Tâm sự

Tâm sự

mardi 25 octobre 2011

Kiwi

Kiwi
Actinidia deliciosa(A.Chev.) C.F.Liang & A.R.Ferguson.
Actinidiaceae
Đại cương :
Không có tên nào đồng nghĩa, nhưng có 2 tên dùng có sự lầm lẫn :
- Actinidia sinensis : đây không phải là chữ đồng nghĩa mà là lỗi chánh tả.
- Actinidia deliciosa : đây là do sự phân loại và một loài riêng khác (đã 15 năm người ta thường lộn 2 loài với nhau )
Actinidia  deliciosa là một cây thuộc họ Actinidiaceae cho ra trái kiwi, da màu nâu có lông rậm nhám. Đến năm 1984 giống actinidia deliciosa được xem như một variété của giống Actinidia chinensis được biết dưới tên Actinidia chinensis var deliciosa.
Ngày nay được xếp thành một loài riêng biệt với actinidia chinensis. Actinidia deliciosa có nguồn gốc ở Trung quốc.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Ở Trung quốc, kiwi đã được biết từ lâu, thu hoặch từ những cây hoang dại, nhưng không được trồng. Những hạt đã được thu hái vào năm 1847 bởi Royal Horticultural Society ( Londres, Royaume Uni ).
Kiwi đã được phổ biến trồng rộng rãi từ thế kỹ thứ 20. Bà Isabel Fraser, giám đốc một trường ở Tân Tây Lan đã đem hạt lấy từ Trung quốc về và được trồng bởi những người làm vườn ở địa phương .
Vì thế tên kiwi được gọi bắt nguồn từ Tân Tây Lan,  vào năm 1958, như con chim kiwi, một biểu tượng của quốc gia New Zealand, nhuộm màu nâu và có lông.
Mô tả thực vật :
Danh từ « actinidia » có nghĩa « tia nhỏ » bởi vì người ta thấy phát xuất từ trung tâm hướng ra ngoài những tia trăng trắng mịn và chữ déliciosa có nghĩa là ngon .
Nếu loài cây « không tự động » thụ phấn thì người ta phải trồng xen kẻ một gốc cây cái và một gốc cây đực. Người ta có thể tính trồng cứ 1 cây đực thì 5 hoặc 6 cây cái. Những loài ong sẽ giúp đem hạt phấn đến thực hiện  thụ phấn ở cây cái .
Lá : thuộc nhóm lá rụng, xanh lá cây. Lá lớn và rộng ( 12 – 20 cm ), mọc xen, bầu dục hình trái tim, bìa lá có răng và gân lá lộ rỏ. Những lá non được bao phủ bởi một lớp lông đỏ, những lá già màu xanh đậm, nhiều lông ở mặt trên, mặt dưới trắng lông dày đặc.
Hoa : hoa nhỏ ( 2,5 đến 5 cm đường kính ), trước hết màu trắng, kế màu vàng. Vành hoa 5 hay 6 cánh hoa và hợp thành nhóm 3 trên thân ở nách lá. Hoa thơm và không mật hoa.
Hoa trổ vào khoảng tháng 6.
Hoa đực : cánh hoa màu trắng kem, nhụy hoa vàng nhỏ hơn, tụ thành nhóm cyme 3 trên thân ở nách lá .
Hoa cái : 3 – 4 cm, mọc đơn độc ở nách lá, nhụy hoa ngắn, phấn hoa vô tính không thụ.
Thụ phấn : Thông thường những hoa phát tán phấn hoa nhờ những côn trùng như những loài ong nhưng trong sự canh tác quy mô, người ta chủ động trong sự thụ phấn, được thực hiện do người thực hiện « nhân môi ». Phấn hoa của những hoa đực được thu hoặch và sự thụ phấn trên cây cái bằng phương pháp phun sương hạt phấn.
Trái : hình bầu dục khoảng 6 cm dài. Lớp da nâu mỏng được bao phủ bởi lớp lông dày đặc. Nạc kiwi xanh nhạt với trung tâm có khoảng 1000 đến 1200 hạt nhỏ,  màu trắng, hiện diện những dòng tia trăng trắng.
Hương vị chua ngọt.
Bộ phận sử dụng :
Trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Trái kiwi giàu chất :
- vitamines A và C
Nhưng đồng thời cũng nhiều :
- calcium,
-  magnésium
-  potassium.
Kiwi tuyệt hảo trong giá trị dinh dưỏng :
- Giàu chất flavines,
- Acide quinique
-  vitamines A,
-  B 1
- và B2
Nhất là vitamine C ( khoảng 16000 mg / 100 g )
Những nguyên tố khoáng như :
- calcium,
-  fer,
-  magnésium,
-  phosphore
- và potassium
 *Analyses made at the University of California.
Acide quinique chiếm ưu thế trong những trái non, acide này biến mất khi có sự hình thành acide ascorbic. Khi đun sôi khoảng 2 giờ, hàm lượng acide ascorbic giãm xuống 20 %. Cùng giống số lượng mất đi khi đun sôi, nếu trái cây đông lạnh được xã đông lạnh với nhiệt độ bình thường chung quanh.
Trái kiwi, ngay khi chín, chứa phân hóa tố thủy giải protéine actinidine, được cho là hổ trợ cho sự tiêu hóa. Nó có thể ly trích và làm tinh khiết như bột để ướp mềm thịt.
Chất tanin thấp khoảng 0,95 % trong trái kiwi chín.
Theo một báo cáo mới của Nouvelle Zélande, trái kiwi giàu :
- acide folique,
- potassium,
- chrome
- và vitamine E.
Đặc tính trị liệu :
Theo những cổ văn ghi lại, từ 200 năm trước JC , triều đại nhà Hán đế ( 206 trước JC ), hái trái mihoutao ( kiwi) thường xuyên thực hiện trong rừng để làm thuốc :
Những rể phơi khô được biết có đặc tính :
- Lọc máu,
- Lợi tiểu,
- An thần,
- Giải nhiệt,
- và thuốc an thần.
Trong y học cổ truyền Trung hoa, kiwi được gọi là « Mi Hou Tao gen » hay « Teng Li gen », được ghi đơn thuốc phối hợp với dược thảo khác để chữa trị dạ dày, gan, và bàng quang ;
Trong những đơn thuốc khác cũng chữa trị trường hợp kết thạchviêm đường tiểu, những ung thư gan, dạ dày, thực quản, ruột, cũng như sử dụng để trị đau khớp xương phong thấp.
