Tâm sự

Tâm sự

samedi 31 décembre 2011

Cây Cau - Palmier à bétel

Palmier à bétel
Cây cau
Areca catechu L
Arecaceae
Đại cương :
Cây cau được trồng rộng rãi và mở rộng dưới hình thức những đồn điền lớn ở vùng nhiệt đới như Pakistan và Ấn Độ đến Mả Lai, quấn đảo phía nam Thái bình dương, ngay cả Châu Phi. Chồi ngọn cây, có vị đắng, thường được sử dụng như « bắp cải cọ » « choux palmier »
Các thuật ngữ thông thường bắt nguồn từ chữ Tamoul « areec », tên thông thường của Thực vật cho dân địa phương. đến Bồ đào Nha thì biến thành arec ( cau ). Thuật ngữ chuyên môn, đó là trích chất từ cây Acacia catechu thuộc họ Leguminosae.
Cau thường hay nghĩ sai lệch là cây trầu, bởi vì theo truyền thống ở các nước cau thường được nhai chung với trầu, một lá thuộc nhóm dây leo họ piperaceae….
Cây cau được trồng để lấy hạt, trong lãnh vực thương mại quan trọng gọi là noix arec.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây cau là một cây thuộc nhóm cọ arec, một loài cọ mọc trên phần lớn vùng nhiệt đới Thái bình Dương, Châu Á và trong một vài vùng ở Đông Phi. Những cây cọ này có nguồn gốc từ Malaisia hoặc từ Philippines. Cau areca bắt nguồn từ tên địa phương Malabar của Ấn Độ và có một tên khác ở Mả Lai là caccu.
Mô tả thực vật :
Thân cây cau, đơn độc và mảnh khảnh cao khoảng 30 m, đường kính khoảng 15-18 cm, lóng dài 4-10 cm, ban đầu màu xanh lá cây, sau đó trổ màu xám, lá vàng khô rụng để lại những vết sẹo của lá.
, có bẹ gọi là mo, dày như da, phiến dài 1-1,5 m gắn trên đỉnh ngọn của thân, lá hình lông chim, với một cột sống cứng cong, mang một số thứ diệp thường đính thành cập ( 2 gân to ),
Buồng ở phần lá vừa rụng, mang gié đầu nhọn như roi.
Những hoa có mùi thơm và màu vàng, đơn phái, đồng chu hoa đực và hoa cái cùng trên một cây, hợp thành nhóm dưới những lá và bao chung quanh bởi 2 mo.
Hoa đực, nhiều, trắng, nhỏ, ở trên, 6 tiểu nhụy.
Hoa cái ở dưới, to hơn, ít hơn, mà xanh.
Trái khô, màu đỏ ( cau tầm dung ), hình bầu dục, trung quả bì xơ và nội quả bì mỏng và cứng ngấm chất lignin bao chung quanh một hạt, hạt tròn duy nhất, mầm nhỏ
Bộ phận sử dụng :
Trái
Thành phận hóa học và dược chất :

