ Những quả mọng Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus ít độc hại.
Cho ăn vào số lượng ít hơn 5 quả mọng cho một em bé, chỉ cần đủ cho nó uống một ít nước.
▪ Trong trường hợp ăn một số lượng lớn hơn, liên hệ với Bác sỉ hoặc Trung tâm chống độc Centre Antipoisons.
▪ Những lá và những bộ phận khác của cây là độc hại :
Khi một em bé đã ăn một bộ phận khác của cây ( như lá, thân, rễ ), gọi ngay cho Trung tâm chống độc Centre Antipoisons.
Nếu ăn một số lượng nhỏ quả mọng, em bé vẫn thể hiện những triệu chứng, liên hệ với Bác sỉ hoặc Trung tâm chống độc Centre Antipoisons. Nó hành động có thể là vấn đề xác định của cây hoặc của một vấn đề khác của sức khỏe.
▪ Những tai nạn làm tổn thương :
- Phải cẫn thận tối đa của những thao tác xử lý cây .
- Những hạt Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus có chứa những glycosides cyanogènes và amygdaline, làm cho hạt trờ nên độc hại toxiques.
- Những lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus chứa cyanolipids, chất này bị nghiền nát chất benzaldéhyde và chất cyanure được hình thành ra. Điều này tạo ra một mùi hôi đặc trưng của hạt hạnh nhân amande, được liên kết với cyanure.
- Chất cyanure có thể tác động trên hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân dẫn đế tử vong .
- Chất độc của cây này cũng được sử dụng để giết chết những loài côn trùng mà không làm thjiệt hại đến vật chất.
Ứng dụng :
▪ Trên thế giới, cây Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus chủ yếu được sử dụng như một cây cảnh hoặc thiết lập một hàng rào dầy đặc.
▪ Những nhà côn trùng học entomologiste đôi khi dùng lá laurier-cerise để giết « sạnh » một con bướm. Người ta để bướm và 1 hoặc 2 lá laurier-cerise trong một lọ đóng kín. Trong vài giờ, bướm bị ngộ độc bởi những hơi độc émanations toxiques của những lá.
● Những sử dụng khác :
▪ Một nước gọi là “ nước laurier ” thu được bằng phương pháp chưng cất từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, thường được sử dụng như dược phẩm pharmacologique và nước hoa.
▪ Những lá nghiền nát, khi người ta chà trong một bình hay thùng chứa, sẽ loại bỏ những mùi hôi mạnh như tỏi, đinh hương, cho đến khi chất béo đã hoàn toàn làm sạch.
▪ Một thuốc nhuộm màu xanh có thể thu được từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus .
▪ Một màu nhuộm xám đen xanh có thể thu được từ trái Laurier cerise.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Trái, ăn sống hoặc nấu chín Ngọt và tương đối dễ chịu với trái chín muồi.
▪ Giống loại cây trồng 'Camelliifolia' cho một số lượng trái rất lớn. Có một kích thước trái của một trái cerise lớn và khi chín muồi, có một hương vị nguyên chất hợp lý, với một cấu trúc thạch gélatine và một chất làm se nhẹ légère astringence.
Theo một số nguồn nhất định, trái là độc hại toxique, điều này có thể liên quan đến trái còn xanh chưa chín.
▪ Trong thử nghiệm, người ta ăn với một số lượng khá lớn trái mà không có những tác động có hại effets nocifs (điều này cũng bao gồm trẻ em 2 tuổi ) và như vậy bất kỳ độc tính nào cũng chỉ là một lượng rất thấp.
Tuy nhiên, tất cả những trái có vị đắng không được ăn với số lượng nhiều bởi vì vị đắng là nguyên nhân có sự hiện diện của thành phần độc hại toxiques.
▪ Nước cất từ lá Nguyệt quế anh đào Prunus laurocerasus, dừng như một chất mùi hạnh nhân amande. Chỉ nên dùng với một số lượng ít, nó trở nên độc khi dùng với số lượng lớn.


Nguyễn thanh Vân