Ở Trung quốc, trái cây và dung dịch trích ép từ thân dùng để trục « sạn thận » ( kết thạch ).
Ngày nay do sự nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái kiwi có tác dụng làm cho :
- Giảm đáng kể sự tích tụ các tiểu huyết cầu,
- Chống lại sự phóng thích chất collagène trong máu,
- Giảm tỉ lệ máu bị đóng cục, nên giúp khí huyết được lưu thông,
- Tránh ngừa chứng tai biến mạch máu và các bệnh về tim mạch.
Đối với các người mắc bệnh đường ruột, đại tràng , bao tử, kiwi giúp hổ trợ :
- Chức năng tiêu hóa cho cơ thể,
- Giảm thiểu sự táo bón,
- Tăng cường hoạt động của dạ dày.
Nhờ trong kiwi chứa nhiều chất chống oxy hóa nên kiwi có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những gốc tự do. Và nhất là với một số lượng lớn chất chống oxy hóa bao gồm chất vitamine C và vitamine E có trong trái kiwi nên chúng có khả năng bảo vệ cơ thể ngừa chống ung thư .
Ngoài ra, trong trái kiwi rất phong phú chất xơ, có hữu hiệu trong việc :
- Kiểm soát lượng đường huiyết,
- Giảm cholestérol,
- Ngừa ung thư kết tràng và
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Ứng dụng :
Những xơ, vỏ thân và vỏ mỏng của trái đã được chế tạo thành bột nhão giấy và một nhựa dính như keo.
Thực phẩm và biến chế :
Trái kiwi nếu được bảo quản ở nhiệt độ thấp ( như nhiệt độ hầm rượu, nơi chứa thức ăn, …) trái cây tươi có thể tiêu thụ được 4 và 6 tháng.
Điều chú ý là kiwi :
- để nơi ẩm trái cây để hư thối, làm tăng sự phân hủy ;
- để gần những trái pomme không tốt bởi vì nó tạo ra éthylène, một kích thích tố thúc đẩy nhanh quá trình trưởng thành của trái. Vỉ thế muốn trái kiwi mau chín người ta chỉ cần mua và để chung với vài trái pomme trước khi ăn liền.
Trái kiwi tươi hay cắt tươi làm đôi, ăn bằng muỗng hay đơn giản gọt vỏ trước khi ăn.
Người ta có thể cắt lát nhỏ, trộn với rau salade, hoặc làm cocktail nước trái cây...v...v...


Nguyễn thanh Vân

lundi 24 octobre 2011

Cà tím - Cà dái dê - Aubergine


Aubergine
Cà dái dê
Solanum melongena L.
 Solanaceae
Đại cương :
Cà tím hay cà dái dê là giống cây đa niên nhưng người ta trồng như một cây nhất niên thuộc họ Solanaceae, trồng để lấy trái dùng như rau cải.
Đồng nghĩa còn có tên : albergine, ambergine, beringène, bréhéme, bringèle, marignan, mayenne, melanzane, melongène, mérangène, méringeane, verinjeane, viadase...
Cà tím aubergine được thường gọi « thịt của người nghèo », lý do cà tím giàu chất dinh dưỡng và dể dàng sử dụng theo nhiều cách. Tuy nhiên, trái cà tím người ta dùng như rau cải đã trở nên một thành phần thực phẩm bình dân trong những thức ăn nấu nướng của nhiều nước Âu Châu và Á Châu, Trung Đông ….
Trong thương mại trồng quy mô, giống cà tím dạng thẳng đứng, lá lớn và thân cứng. Thường trồng và sản xuất ở Châu Á, Trung hoa, Hy lạp, Ý, Nhật và Thổ nhỉ Kỳ.
Thời gian trồng tốt nhất vào tháng 8 đến tháng 11.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Trong những nước vùng nhiệt đới, là loài cây sống lâu năm. Loài cây có nguồn gốc ở miền nam Châu Á (Ấn Độ, Miến Điện ), được trồng ở Trung Hoa trước J.C, được du nhập vùng Địa trung hải bởi các thủy thủ hải hành.
Mô tả thực vật :
Thân : Cây thân thảo, sống lâu năm, được trồng như cây nhất niên ở những vùng ôn đới vì cây không thích hợp với nhiệt độ lạnh. Hệ thống gốc phát triển quan trọng, phù ra, phân nhánh rậm như bụi 0,5 – ,80 cm, hệ thống rể phát triển mạnh, thân mịn đôi khi màu tím. Thân già có thể ngấm chất lignin trở nên cứng. Tàng lá lan rộng lý do ứng với sức nặng của trái. Nơi đây mang những gai ngắn.
lớn 7 – 35 cm dài, lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, hơi có thùy, và đôi khi một số lá không đối xứng, bề mặt lá phủ một lớp lông xoắn dày đặc, hơi nhám khi chạm vào, như bột và mặt dưới rỏ hơn.
Cuống lá chánh màu nâu nhạt.
Hoa : Những hoa mọc ở nách lá, và có 5 cánh, 5 tiểu nhụy, đặc tính của họ solanaceae.
Những loại hoa dể phân biệt, chỉ những hoa ở phía dưới là lưỡng tính, và như vậy những hoa này mới cho ra trái. Những hoa đực ở phía trên, hạt phấn được những con ong mang đến nuốm hoa cái để thụ phấn, đây là thông thường của giống cà tím hoang.
Hoa đơn hoặc tập hợp thành chùm từ 2 đến 5, vành hoa gồm 5 đài thường có màu tím. 5 tiểu nhụy dài, bao phấn màu vàng dài, họp thành ống bao quanh vòi nhụy. Phấn hoa nặng nếu được chuyển đi bởi gió thì không quá 1 m. Thụ phấn tự nhiên có thể được thực hiện và sự thụ phấn còn có thể do phong môi hay trùng môi tác nhân của gió hay những loài ong.
Những hoa quay trở xuống và được mang bởi một cuống cứng.
Trái : Quả thịt, nhiều phòng, 40 cm  dài đa dạng hình ống hoặc dạng bầu phình to ở dưới, mặt láng sáng màu vàng, xanh lá cây, tím, tím đậm đen hay trắng. Cân nặng khi già đạt đến 0,4 – 1 kg.
Hạt : mịn dưới ánh sáng có màu xám.