Thành phần hóa học quan trọng nhất của hạt cau là arecoline

Hạt cau chứa những alcaloïdes như :
- arecaine,
- arecoline.
Những hoạt chất chính khác tìm thấy trong trái cau, có thể so sánh với nicotine để có hiệu ứng :
- kích thích,
- ngưng cảm giác đói,
- xông nhe lên não. 
Người ta tìm được :
- arécolidine,
- guracine,
- guvacoline,
- và những alcaloïdes khác chưa nghiên cứu.
Khi người ta nhai, người ta thấy thỏa mái dể chịu và hơi gây nghiện.
Hạt cau cũng chứa những chất tanins cô đặc procyanidines còn gọi là arecatannines
Đặc tính trị liệu :
Nhân cau, lá trầu thêm vôi trắng hay hồng và những thảo dược khác. Hiện có rất nhiều người  ở Á Châu ăn trầu như thể người Âu Châu uống càphê.
Nếu người ta dùng thường xuyên, răng và miệng sẽ nhuộm màu đỏ sậm. Những người nhai trầu ở Á Châu rất tự hào về vấn đề này.
Nhai trầu cau cho một cảm giác thoải máicảm thấy dể chịu trong miệng thông qua não lên thái dương màng tang, khiến người có một thời gian dể chịu thú vị.
Những hạt trái cau này, người ta thường gọi lầm lẫn là hạt trầu, đã được sử dụng rộng rộng rãi, nhất là ở Đông nam Á, như là nhai để :
- kích thích tiêu hóa
- và kích thích hỗ trợ tim,
Nhờ những chất tannins và alcaloïdes
- Dung dịch trích từ trái cau Areca catechu đã cho ta thấy là có đặc tính chống trầm cảm, nhưng nó có thể gây nghiện.
Nghiên cứu :
Sâu răng :
Trong quá khứ, kem đánh răng chứa chất cau được cho là bảo vệ chống sâu răng và tăng cường nướu răng.
Sự nghiên cứu thiếu không đầy đủ cho rằng, kết quả ít sâu răng ở những người nhai trầu cau và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy trầu cau tác dụng chống lại vi khuẩn nhất định sâu răng. Tuy nhiên, miếng trầu cau thực sự có thể có tác dụng có hại cho nướu răng. Lý do vì độc tính được biết đến do sự sử dụng nhân hạt cau và sẳn có của những chất khác đã được chứng minh cho vấn đề vệ sinh răng miệng, có nguy cơ nhân hạt cau đem đến hơn là lợi ích tiềm năng.   
Sử dụng căn bản khoa học trên sự kích thích :
Sử dụng nhân hạt cau đề cập đến sự kết hợp giữa 3 thành phần :
- Nhân hạt cau
- Lá trầu,
- và vôi.
Người ta tin rằng với một lượng nhỏ có thể dẫn đến sự kích thích và phấn kích, và nhai trầu cau tạo ra những hiệu ứng kết hợp này. Mặc dù cả 3 thành phần cùng đóng góp vào tính chất trên, nhiều chuyên gia hóa sinh học cho rằng hoá chất hiện diện trong « nhân hạt cau » như những chất alcaloïdes có thể chịu trách nhiệm cho hiệu ứng trên.
Tâm thần phân liệt :
Sơ bộ chưa đầy đủ, cho thấy nghiên cứu ở người, cho thấy những người nhai trầu cau vôi cải thiện được trong các triệu chứng « tâm thần phân liệt Schizophrénie ». Các hiệu ứng có thể do arecoline, một hóa chất có trong nhân hạt cau, mà hành vi hoạt động như là một « chất dẫn truyền thần kinh neurotransmetteur ». Tuy nhiên , tác dụng phụ như runco cứng đã được ghi nhận. Sự nghiên cứu cần tiếp tục trước khi kết luận chính thức được rút ra.
Thiếu máu
Sơ bộ nghiên cứu chưa đầy đủ cho rằng, nhai trầu cau có thể làm giảm bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Lý do cho sự nghiên cứu này không rỏ ràng, và nhai trầu có thể có hại trong thời kỳ mang thai.
Kích thích nước bọt
Nhai nhân hạt cau có thể tăng bài tiết nước bọt. Tuy nhiên, vẫn chưa rỏ ràng nếu dùng cho tất cả điều kiện sức khỏe đặc biệt. Lý do vì độc tính được biết của sự sử dụng nhân hạt cau có nguy cơ nhiều hơn lợi ích tiềm năng.
Những sử dụng cau đã được thữ nghiệm trên người và thú vật. An toàn và hiệu quả chưa được chứng minh. Một số những điều kiện quan trọng và cần được đánh giá bởi những chuyên gia phụ trách sức khỏe.
Một số chất khác có thể kết hợp với nhân hạt cau khi nhai như thuốc lá, có thể cũng góp phần. Trong lúc, sự sử dụng mãn tính nhân hạt cau có thể tăng nguy cơ :
- một vài chứng ung thư,
- và những hiệu quả tức thì có thể bao gồm sự trầm trọng nguy ngập cho bệnh suyễn,
- huyết áp động mạch cao hay thấp,
- và nhịp đập tim bất thường.
Căn cứ vào tính độc của sự dùng nhân hạt cau được biết, những rủi ro có thể mang đến hơn là lợi ích tiềm năng..
Dị ứng.
Vấn đề hô hấp với sự dùng nhân hạt cau đã được ghi nhận, nhưng không có phản ứng nào được ghi lại trong tài liệu khoa học sẵn có. Sự cẫn thận được kiễm tra ở những người bị dị ứng với những thành phần cây khác thuộc họ cọ Palmaceae.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Hậu quả trên sức khỏe :
Thêm vào cảm giác « sự ngon miệng » có thể thúc đẩy một sự suy dinh dưởng, nhân hạt cau có 2 hậu quả sức khỏe chánh :
- Nguy cơ nghiện ngập : lạm dụng sử dụng có thể đưa đến một sự lệ thuộc, có thể một phần liên quan đến thuốc lá thường được liên kết đến nhân hạt cau.
- Nguy cơ ung thư miệng hay miệng họngthanh quản ( voies aérodigestives supérieures  VADS ) tăng lên đáng kể nếu nhai nhân hạt cau trộn với thuốc lá. Hiệu quả gây ra ung thư của nhân hạt cau chỉ có thể coi bởi OMS ( Organisation mondiale de la Santé ), mặc dù những bằng chứng không đủ để phán quyết xảy ra ở một số người. Nhai nhân hạt cau ( noix d’arec ) là một yếu tố gia tăng sự sai nhiễm sắc thể trong tế bào niêm mạc miệng  và do đó nguy cơ ưu tiên ung thư xảy ra.