Bộ phận sử dụng :
Trái, rể
Thành phần hóa học và dược chất :
Cà tím giàu chất phénol :
- Caféique,
- P-coumarique,
- Férulique,
- Gallique,
- Protocatéchique,
- P-hydroxybenzoïque
Cà tím là những loại rau cải ít năng lượng, giàu nướcchất xơ, cung cấp nhiều vitamine ( B, E, C, provitamine A ) và một số lượng khoáng chất đáng kể bao gồm kalium chiếm đa số.
Những nghiên cứu của viện sinh học Đại học São Paulo, Brésil, đã cho thấy cà tím có hiệu quả ức chế sự tăng cholestérol trong máu cao. Cũng có một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu về tim Đại học São Paulo, lại cho rằng « không có tác dụng gì đến cholestérol và cũng không khuyên bệnh nhân dùng để thay thế thuốc hạ cholestérol »
Cà tím, ngăn chận sự thành hình của gốc tự do và cũng là nguồn cung cấp chất acide folique và potassium.
Những trái cà tím thành phần chứa trong 100 g phần ăn được :
- Nước 92,9 g,
- Năng lượng 64 kJ (15 kcal),
- Chất đạm protéines 0,9 g,
- Chất béo lipides 0,4 g,
- Chất đường glucides 2,2 g,
- Chất xơ 2,3 g,
- Khoáng Ca 10 mg,
- Phosphore P 16 mg,
- Fe 0,3 mg,
- Carotène 70 μg,
- Thiamine 0,02 mg,
- Riboflavine 0,01 mg,
- Niacine 0,1 mg,
- Folate 18 μg,
- Acide ascorbique 4 mg (Holland, B., Unwin, I.D. & Buss, D.H., 1991).
Cà tím có chứa những chất saponines stéroïdes, đặc biệt là chất glycoalcaloïdes ;
Những chất chánh của glycoalcaloïdes là :
- solasonine và solamargine,
Cà tím rất giàu nicotin hơn tất cả những cây ăn được, với nồng độ cô động 100 mg/g ( hoặc 0,01 mg / 100 g ). Tuy nhiên tất cả lượng nicotine lấy từ cà tím hay bất kỳ thực phẫm khác không quan trọng nếu so với thuốc hút là không đáng kể. Trung bình 9 kg cà tím thì chứa khoảng một lượng nicotine như 1 điếu thuốc.
Đặc tính trị liệu :
Cà tím là một rau quả có đặc tính :
- An thần thư giản,
- Thuốc tống hơi,
- Lợi tiểu,
- Nhuận trường,
- Acide protocatéchique, được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên đã thể hiện đặc tính chống oxy hóachống khối u.
Nasunin, là một flavonoïde có trong da trái cà tím, hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, thể hiện khả năng bảo vệ những sự hư hại những tế bào.
▪ Những phénol, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa, tác dụng ngăn chận những bệnh nhiễm vi khuẩn và nấm của cây, như cơ chế biến dưởng hỗ trợ cho sức khỏe con người.
Nasunin chélate de fer, làm giảm những vấn đề có thể xảy ra từ sắt Fe dư thừa trong máu để có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn gia tăng viêm khớp, những bệnh tim mạch và ung thư.
Acide chlorogénique, là một chất phénol và một chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính :
- chống ung thư,
- kháng khuẩn,
- và những đặc tính chống siêu vi khuẩn virus,
- và có khả năng hạ cholestérol xấu LDL,
- tăng cholestérol HDL tốt, tĩ lệ cholestérol là cần thiết.
▪ Trong những nghiên cứu solasodine như là một chất :
- ngừa thai, có thể uống.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Theo báo cáo, trường hợp ngứa ở da hoặc miệng sau khi ăn cà tím đã được báo cáo và đăng trong tạp chí y khoa .
Một nghiên cứu gần đây ( năm 2008 ) nghiên cứu trên 741 mẫu người Ấn Độ, người ta thấy 10% số người tham dự có triệu chứng dị ứng sau khi dùng cà tím, trong đó 1,4% cho thấy triệu chứng xảy ra trong 2 giờ .
Viêm da khi tiếp xúc với lá cà tím và dị ứng bởi phấn hoa hoa cà tím cũng đã được cảnh báo.
Trường hợp những cá nhân mắc chứng dị ứng ( do di truyền, mẫn cảm chẳng hạn như với gió, khói cỏ khô … ) có nhiều khả năng cảm ứng với cà tím, có thể là trong cà tím chứa nhiều chất histamine. Một vài chất đạm protéine và ít nhất trong quá trình chuyển hóa biến dưởng thứ cấp đã được xác định như một tiềm năng gây dị ứng.
Trong nấu nướng, cà tím, những protéine gây dị ứng hầu như hoàn toàn bị hủy, nhưng ít nhất cũng còn một protéine tồn tại trong hóa trình nấu ăn.
Ứng dụng :
Trong y học dược thảo Thái Lan ghi :
▪ Nấu sắc rể cà tím dùng để :
- trị suyễn
- và như một chất kích thích.
▪ Nấu sắc thân, rể, lá xấy khô đã được dùng để :
- rữa những vết thương.
Trong y học cổ truyền Đài Loan, những rể được dùng chữa trị phong thấp rhumatisme và viêm sưng.
Y học truyền thống Suriname, những rể dùng chữa trị trĩ nội và bệnh hen suyễn.
Thực phẩm và biến chế :
Trong gia đình, những rau cải nên được chứa và bảo quản trong tủ lạnh, không lạnh quá, không thay đổi nhiệt độ thường xuyên đột ngột. Sau mỗi lần rau cải cắt và phải cắt với dao bằng thép inox không rỉ, nếu không sẽ có một phản ứng với những « chất dinh dưởng thực vật xanh » có trong thực vật và rau cải sẽ trở nên thâm đen.
► Để nấu ăn nên nhớ, trong rau cải đắng luôn có những hóa chất alcaloïde glycol chung cho họ Solanaceae. Trong món ăn truyền thống Ấn Độ, chất giải trừ chất đắng trong đó có độc tố, là những loại bơ, moutarde ( hạt bông cải ), gừng, me, sữa đông, dầu ….
Một thành phần món ăn của Ấn Độ chứa một hay nhiều thành phần đó cũng là cách để rau cải dể tiêu hơn.