Những nghiên cứu gần đây, tuy nhiên, cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa sự tiêu thụ trầu cau ( hương vị  có hay không có thuốc lá ) và nguy cơ xuất hiện ung thư miệng và trạng thái tiền ung thư.
Tác dụng phụ và sự cảnh báo .
Nhân hạt cau không thể xem như là an toàn cho những người sử dụng qua đường miệng của cơ thể con người. Điều này gây ảnh hưởng độc hại kết hợp khi nhai ngắn hạn hay dài hạn hay ăn nhân hạt cau.
Nhân hạt cau và hoá chất hiện diện trong lá trầu có thể là nguyên nhân :
- những sự thay đổi màu da,
- giản nở đồng tử,
- rối loạn thị giác,
- hơi thở khò khè,
- thở khó,
- và gia tăng nguy cơ cho sự hô hấp.
Run rảy, cữ động chậm chạp, và cứng đã được cảnh báo ở những người dùng nhân hạt cau cũng như dùng thuốc chống chứng tâm thần ( anti-psychotiques ).
Càng xấu thêm những tác động co thắt đã xảy ra ở những người mắc chứng bệnh Huntington.
Những sự kiện trên mang đến cho những người dùng với liều cao.
Cholinergique tác động chôlin ( khẩn trương mê tẩu )
Triệu chứng độc tính sự dùng trầu cau có thể bao gồm :
- sự bài tiết nước bọt,
- chảy nước mắt gia tăng,
- thiếu sự kiểm soát nước tiểu,
- ra mồ hôi,
- tiêu chảy,
- và sốt.
Những vấn đề khác có thể bao gồm những sự nhầm lẫn :
- vấn đề chuyển động của mắt,
- vấn đề rối loạn tâm thần,
- vấn đề mất trí nhớ, chứng hay quên amnésie,
- những hiệu ứng kích thích,
- và một cảm giác hưng phấn.
Những người dùng dài hạn, có thể là một sự phụ thuộc vào tác động bởi những hoạt chất trong lá trầu và nếu ngưng sử dụng có thể đưa đến những dấu hiệu thôi dùng như lo âu hay suy giảm bộ nhớ. 
Nhai nhân hạt cau có thể là nguyên nhân gây ra :
- say sống buồn nôn,
- nôn mữa,
- tiêu chảy,
- đau quặn dạ dày,
- đau ngực,
- nhịp tim đập không đều,
- huyết áp động mạch cao hay thấp.
Dữ kiện trên không rõ ràng nếu cho là trầu là nguyên nhân ??
Ở động vật, một chất hóa học hiện diện trong trầu làm hạ đường máu. Mặc dù đối với con người, thiếu sự nghiên cứu trong lãnh vực này, cho nên cẩn thận đối với những người bị bệnh tiểu đường hay co thể không hấp thu dung nạp đường glucose và đang dùng thuốc, thảo dược những gì khác tác dụng trên lượng đường trong máu. Tĩ lượng (taux) đường trong huyết thanh, có thể cần liên tục theo dỏi bởi những người chuyên môn lo về sức khỏe.
Nghiên cứu ở động vật cho thấy tác dụng hỗn hợp trên chức năng của tuyến giáp trạng, và thân nhiệt của da gia tăng.
Các vấn đề khác bao gồm đến mức tăng lượng calcium trong máu và bệnh liên quan đến thận như « hội chứng kiềm sửa », có thể là do carbonate de calcium lúc dùng chung với cau và trầu hấp thụ trong lúc nhai. 
Một số nhân hạt cau có thể bị nhiễm những chất có hại , bao gồm cả chất aflatoxin chì Pb
Mang thai và cho con bú
Nhân hạt cau được khuyến cáo không nên dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú, lý do có nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc hư thai tự nhiên.
Ứng dụng :
Phần chuẩn bị « têm trầu » :
Nếu nhai trầu cau để có những đặc tính kích thích của nó, đây cũng là một phần của những nền văn hóa á châu, những kỹ thuật sửa soạn  trình bày có khác biệt từng vùng, tùy quốc gia và đã được phát triển ở thế kỷ XX ème.
- Nhân hạt cau hoặc cắt nhỏ hoặc nghiền nát, thường uớp thêm hương vị bởi những gia vị kế trộn với vôi ( oxyde de calcium ) và nhiều nước thời thuộc địa thêm thuốc lá vào.
- Tất cả các thành phần được cuốn bên ngoài bởi lá trầu piper betle, và nhai trong ngôn ngử địa phương người ta chỉ dùng danh từ « trầu » là ăn trầu, tùy theo ngôn ngử gọi chung là « chiquer » dùng để chỉ không khác cho 2 thành phần trầu+cau.
- Vôi ( chaux ) hoạt động như chất xúc tác, có tính chất kiềm. Cau chứa chất arécoline, một alcaloïde thúc đẩy bài tiết nước bọt. Nhân hạt cau nhuộm màu đỏ nước bọt và những răng nhuộm màu cam.
Theo truyền thống, sau 20 phút nhai trầu+cau+vôi, người nhai phải nhổ nước bọt đỏ ra giử phần còn lại và tiếp tục.
Nhân hạt cau là một hoạt chất tác dụng vào nảo bộ, nhưng nó có một thuật :
- nhân hạt phải nhai với một lượng nhỏ vôi nông nghiệp. Vôi cho một hợp chất hoạt động như nhai chung với lá coca.
- Trộn ½ g ( oxyde de calcium hydraté oxyde calcium ngậm nước ) vôi với 1 hạt nhân cau, tốt nhất dưới dạng phân nữa bột. Vôi có thể mua ở những cửa hàng cây cảnh, vôi phải tinh khiết.
- Trộn lẫn nhận hạt cau với vôi để một bên miệng trong thời gian 2 giờ và thỉnh thoảng nhổ nước bọt ra ngoài.
Những vật liệu này hoạt động như một chất kích thích, làm thoải mái dể chịu mặc dù hơi tác động thần kinh đôi chút.
Một số người nhai nhân hạt cau không vôi, cho một vị giác đơn giản.
Ở Việt Nam, Ông Bà còn kèm theo một cục thuốc xỉa …….để bên mép miệng.
Sau đây một đoạn video "  Betel Nut - Asia's traditional drug " quang cảnh ở Việt Nam
Cách têm trầu, gọt cau đặc thù của dân quê miền Nam Việt Nam




Nguyễn thanh Vân

dimanche 25 décembre 2011

Cây vông đồng - Gallito

Gallito, Coral bean, Bois immortelle
Cây vông đồng
Erythrina fusca Lour.
Fabaceae
Đại cương :
Đồng nghĩa : Erythrina glauca Willd.
Erythrina fusca là một loài thân mộc có hoa thuộc họ đậu Fabaceae. Người ta được biết dưới nhiều tên phổ biến, bao gồm như purple coraltree, gallito, cây bất tử ( bois immortelle ), bucayo và nhất là tên « bucare » và đậu san hô « coral bean ».
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc-môi trường : Những hạt được mang đi phát tán khắp đại dương. Cây vông đồng dể thích ứng với điều kiện vùng duyên hải, thích ứng khi gặp những điều kiện khó khăn lụt lội ngập nước và độ mặn thay đổi bất thường.
Cây vông mọc trên vùng duyên hải và dài theo những sông trong vùng nhiệt đới Á Châu, Châu Đại Dương, những đảo Mascareignes, Madagascar, ở Phi Châu và Châu Mỹ nhiệt đới.
Mô tả thực vật :
Cây vông đồng Erythrina fusca thuôc nhóm cây đại mộc 10-12 m cao, lá rụng, vỏ có gai màu xám, thô, nhánh láng mịn, hoa màu cam sáng.
kép 3 lá phụ hình xoan tròn dài, hình tam giác, màu mốc ở mặt dưới, hình xoan, lá bẹ phụ rụng sớm thành tuyến, cuống lá 8 – 18 cm dài, trục cuống 4-8 cm, cuống lá và trục với 2 tuyến ở ngọn, lá phụ đầu ngọn  8-14 cm dài, 7-12 cm rộng, lá phụ 2 bên nhỏ hơn.
Hoa, cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn hợp thành nhóm 3 cho mỗt nút, những hoa lớn ở ngọn,  đỏ chói, chùm hơi thẳng đứng cuống hoa to, dài 12 mm có 2 môi, hình chén 5 tai tròn, vành hoa có lông mịn, mặt ngoài có lông ngắn, tiểu nhụy 10.
Quả, có lông vàng, hột dài 12 mm, nâu đen đen, có eo giửa các hạt, nhọn ở đỉnh 
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, lá, thường gọi là Hải đồng bì.
Thành phận hóa học và dược chất :
Tính theo 100 g, Lá gồm những thành phần :
- 60 calories,
- 81.5 g Nước H2O,
- 4.6 g Chất đạm protein,
- 0.8 g Chất béo ,
- 11.7 g Đường saccharides toàn phần,
- 4.1 g Chất xơ fiber,
- 1.4 g Tro ,
- 57 mg Calciup Ca,
- 40 mg Phosphore P,
- 1.8 mg Sắt Fe,
- 2,300 mg b-carotene equivalent,
- 0.24 mg thiamine,
- 0.17 mg riboflavin,
- 4.7 mg niacin,
- và 3 mg ascorbic acid (Leung et al, 1972).
Lá chứa những thành phần :
- 325 năng lượng calories,
- 24.9 g protein,
- 4.3 g Chất béo fat,
- 63.3 g Đường toàn phần,
- 22.2 g Chất xơ fiber,
- 7.6 g Tro ,
- 308 mg Ca,
- 222 mg P,
- 5.2 mg Fe,
- 0.91 mg thiamine,
- 0.52 mg riboflavin,
- 6.54 mg niacin,
- và 78 mg ascorbic acid (Duke, 1981b).
Hạt chứa những alcaloid erythraline :
- Erysodine,
- erysonine,
- erysopine,
- erysothiopine,
- eryso- thiovine,
- crysovine,
- erythraline,
- erythramine,
- erythratine,
- và hypaphorine theo (List and Horhammer, 1969–1979).
Ngoài ra còn có chất saponin gọi tên là migarin
Các alcaloïdes là những chất nhựa độc ( Raven, 1974 ). Chất này hiện diện chủ yếu ở trong hạt, một trong những alcaloïde, erythroïdine đã được biết đến một số ứng dụng trong sự điều trị nhất là trường hợp gây mê, nhưng nguyên liệu này ngày nay không dùng nữa vì lý do quá độc.
3 flavanones đồng phân, fuscaflavanones :
- Un (1) (1),
- A (2) (2)
- và B (3), với :
6 flavanones biết được :
- lupinifolin (4),
- lonchocarpol A (5),
- Một hỗn hợp của lonchocarpols C (1)
- và C (2) (6a, b),
- Một hỗn hợp của lonchocarpols D (1)
- và D (2) (7a, b),
5 pterocarpans,