Tuy nhiên trong câu hỏi này, cây trồng quy mô hiện nay ít đắng hơn so với những cây trồng truyền thống.
Một phương pháp thông thường ở Trung Đông, cà tím cắt mõng ngâm rửa nước muối, để một thời gian trước khi nấu, chất đắng sẽ giảm bớt và tan trong nước muối.
Ưu điểm của cà tím là nó có hương vị của những gia vi thêm vào, nhưng khuyết điểm là cà tím quá hút dầu, vì vậy trong quá trình nấu nướng nên nhớ kỹ điều này. Nhưng cái tốt của cà tím là người ta có thể làm bất cứ món ăn nào người ta muốn như nhồi, hấp, luộc, nấu chín, chiên …v…v trong thời gian ngắn. Nhất là móm mấm dà rau thì cà tím không thể thiếu.


Nguyễn thanh Vân

lundi 17 octobre 2011

Ong mật và Mật ong Miel

Miel - Mật Ong
Apis dosata Fabricius
Apis mellifera Linnaeus
Apidae
Đại cương :
Mật ong là một chất ngọt, có màu vàng nhạt hay đậm, được tạo ra bởi những con ong mật từ mật của hoa hay từ một chất ngọt đồng dạng và giàu chất đạm, được lưu trử trong tổ ong và dùng làm thức ăn suốt năm. Đặc biệt hơn, mật ong được tồn trử trong các phòng của tổ ong dùng về sau trong giai đoạn thời tiết bất lợi.
Đồng thời mật ong cũng được sử dụng cho những động vật khác và người.
Loài người đã tổ chức quy mô, sản xuất giúp đở ong biến ong trờ thành « thú gia cầm » trong những tổ ong nhân tạo.
Bacchus đã khám phá ra mật ong (Piero di Cosimo, vers 1500 ).
Hiện nay trong đồng bằng sông Nil và Sumer, mật ong dùng như đường thức ăn. Rất nhiều người Ai Cập papyrus đã được nói đến, một người già lớn tuổi, Ông Edwin Smith cho biết cách đây 4500 năm. Ngoài việc dùng như thức ăn thực phẫm hay gia vị, mật ông đã được sử dụng từ thời cổ đại để săn sóc da làm đẹp và chữa trị vết thương.  
Trong những cuộc thế vận hội thời xưa, những vận động viên dùng nước mật ong để lấy lại sức khỏe nhanh chóng .
Hippocrate ( vị Bác sỉ vĩ đại thời cổ 460/377 trước J.C. ) nói rằng dùng mật ong sẽ kéo dài tuổi thọ tối đa, và chống sốt, lành vết thương, loét và những vết thương bị làm mủ. Trong thời cổ đại, mật ong Narbonnaise được xem một trong những mật ong tốt.
Thời Rome xưa, mật ong được chia làm 2 loại :
- Mật ong tốt và mắc tiền là mật ong hứng lấy trực tiếp từ tổ ong .
- Mật ong phẫm chất ít hơn là mật ong lấy từ tổ ong nghiền nát và vắt lấy mật, rẻ hơn, trong đó có nhiều tạp chất.
Từ thời trung cổ ở Trung quốc và Âu châu, mật ong được dùng để chế tạo bánh mì ngọt.
Đến thời Paracelse, mật ong đã có một chỗ đứng cao trong y học. Được dùng để chữa trị như một tác nhân sát khuẩn để lành các bệnh nhiễm và hiệu quả tốt đối với những mụn cốc, nốt nhiễm trùng và mụn nhọt.
Trong trận thế chiến thứ I và thứ II, mật ong được dùng để trị vết thương cho binh sỉ, chữa lành vết thương.
Mật ong cũng được dùng để ngâm trái cây phối hợp với dấm và moutarde và cũng được dùng làm mềm thực phẫm và bảo quản thịt.
 Apiculture - Nghề nuôi ong
Apiculture, là nghề nuôi ong, giử ong để lấy mật. Công việc đầu tiên của những người nuôi ong là cung cấp cho ong một « tổ ong ».
Trước khi thuần hóa ong trở thành « gia cầm », người ta thu hoặch mật ong trong thân cây hay trong những hốc ở thiên nhiên của những con ong mật. Loài ong tiếp đến sẽ dời chổ ở từ những thân cây hay hốc ở đến nơi xây dựng mới.
Vào thế kỹ XIX, ở Pháp những con ong được nuôi trong những tổ ong bằng rơm. Thời kỳ đó, mật ong được tiêu thụ với sáp hoặc lấy mật bằng cách ép.
Thực phẫm dinh dưởng của ong :
Những con ong mật tìm kiếm mật có nhiệm vụ cung cấp mật hoa cho tổ ong. Một khi đậu trên một hoa ( hiển hoa bí tử ), Ong mở rộng cánh hoa, chui đầu vào phía trong, vương dài vòi lưỡi ( vòi hút ) và hút mật nhụy hoa, mật được chứa tạm thời trong bầu diều. Trên phương diện giải phẩu hình thái học và đặc biệt độ dài của vòi lưỡi của ong, những con ong chỉ có thể thu hoặch mật hoa trên những hoa nhất định, gọi là « mellifère ». Mật những hoa có đặc tính thu hút những côn trùng để làm phương tiện thụ phấn, bảo đảm cho sự thu tinh gọi là trùng môi.
Những ong có thể thu hoặch những chất ngọt, những chất bài tiết của những côn trùng hút nhựa như puceron, cochenille hay metcalfa từ nhựa các cây. Ong sẽ sử dụng cùng một phương cách như thực hiện ở mật hoa ( đây là những chất căn bản nhất dùng để phát triển tạo ra mật ong cây thông … )
Giai đoạn 1 : Sự phát triển mật ong bắt đầu trong « bầu diều jabot » ở cổ ong thợ, trong khi bay trở về tổ ong. Chất invertase, là những phân hóa tố trong nhóm của phân hóa tố diastase, được thêm vào trong  bầu diều ong, vào mật hoa. Tất cả vật liệu và phân hóa tố qua một chuổi phản ứng hoá học, thủy giải đường saccharose cho ra đường glucose và đường fructose.
Giai đoạn 2 : Về đến tổ ong, những « ong kiếm mật » « nôn ói » mật hoa ra trong một bồn chứa ( trophallaxie đây là phương pháp di chuyển thức ăn của côn trùng ), trong đó chúng lần lượt nôn raăn vào, mật hoa chứa nhiều nước, đồng thời trộn mật hoa với nước bọtdịch tiêu hóa, cuối cùng kết quả là hoàn tất quá trình tiêu hóa các loại đường.