-  sandwicensin (8),
-  phaseollidin (9),
-  erythrabissin I (10 ),
-   một hỗn hợp của dolichins A
-  và B (11a, b),
- Một chalcone, isobavachalcone (12),
- và một isoflavones, wighteone (13),
Những hóa chất nêu trên đã được phân lập từ vỏ của cây Erythrina fusca Lour. Cơ cấu hóa học đẳ được nghiên cứu rỏ trên cơ sở dữ liệu quang phổ.
Đặc tính trị liệu :
Theo sự đồng ý của Hartwell (1967-1971) hạt cây vông đồng được sử dụng trong những đơn thuốc dân gian chống ung thư ở Việt Nam xưa.
Những ghi nhận có những thuộc tính giống như Erythrina indica, trong đó người ta thấy có :
Vỏ được dùng chữa trị :
- Bệnh sốt,
- Sốt rét,
- Bệnh thấp khớp,
- Đau răng,
- Chứng nhọt đầu đinh,
- Gẩy xương.
Rể được dùng để chông lại những bệnh phong thấp.
Rể nấu chín có thể dùng trong cơ thể hay ngoại cho bệnh béri-béri ( chứng bệnh thiếu vitamine B1 ).
Vỏ và lá dùng như thuốc xổ trục giun sán.( Liste et Horhammer, 1969-1979).
Những đọt non mới mọc và những lá non được dùng như rau cải légume .
Người ta trồng để lấy bóng mát, trang trí với hoa đẹp.
Theo y học truyền thống cây vong đồng có đặc tính :
Lá vông đồng còn gọi là hải đồng bì có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng :
- ức chế hệ thần kinh trung ương,
- làm an thần,
- gây ngủ,
- hạ nhiệt,
- hạ huyết áp,
- co bóp các cơ.
Ðông y tài liệu cổ cho là nó còn có tác dụng sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp.
Vỏ cây có tác dụng:
- khử phong thông lạc,
- sát trùng,
- làm tê liệt,
- trấn tĩnh.
Vỏ vông nem có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và thận. Dùng chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa. Người phong hàn thấp không dùng được.
Công dụng :
Thường dùng vông đồng để chữa :
- tim hay hồi hộp,
- ít ngủ hoặc mất ngủ,
- trẻ em cam tích,
- viêm ruột ỉa chảy,
- kiết lỵ,
- viêm da,
- lở chảy nước,
- phong thấp,
- chân tê phù,
- ung độc.
 Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.
Lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, hơi ít độc. Có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, khủ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng, lỡ ngứa.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Giống như những loài khác trong giống Erythrina, Cây vông đồng Erythrina fusca chứa những alcaloïdes độc, người ta dùng có giá trị để chữa bệnh, nhưng  là chất độc hại khi người dùng với lượng lớn.
Alcaloïdes phổ biến và thông dụng nhất là erythraline, có trong lá và thân nên tên khoa học của cây là do chất này đặt ra. Chất này có tác dụng :
- làm giảm
- và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương,
tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ.
Còn có chất saponin gọi là migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt có alcaloid gọi là hypaphorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván.
Tuy nhiên khi sử dụng phải có liều lượng và cách dùng đúng thì hiệu quả mới cao, nếu dùng không đúng đôi khi sẽ có hại. Như lá vông nem ( Erythrina variegata có đặc tính trị liệu như vong đồng )  tuy có tác dụng an thần, chóng hết, nhưng nếu tăng liều thì sẽ có tác dụng giảm cơ vận động làm cơ khớp rã rời, tình trạng suy sụp mi ( mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng không ngủ được), đó là những dấu hiệu báo động tình trạng ngộ độc cần phải dừng lại.


Nguyễn thanh Vân

samedi 24 décembre 2011

Đậu bắp - Gombo

Gombo
Đậu bắp
Abelmoschus esculentus (L.) Moench.
Hibiscus esculentus L.
Malvaceae
Đại cương :
Tên gọi vùng địa phương : còn gọi là sừng hy lạp ( corne grecque ), bamya ( Grèce ), okra hay gnawia ….
Tên gọi Gombo , đến từ bantou, vùng angolaire kingombo.
Đồng nghĩa : Hibiscus esculentus L.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Đậu bắp hay gombo ( Abelmoschus esculentus ) là một cây vùng nhiệt đới, hoa thuộc họ bông bụp Malvaceae, có nguồn gốc ở Phi Châu.
Mô tả thực vật :
Đậu bắp thuộc nhóm thân thảo lớn, sống hằng năm, thân thẳng đứng có khi đạt đến 2,5 m chiều cao.
Lá có thùy hình chân vịt, vòng dưới tròn, từ 5-7 thùy không đều, sát với nhau, được mang bởi một cuống dài ( khoảng 35 cm ).
Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, bao gồm đài hoa hình mo, 5 răng, 5 cánh hóa từ 3 đến 4,5 cm, màu vàng  hay vàng nhạt, có đốm đỏ tím ở dưới gốc cánh, 5 tâm bì và tiểu nhụy dính nhau.
Trái, nang từ 8 đến 25 cm dài, có lông, góc cạnh, hình trứng mũi giáo, dài nhọn.
Trái đậu bắp gombo là một nang dạng hình tháp chóp, thu hoặch lúc còn xanh, dùng như rau xanh légume và như gia vị thêm vào thức ăn.
Mặt cắt ngang của trái lộ ra 5 tâm bì hợp với nhau thành hình 5 cạnh, ngủ giác, đều nhau.
Ngoại bì của trái được phủ bởi lớp lông tơ mịn.
Bộ phận sử dụng :
Những cây dùng đa năng là có lợi, đây là một quan điểm về môi trường, bởi vì chúng sử dụng đất đay có hiệu quả hơn là những cây được sử dụng một chức năng duy nhất.
Trong trường hợp của cây đậu bắp gombo. Trước hết, chúng nuôi loài người và thú vật do những lá, thân, hoa và trái. Ngoài ra, chúng còn cung cấp những chất sợi được dùng để chế tạo giấy và dây thừng, xem như là một nhiên liệu đốt tốt.
Ở Ấn Độ và Phi Châu, người ta dùng với mục đích y học. Người ta đã tìm thấy những hạt, ngoài việc cung cấp những dầu ăn, giàu chất phospholipides, những thành phần với nhiều ứng dụng.
Thành phận hóa học và dược chất :
Những cây đậu bắp Gombo chứa :
- Chất nhờn mucilage, đặc biệt trong những hoa, trong lá và rể ;
- chất đa đường polysaccharides phân nhánh hiện diện liên hệ cấu trúc với những chất đa đường polysaccharides pectiques : chuổi rhamnogalacturonique với phân nhánh bởi những acides uroniques và galactose.
Hoa đậu bắp đỏ của Trung hoa ( hibiscus rose ) chứa rất nhiều màu đỏ bởi :
- chất anthocyanosides.
Trái khô đậu bắp gồm những hạt chứa :
- 20% dầu ăn được,
Trái tươi xanh, rất giàu :
- Chất nhầy mucilage,
- Chứa 30 mg/100g Chất vitamine A.
Người ta tìm thất trong đài hoa đỏ của đậu bắp :
- Những polysaccharides acides,
- và một số thành phần phénoliques,
- 15 đến 30 % chất hữu cơ ( acide citrique, acide malique, tartrique )
- và những anthocyanidols.
Những chất như :
- Manganèse,
- Vitamine K,
- Magnésium,
- Calcium,
- Sắt Fe,
- Đồng Cu,
- Vitamine B2, B3, B6, B9, C,
- và những chất xơ.
Một nhóm nghiên cứu từ Soudan, nơi nguồn gốc của cây đậu bắp và đưọc trồng, đã nghiên cứu những hiệu quả của chất nước ly trích, cho biết : một khả năng oestrogénique, thí nghiệm ở loài chuột ( 500 mg/kg dung dịch trích không tinh khiết tương ứng với 2/3 hoạt động 2 mg/kg chất oestradiole ), và thư giản phức tạp :
- Thư giản cơ bắp của một số cơ nhất định như ( cơ khí quản trachée, cơ động mạch chủ aorte, cơ hoành cách mạc diaphagme ),
- sự co rút của các nhóm cơ khác ( hoạt động lưỡng cực trên tử cung ).
Người ta có thể nhìn qua những nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Ấn Đô, đã chỉ rỏ rằng trong cây bông bụp hibiscus rosa sinensis có những đặc tính chống lại sự thụ tinh và trụy thai hư thai abortive ( hiệu quả tác dụng trên cơ của tử cung ? ) kết hợp với hoạt động kích tích tố nội tiết thứ cấp .
Đặc tính trị liệu :
Hoa đậu bắp (đặc biệt tất cả các loại 2 tràng hoa đỏ ) và hoa của đậu bắp khi rời khỏi thân cây ( màu thay đổi từ vàng chanh đến vàng đỏ nhạt ), giàu chất nhầy và cho một đặc tính làm mềm, làm dịu rất là thú vị.
Người ta sử dụng trong những trạng thái viêm trong và ngoài cơ thể.
- Ung mủ abcès,
- Đau thắc ngực angine,
- Viêm miệng stomatite,
- Viêm phế quản bronchite
- và rối loại tiêu hóa troubles digestifs