Giai đoạn 3 : giai đoạn làm khô của ong quạt, Một khi đã lưu trử trong những lổ tổ ong ( phòng ), mật ong được bốc hơi nước bởi một hệ thống thông gió và có năng lượng của những bộ phận làm việc do sự phân công cho những « ong thợ quạt ». Khi đã đến độ chín tinh luyện, thì thời gian tồn trử bảo quản mật ong sẽ được lâu.
Nhiệt độ của tổ ong cũng như những ong thợ quạt cánh, có thể duy trì một luồng không khí trong khoảng 20 phút trong tổ ong, đưa đến sự bốc hơi nước. Mật ong đạt đến độ chín chuẩn tinh luyện khi độ nước giãm xuống dưới 18 % ; sau đó mật sẽ được cất giữ trong một lổ hổng khác, và đậy nấp khi được đổ đầy.   
Giai đoạn 4 : giai đoạn lưu trữ. Sau khi đậy nắp, mật ong được tồn kho, bảo quản, để dùng làm thức ăn ;
Đặc biệt trong trường hợp khí hậu thay đổi không thuận lợi, như mùa khô hạn không hoa không nhựa, thấy ở loài ong Apis dorsata.
- Ong mật Apis dorsata, những ong hoang, những loại ong này to lớn gọi là ong migratrices, ong sống trên tiểu lục địa Ấn Độ từ Pakistan đến Srilanka và từ Trung Hoa đến Úc Đại Lợi. Nó có một bản tánh hưng hăng. Ong này sản xuất mật ong , nhưng không phải là những  ong « gia cầm domestique » ) hay mùa đông cho những ong mật Apis mellifera.
- Ong mật Apis mellifera là những ong nuôi ( Con ong européenne, ong mật hay ong ruồi mật), là loại ong mật « gia cầm » đã được nuôi thuần hóa nguồn gốc ở Âu Châu. Ong này được xem như bán gia cầm ( semi-domestique ). Đây là một trong những loài ong được tổ chức với một quy mô cao để sản xuất mật .
Nhà khoa học Bernd Heinrich đã đo lường khối lượng làm việc bởi những con ong tìm kiếm thức ăn. Vì vậy để sản xuất 500g mật, những con ong phải thực hiện hơn 17 000 lượt đi, phải đến thăm 8 700 000 cái hoa, tính tất cả phải mất 7000 giờ làm việc.
Bộ phận sử dụng :
Tổ ong, mật ong, sáp mật …
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần hoá chất mật ong :
- Đường glucide với lượng lớn 78 đến 80 %.
* Đại diện chủ yếu bởi đường fructose ( hay lévulose ) : 38 %,
* Glucose ( hay dextrose ) : 31 %
* Maltose, saccharose ( hay sucrose ) và những polysaccharides khác ( như mélibiose, turanose, mélézitose … ) .
- Nước : thay đổi tùy thuộc vào độ chín chuẩn của mật khi người ta thu hoặch, tối đa là 18 %
- Những chất đạm protides : ít hơn 1 % nhưng có chứa một số lượng lớn acides aminés tự do :
- Những muối khoáng : 0,1 % tối đa cho những mật ong và những mật hoa khác, cho tới 0,5 % cho mật ong ngọt với hơn 30 phân tử đã được ghi nhận :
Những phân tử khoáng chất không phải luôn luôn hiện diện trong mật ong được xác định. Ngược lại , có những khoáng nhất định được thống nhất có trong các loại mật ong và thường có với số lượng lớn, nhất là potassium, nguyên tố dương tính ( gamme + ) đầu tiên trong nội tế bào cần thiết để sống.
Nếu những mật ong mới thu hoặch, mật ong đậm màu, nói chung thì số lượng khoáng chất được phong phú hơn là những mật ong nhạt màu, tươi.
- Những acides hữa cơ, tự do hay kết hợp dưới dạng lactose : 0,3 % trong số đó acide gluconique là nhiều nhất.
- Một số lớn vitamines, số lượng, bao gồm nhu cầu sử dụng hằng ngày chủ yếu là :
Vitamine B1, B2, B3 ( hay vitamine PP ), B5, B6, C, và những phụ thuộc của vitamine A, B8 ( hay vitamine H ), B9, D và vitamine K.
- Những lipides ( chất béo ) : với số lượng nhỏ, dưới nhiều hình thức :
* Triglycérides.
* Acides béo ( acide palmitique, acide oléique, acide lonoléique ).
- Nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp.
- Những phân hóa tố : phân hóa tố chánh là những  amylases alphabêta, gluco-invertasegluco-oxydase ; những phân hóa tố ( giúp dể dàng tiêu hóa thức ăn và cũng là đặc tính của mật ong ).
Những phân hóa tố này sẽ bị hủy bởi nhiệt độ khi ta làm nóng mật ong do đó luôn luôn tránh để mật ong ở nhiệt độ cao ( nhiệt độ quy định cho tổ ong 35 ° và ong mật vì thế không nên hâm nóng mật ông trên 40°, nếu người ta muốn bảo toàn những đặc tính của nó ).
- Nhiều tác nhân kháng sinh thiên nhiên, tập họp lại dưới danh từ chung « inhibine », đó là những tác nhân ức chế khuẩn mạnh mẽ, nghĩa là ngăn chận sự phát triển vi khuẩn mà không giết chết nó.
- Một số lớn chất sinh học khác :
* Như cholinergique gần với nhóm acétylcholine.
* Những flavonoïdes có nhiều đặc tính và thú vị.
* Chất œstrogène
* Những alcool và những esters
* Những chất mùi không những chỉ cho những mùi thơm ( như acide phénylacétique ) và hương vị đặc biệt của mật ong đã cung cấp, nhưng nó còn có giá trị trị liệu.
* Những thể sắc tố, đặc sắc cho mỗi loại mật, cho một màu đặc thù cho mật đó.
- Cuối cùng có những vết hạt phấn cho ta thấy nguồn gốc thực vật của loại mật.
Thành phần khoáng chất trong mật ong :
Từ quan điểm phân tích cơ bản, mật ong chủ yếu gồm :
- Carbone d’hydrogèneoxygène, thành phần cơ bản của những hợp chất hữu cơ.