- Bệnh trĩ hémorroïdaires.
Người ta dùng : tươi, hay đun nhẹ với nước làm thuốc đắp dùng cho :
- Ung mủ abcès,
- Rối loạn ngứa ở da troubles dermatologiques prurigineux,
- Vết nứt crevasses,
- Vết bị côn trùng chích,
►Nấu sắc, tắm rửa phần hậu, cho những chứng rối loạn hậu môn trực tràng,
►Dùng cách ngâm trong nước sôi để súc miệng :
- Đau thắc ngực angine,
- Đau miệng stomatite,
►Hay phương pháp nấu sắc lọc và thêm đường :
- Viêm phế quản bronchites,
- Ho ngứa dị ứng toux irritatives,
- Rối loạn bệnh lỵ troubles dysentériques,
- Viêm đại tràng co rút colites spasmodiques.
►Trái đậu bắp xanh, nấu thật chín một chút và nhẹ nghiền nát, cho ra một chất dính đặc sệt và chất nhầy, chất này được biết nhiều ở Antilles để làm giảm những sự rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột do sự lạm dụng rượu.
Hiệu quả nhuận trường nhẹ đã được tác dụng nhờ những đặc tính chống sự co thắc của cây.
Với những đài hoa đậu bắp, người ta biến chế ra những loại mức, thạch và một loại « trà sức khỏe » đã được biết đến rất nhiều ở những nước vùng nhiệt đới thậm chí ở cả Âu Châu.
Những người da trắng ở thuộc địa cho biết :
- hiệu quả trong những bệnh thuộc về phổi,
- cũng như chống sự suy nhược anti-asthéniant
- và cho khẩu vị một bữa ăn.
Trái đậu bắp đả được biết là :
- hạ huyết áp
- « làm tươi mát »
- và người ta có thể được xem như « bảo vệ huyết quản angioprotectrice » do nội dung chứa chất anthocyanosidols.
Tại Tahiti, người ta không những dùng những hoa mà còn dùng lá bẹ và phần ngọn của rể.
Những hoạt chất chánh và đặc tính trị liệu :
● Theo một số nghiên cứu tiềm năng và dịch tể học, người tiêu thụ nhiều trái cây và légume có khả năng :
- giảm nguy cơ bệnh tim mạch,
- một vài chứng ung thư
- và những bệnh mãn tính khác.
Sự hiện diện những chất chống oxy hóa trong trái cây và légume có thể cho ta một giải thích thỏa đáng về sự tác dụng « bảo vệ » này.
● Chất chống oxy hóa : là những thành phần bảo vệ những tế bào có thể tránh những tổn hại mà nguyên nhân do những những gốc tự do. Trường hợp này, những gốc tự do tham gia vào sự phát triển của những bệnh tim mạch, một vài chứng bệnh ung thư và những bệnh liên quan đến lão hóa. 
Đậu bắp chứa một lượng nhỏ những thành phần chống oxy hóa như :
- bêtacarotene,
- lutéine,
- zéaxanthine
- và một lượng lớn những thành phần quercétine.
Tĩ lệ 100 g ( khoảng 250 ml ) đậu bắp tươi cung cấp 11 mg quercétine. Trong khi đó củ hành tây nguồn cung cấp chính quercétine trong thực phẩm, chứa 13 mg đến 20 mg / 100 g.
● Chất xơ thực phẩm : Chất xơ chỉ có trong thực phẩm thực vật. Đây là một tập hợp của một nhóm những chất không được tiêu hóa trong cơ thể.
Chất xơ được phân loại ra 2 nhóm chánh :
- Nhóm hòa tan và
- Nhóm không hòa tan.
Đậu bắp chứa một tĩ lệ cao nhóm hòa tan, khoảng 40 % trên tổng số chất xơ trong thực phẩm.
Nhìn chung chung, những chất xơ hòa tan có liên quan tĩ lượng đường và cholestérol trong máu, thuận lợi cho sức khỏe, cũng như làm chậm lại quá trình vận chuyển của ruột.
Hòa tan trong nước, những chất xơ hòa tan này cho ra một chất nhờn visqueuses hay một sự hóa  đông gélifìes.
Ứng dụng :
Những chất dinh dưởng quan trọng :
Manganèse.
Đậu bắp sống và chín, nguồn manganèse tuyệt hảo cho phụ nữ và tốt cho đàn ông (đàn ông cần dùng manganèse nhiều hơn phụ nữ ). Manganèse hoạt động như :
- đồng yếu tố của một số phân hóa tố tạo thuận lợi cho quá trình biến dưởng trao đổi chất.
- góp phần vào công tác phòng chống thiệt hại do những gốc tự do.
Vitamine K. Đậu bắp nấu chín là một nguồn dồi dào vitamine K. Trái đậu bắp sống nguồn tuyệt hảo Vita K cho phụ nữ và tốt cho đàn ông. ( Ở đàn ông sự cần dùng vitamine K nhiều hơn phụ nữ ). Vitamine K cần thiết :
- cho sự cấu tạo protéine góp phần trong sự đông máu.
- Vita K giử vai trò hình thành xương.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, hơn nữa vitamine K còn được sản xuất bởi những vi khuẩn trong ruột, nên sự khiếm khuyết vitamine K rất hiếm.
Calcium.
Đậu bắp luộc chín là nguồn calcium. Calcium là một khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, được lưu trử trong xương và là một thành phần không thể thiếu.
- Calcium giúp xây dụng cấu tạo, duy trì tốt cho xương, răng.
- Calcium đóng vai trò thiết yếu trong sự đông máu,
- duy trì huyết áp
-và co cơ bao gồm cả cơ tim.
Magnésium.
Đậu bắp sống và nấu chín là nguồn magnésium.
- Magnésium góp phần trong việc phát triển xương,
- tạo lập protéines,
- các hoạt động của phân hóa tố,
- co cơ, tốt răng
- và chức năng của hệ thống miễn nhiễm.
Nó cũng đóng vai trò trong sự chuyển hóa năng lượng và trong việc dẩn truyền thần kinh.
Fer.
Đậu bắp nấu chín là nguồn sắt Fe cho con người, Mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa sắt Fe. Khoáng chất này cần thiết :
- cho sự vận chuyển dưởng khí oxigène
- và hình thành hồng huyết cầu trong máu.
Sắt Fe đóng vai trò sản xuất :
- tế bào mới,
- kích thích tố
- và hợp chất hóa học dẫn truyền thần kinh.
Người ta ghi nhận rằng sắt Fe chứa trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật ( như đậu bắp ) ít được hấp thụ hơn là sắt có nguồn gốc động vật.
Đồng Cu.
Đậu bắp sống hay chín là nguồn đồng Cu. Đồng Cu là thành phần của phân hóa tố, đồng rất cần thiết :
- cho sự hình thành huyết sắc tốthể keo collagène một protéine được sử dụng trong cấu trúc và tu bổ sửa chữa mô tế bào trong cơ thể.
Rất nhiều phân hóa tố có chứa đồng Cu, góp phần vào việc phòng thủ chống lại gốc tự do.
Vitamine B2.
Đậu bắp sống cũng như chín là nguồn vitamine B2. Vitamine B2 được biết dưới dạng tên riboflavine. Giống như vitamine B1, B2 đóng vai trò :
- chuyển hóa biến dưởng năng lượng của tất cả tế bào.
- góp phần vào sự tăng trưởng và tu bổ mô tế bào,
- sản xuất kích thích tố,
- tạo hồng huyết cầu.
Vitamine B3.
Đậu bắp sống là nguồn vitamine B3, còn gọi là niacine, Vita B3 tham gia nhiều phản ứng biến dưởng và góp phần :
- đặc biệt sản xuất năng lượng từ glucides, lipides, protéines và rượu uống vào.
- B3 cũng hợp tác trong việc đào tạo ADN
Vitamine B6.
Đậu bắp sống hay luộc chín là nguồn vitamine B6. Vitamine B6 còn gọi là pyridoxine, là một « đồng diếu tố », tham gia vào việc :
- chuyển hóa những đạm chất protéine và acides béo
- sản xuất những hợp chất hóa học dẫn truyền thần kinh neurotransmetteurs.
- Vita B6 hợp tác để sản xuất hồng huyết cầu là nhu cầu vận chuyển dưởng khí oxygène.
- Vitamine B6 ( pyridoxine ) cũng cần thiết cho sự chuyển đổi glycogène thành glucose
- và giúp đỏ các chức năng miễn nhiễm.
Cuối cùng B6 đóng vai trò hình thành các thành phần nhất định của tế bào thần kinh .
Vitamine B9.
Đậu bắp sống hay luộc chín là nguồn vitamine B9 ( folate).Vitamine này tham gia vào việc :
- sản xuất ra tất cả các tế bào trong cơ thể,
- những hồng huyết cầu.
- giử một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất các vật liệu di truyền ( DNA, RNA) trong hệ thống thần kinh và hệ thống miễn nhiễm,
- cũng như trong giai đoạn làm lành hóa sẹo vết thương, vết loét.
- Vita B9 cần thiết để sản xuất những tế bào mới,
- dùng một lượng thích hợp là điều cần thiết trong giai đoạn phát triển thai nhi.
Vitamine C.
Đậu bắp còn sống, đây là nguồn vitamine C. Vai trò của vitamine C trong cơ thể vượt ra ngoài đặc tính chống oxy hóa.
- Vitamine C cũng góp phần cho bảo vệ tốt của xương, sụn, răngnướu răng.
- Vita C còn bảo vệ chống những bệnh nhiễm,
- thúc đẩy hấp thu sắt Fe chứa trong thực vật
- và tăng tốc lành hóa sẹo vết thương.
Thực phẩm và biến chế :
Chất nhựa nhầy đậu bắp :
Đậu bắp chứa nhiều chất nhựa nhầy gomme mucilagegineuse, có nghĩa là chất gomme nầy trương nở khi tiếp xúc với nước và tạo ta một chất đậm đặc và nhớt. Chất gomme này có thể dùng như chất đặc giao trạng như ý trong thực phẩm khác nhau như soup, món hầm, ragoûts …). Ngoài ra chất gomme còn có thể phục vụ như là một chất thay thế chất béo trong nhiều món ăn khác nhau.
Đậu bắp đông lạnh
Mặc dầu đậu bắp không được trồng, nhưng hiện nay người ta vẫn tìm được đậu bắp quanh năm trong các siêu thị Á đông. Cũng giống như tất cả rau cải đông lạnh khác, đậu bắp không nên xả đá trước khi nấu chín, vì làm như thế sẽ mất hết vitamine C nhiều hơn là nấu chín trong khi vẫn còn đông đá. Đậu bắp đông lạnh được dự trữ lâu và giúp cho chế độ ăn uống hằng ngày không gián đoạn.


Nguyễn thanh Vân