- Những chất khác của nguyên tố khoáng chất dương tính (cation) gamma + , và được tính bằng đơn vị mg/kg ( ppm )
Đặc tính trị liệu :
Hiệu quả tiền sinh học :
Những chất tiền sinh học là những glucides không đồng hóa bởi cơ quan trong cơ thể, nó giử vai trò cân bằng hệ vi sinh thực vật ( hệ này gồm vi khuẩn, men ….) trong đường ruột. Mật ong có thể có hiệu quả tiền sinh học trên cơ thể con người bằng cách cải thiện tăng trưởng, tăng cường hoạt động và tính khả thi của những bifidobactérieslactobacilles của hệ vi sinh thực vật đường ruột, những vi khuẩn này quan trọng cho sức khỏe con người. Hiệu quả này đã được quan sát trong phòng thí nghiệm, dùng hệ thống lên men với các vi khuẩn trong phân. Hiệu quả tiền sinh học của mật ong phần lớn chủ yếu là do oligosaccharides, những đường có trọng lượng phân tử nhẹ.
Flavonoïdes :
Mật ong là nguồn thực phẫm chống sự oxy hóa. Phần lớn các chất chống oxy hóa đều là chất flavonoïdes. Chúng tương tác trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, do đó mà có thể ngăn ngừa sự phát triển những chứng bệnh vể tim mạch, một vài chứng ung thư và những chứng bệnh thoái hóa dây thần kinh nhất định.
Lưọng và loại flavonoïdes tìm thấy trong mật thay đổi tùy thuộc vào nguồn hoa cung cấp mật. Nguyên tắc thông thường, những mật đậm màu, chẵng hạn như mật lấy từ loại hoa hướng dương và lúa mạch sarrasin, chứa một lượng flavonoïdes cao, mật có màu xanh mét hơn ( pâles ), cũng như khả năng chống oxy hóa cao hơn.
Mặt khác, nếu ta so sánh cùng một số lượng, mật ong có khả năng chống oxy hóa tương đương hầu hết các trái và rau xanh. Tuy nhiên, sự đồng hóa của những flavonoïdes bởi cơ thể con người rất ít được nghiên cứu mà sự nghiên cứu rất là cần thiết.  
Lưu ý cho răng :
Giống như những sản phẫm có chứa những glucides, mật ong có một sức mạnh làm, răng bị viêm men răng mất, quan trọng. Thật vậy, nó có thể là nguyên nhân của chứng sâu răng tương tự như cola hay đường trắng.
Ngược lại, không giống như những vật liệu nêu trên, mật ong nguyên nhân ngoài vấn đề sâu răng, soi mòn men răng, còn gia tăng nhạy cảm của những răng và nguy cơ đem đưa đến sâu răng. Do đó việc tốt nhất để bảo vệ răng là sau khi ăn mật phải làm vệ sinh răng miệng. Nhưng làm vệ sinh răng miệng nó không quan trọng đến mức độ cho tất cả mọi lần ăn mật.  
Ung thư :
Một vài nghiên cứu đã được nghĩ đến tác động của sự tiêu thụ mật ong liên quan đến ung thư. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, sau một nghiên cứu thực hiện trên những tế bào, sự tiêu dùng mật ong sẽ được bảo vệ chống lại ung thư vú. Sự bảo vệ này do sức mạnh chống oxy hóa của mật ong, mà chất chính là flavonoïdes.
Những mật ong đậm màu sẽ có hiệu quả hơn là những mật ong màu xanh mét ( pâles ). Mặc dù những kết quả rất khích lệ, hiệu quả đó chưa được chứng minh ở con người.
Điều đáng lưu ý được ghi nhận, một sự quan sát được thực hiện với 5000 người phụ nữ, đã được tiết lộ có sự liên kết trực tiếp giữa chế độ ăn uống thực phẫm nhiều đường và đường bao gồm đường mật và sự tăng những nguy cơ ung thư vú .
Điều cần biết rằng những nghiên cứu đó đã không tính sự khác biệt ảnh hưởng của mỗi nguồn glucides, đã làm cản trở đưa ra sự kết luận trên vai trò của riêng mật ong. Những flavonoïdes chứa trong mật ong đồng thời cũng được nghiên cứu. Những chất chống oxy hóa được biết như trên rất hiệu quả để vô hiệu hóa những phân tử oxy hóa thiên nhiên trong cơ thể, thí dụ như những gốc tự do, những phân tử này tham gia trong quá trình làm hư hại ADN và sự tăng trưởng những khối u ung thư, và do đó làm chậm sự phát triển tế bào ung thư.  
Hiệu quả chống vi trùng :
Một số đặc tính của mật ong là pH thấp, độ nhờn cao, điều này giới hạn sự hòa tan oxygène và làm yếu độ đậm đặc của đạm chất protéine, cung cấp hiệu quả chống vi khuẩn quan trọng. Hơn nữa, có thể ngăn ngừa và điều trị một vài chứng bệnh về dạ dày ruột thông thường như  viêm sưng hay loét dạ dày, phương cách uống mật ong thiết nghĩ cũng không loại trừ.
Thật vậy, nó chỉ làm giãm độ dính giữa những tế bào vi khuản và tế bào màng ruột do đó ngăn cản vi khuẩn gắn dính vào ruột để sinh sôi nẩy nở, ngoài ra nó còn sử dụng đặc tính chống viêm sưng của nó.
Tuy nhiên, không có một nghiên cứu nào đánh giá rằng mật ong có tiềm năng chữa bệnh như một chất kháng khuẩn thực hiện cho đến nay. 
Những đặc tính trị liệu khác :
Một thực phẫm dinh dưỡng quan trọng :
Trong một khẩu phần 15 ml mật ong, ta thấy không có chất dinh dưởng nào được gặp là có một mức độ để xem như là nguồn, một nguồn tốt hay một nguồn tuyệt hảo cả.
         Source : Santé Canada. Fichier canadien sur les éléments nutritifs, 2005.
Biện pháp ngăn ngừa :
Mật ong là một thực phẫm duy nhất được tìm thấy ở Gia nả Đại có thể là nguồn gốc gây bệnh « botulisme infantile ».
Botulisme infantile là một chứng bệnh rất hiếm nguyên nhân bởi ăn phải bào tử từ con vi khuẩn Clostridium botulinum. Bởi vỉ tập đoàn vi sinh thực vật trong ruột của những trẻ em dưới 1 tuổi chưa trưởng thành, nó không đủ để tiêu hóa nhanh những bào tử để ngăn cản sự nảy mầm của những bào tử này.
Sự nảy mầm này trong dạ dày sản xuất một độc chất ảnh hưởng hệ thần kinh gọi là neurotoxine, gây ra những triệu chứng khác nhau có thể đưa đến tử vong trẻ em.
Những bào tử Clostridium botulinum này có thể được mang đến do những con ong trong khi tìm mật, tiếp xúc với môi trường không khí, bụi bậm, rác rến, và đất.. v…v…
Thật không may, sự tiệt trùng áp dụng cho mật ong không cho phép thực hiện trên cấu trúc hoá sinh học cũng như phân hóa tố và cũng không dự trù được chứng botulisme infantile. Do đó, cơ quan y tế Canada khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi ăn mật ong.
Đặc tính kháng sinh :
Mật ong chứa 2 chức năng của protéines, được giải thích cho đặc tính kháng khuẩn của mật ong :
- Những sự ức chế, làm thắng lại hay ức chế sự sinh sản những vi khuẩn.
- Chất phòng thủ, ( những protéines tìm thấy trong những động vật khác nhau có xương sống hay không có xương sống, như côn trùng ) và đóng một vai trò ở người, trong hệ thống miễn nhiễm. Khi chức năng này của protéine không hoạt động đưa đến những bệnh mãn tính, như bệnh Crohn.
Những người Hà Lan gần đây chỉ cho thấy rằng chất phòng thủ là chất kháng sinh thiên nhiên nhất của mật ong. Trong phòng thí nghiệm đã thực hiện để hoạt động chống vi khuẩn Bacillus subtilis hay chống lại các chủng Escherichia coli đa kháng với những kháng sinh, hay chống những cầu trùng staphylocoques nguyên nhân những bệnh nosocomiales, như Staphylococcus aureus ( còn gọi staphylocoque doré ) kháng lại với méticilline, Pseudomonas aeruginosa chống lại với ciprofloxacine và Enterococcus faecium kháng lại với vancomycine.
Tất cả những vi khuẩn đã bị giết bởi 10 đến 20 % mật ong trong môi trường cấy ( 1 hay 2 ml mật ong cho 10 ml môi trường cấy vi trùng ), hay bởi 40 % đường trích từ mật ong.
Chủ trị :
Đã từ lâu người ta nói : Mật ong giử cho sức khỏe tốt và lành bệnh, bởi vì mật ong trước hết, và trước tất cả, là thực phẫm cho phép chúng ta ngăn ngừa được những bệnh và sau đó, là một « vị thuốc » có khả năng chữa bệnh vài chứng rối loạn và bệnh nhất định. Từ đó từ « thực phẫm thuốc » mà người ta gán cho mật ong từ nhiều năm nay.
Ở những người ốm yếu :
Tùy thuộc vào nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của sự rối loạn hoặc nguyên nhân của bệnh, mật ong sẽ được dùng riêng hay phối hợp với những thuốc khác nếu cần thiết. Người ta lưu ý trong những chủ trị chữa bệnh, hiệu quả của mật ong quan trọng hơn và nhanh hơn ở những trẻ em nhỏ và người lớn tuổi.
Chủ trị tổng quát :
* Trạng thái suy nhược các cấp :
- Thời kỳ đang bị bệnh hay sau khi phẩu thuật ,
- Thời kỳ dưởng bệnh hồi phục hay điều dưởng,
- Làm việc mệt quá sức và tình trạng kiệt sức vể thề chất, tâm thần hay trí tuệ,
- Mệt mõi mãn tính những người già lớn tuổi trường hợp này mật ong thật là tuyệt vời.
* Mất khẩu vị ăn uống ( anorexies ) nguyên nhân do vấn đề sinh lý.
 Trường hợp đặt biệt :
* Lãnh vực tim mạch và máu huyết :
- Thiếu máu bằng cách tăng tĩ lượng hồng huyết cầu trong máu ( vấn đề này mật ong đậm màu thích hợp nhất : mật ong bruyère, mật ong thông v…v… ).
- Bệnh tim thông thường, mật ong giúp tim hoạt động dể dàng và gia tăng sức mạnh tim.
- Một số hình thức chữa bệnh « ban xuất huyết » được lành đôi khi cũng rất ngoạn mục.
* Lãnh vực hô hấp :
- Bệnh O.R.L ( tai-mũi-họng ) nhất là bệnh viêm xoang rhinites và sổ mũi co thắt ( rhume des foins ), dùng mật ong với sáp mật được xác nhận là có hiệu quả tốt nhất vì « cái gì đó đặc biệt » liên quan trực tiếp vào sáp mật ong, cũng như viêm họng và viêm thanh quản ( thường làm khàn giọng và mất tiếng ), súc miệng bằng nước mật ong rất hiệu nghiệm.
- Bệnh phế quản-phổi toàn bộ, mật ong như là liều thuốc hổ trợ.
- Ho nói chung, trong mọi hình thức, dùng mật ong ( mật ong khuynh diệp, lavande hay mật ong sapin cây thông ),
Dùng 1 muỗng cà-phê tan từ từ trong miệng, hay hòa tan trong một tách nước sữa nóng, dùng 4 hay 5 lần / ngày.
* Lãnh vực tiêu hóa :
- Sự rối loạn của sự tiêu hóa và gan yếu ( đặc biệt của mật ong romarin ).
- Táo bón chức năng, đặc biệt ở trẻ em, rất đơn giản thêm mật ong vào thức ăn thường ngày là đủ để loại bỏ, biến mất sự lười biếng hoạt động của ruột ở lứa tuổi.
- Một vài bệnh nhiễm đường ruột.
* Lãnh vực tiểu tiện :
- Mật ong thúc đẩy lợi tiểu (đặc biệt mật ong bruyère ) hổ trợ cho thuốc lợi tiểu truyền thống.
- Chế độ ăn uống không đủ cho bệnh thận mãn tính, cần thiết gia tăng khẩu phần đường glucides với một năng lượng calo quan trọng với một khối lượng nhỏ, thì mật ong là câu trả lời chính xác nhất.
* Trên lãnh vực tâm lý thần kinh :
- Tinh thần căng thẳng ( dùng mật ong aupébine, mật ong cam, mật ong tilleul )
- Một vài hình thức mất ngủ nhẹ (đặc biệt với mật ong tilleul hay mật ong cam ngâm với cùng loại cây của nó dùng buổi tối trước khi ngủ )
* Trên phạm vi sinh dục :
- Giãm nhất thời hình thức tình dục ở đàn ông, rất tuyệt vời điều chế dung dịch căn bản với mật ong thường là hiệu quả tốt.
Trộn kỹ chục 12 rưởi vị chi là 18 lòng đỏ trứng đã tách bỏ lòng trắng trong 500 g mật ong ( thêm cây rosmarinus officinalis hay trèfle cỏ chuồng 3 lá ) đặt trong lọ để trong tủ lạnh và dùng 1 muỗng soup mỗi lần khi muốn, không giới hạn số lần ( trừ trường hợp có vấn đề nặng cân có nghĩa mập phì ), để hấp thụ từ từ trong miệng hay trét trên bánh mì nướng mỏng.
Không chỉ ăn ngon, ngoài ra , thật sự hiệu quả và môt sửa soạn đơn giản, mà bạn tìm lại được rất nhanh tất cả sự cường tráng hăng hái nếu cảm thấy cần trong một ngày.
* Trên những lĩnh vực khác :
- Chuột rút, ban ngày hay đêm, tuyệt vời trị liệu với mật ong.
- Bệnh nhiễm kèm sốt thông thường.
- Phong thấp rhumatisme mãn tính ( mật ong lavande phối hợp với dấm táo cidre )
- Ngộ độc có nguồn gốc khác nhau dùng mật ong tác dụng như thuốc giải độc.
- Giãm nhẹ tĩ lượng rượu trong máu khi uống quá nhiều trong bữa ăn, đôi khi có thể ảnh hưởng đến công việc làm, lái xe, rối loạn ý thức.
   • Dùng trực tiếp ngoài cơ thể, mật ong có nhiều cách chữa trị ngoài da bằng ứng dụng :
Vết thương sau khi rữa sạch xác trùng, theo nguyên tắc thông thường sử dụng  mỗi khi bị thương .
- Vết thương da bị nhiễm,
- Suy tĩnh mạch loét,
- Vảy mục hay gia bì ( escarre ),
- Phỏng
- Nứt da chân vì lạnh ( engelures ),
- kẻ nứt và vết nứt,
Trong những trường hợp trên, được đề nghị điệu chế như sau :
Hòa tan 50 g mật ong trong một tách với một ít dầu glycérine, như vậy phết áo một lớp nơi vết thương sau khi rữa nhẹ bằng xà bông trong nước ấm, và để cho nó khô.
- Trường hợp ngứa hậu môn.
Hổn hợp sau đây được dùng, thường cho kết quả tốt :
Trộn 70 g mật ong  với 30 g dầu olive, phết lên vùng ngứa mỗi buổi tối khi đi ngủ.
Đừng quên tất cả những chủ trị của mật ong trong lĩnh vực thẩm mỹ, nơi đây nhiều sản phẫm mật ong được tái sinh, duy trì và kéo dài vẻ đẹp làn da bằng cách làm mềm mịn, ẩm da và khử trùng,
Sau những dòng trị liệu của mật ong, chúng ta có thể minh định phán xét danh từ gán cho mật ong đúng nghĩa « thực phẫm thuốc »   

Sữa ong chúa

Gélée Royal
Sửa ong chúa là sản phẩm do sự bài tiết của những tuyến hoặc của dung dịch ngọt của nó, từ hệ thống tuyến ở đầu và bao gồm những tuyến hypopharyngiennestuyến dưới hàm.
Chỉ những ong thợ là có khả năng sản xuất và đặc biệt từ 5 đến 14 tuổi ngày được gọi là « ong thợ vú nuôi, abeilles ouvrières nourricières ». Những vú nuôi trẻ ở lại tổ ong trong thời gian thực hiện vai trò này. Mỗi con  trong số ong thợ vú nuôi để lại vài miligrammes mật đậm đặc trên những tế bào ấu trùng.
Không giống như mật, đây là dung dịch tổng hợp của nhiều nguyên liệu thực vật và khoáng chất, sửa ong chúa « hoàn toàn tính chất động vật » có nghĩa là nó không phấn hoa, không mật hoa trong thành phần cấu tạo của nó. 
Trong 3 ngày đầu, tất cả ấu trùng trong tộc đoàn ong, trong tổ ong không tiếp nhận thức ăn sửa ong chúa.
Bắt đầu từ ngày thứ 4 rằng có sự phân biệt « nữ hoàng tương lai » và « ong thợ tương lai ». Những ấu trùng được coi là ong chúa reine có thể còn thưởng thức sửa ong chúa đến khi chúng nở. Trong khi những thể loại khác thì không được quyền hưởng thụ. Ngay cả sau khi nở, các ong chúa vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưởng đó. Do đó mới có tên là « sửa ong chúa gelée royale »
Thật vậy, dung dịch sửa ong chúa cung cấp cho ấu trùng ong chúa, phát triển trưởng thành và nhất là thúc đẩy củng cố và hoàn hào hệ thống sinh sản của nó. Hiệu quả của việc dùng sản phẫm này rất rõ ràng : các ong thợ, chỉ nhận trong 3 ngày đầu tiên của mình chỉ sống trong théơi gian 45 ngày và về phần mình, ong chúa sống lâu hơn 40 lần, trong khoảng 4 hay 5 năm.
Sữa ong chúa là một chất màu trắng đục, đây là một dạng như chất keo quánh đặc, trước đó nóng, hương vị rất ngọt và chua tính acide. Cũng giống như mật ong đã nói ở phần trên, sữa ong chúa là một thực phẫm hoàn chỉnh cung cấp cho :
- Những ấu trùng trong tộc đoàn, không ngoại lệ, nở đến ngày thứ 3 của cuộc sống,
- Những ấu trùng được chọn để trở thành ong chúa reine đến ngày thứ 5 trong cuộc sống,
- Ong chúa reine trong tộc đoàn nuôi trong suốt thời gian tồn tại của nó kể từ ngày ong chúa rời khỏi phòng ong chúa.
Thành phần sữa ong chúa :
Sữa ong chúa chứa trung bình :
- Chất béo lipides 4,5 %,
- Đường glucides 14,5 %, gồm đường glucose và đường fructose phần lớn hầu hết và tĩ lệ thấp hơn đáng kể là đường saccharose, đường maltose, đường erlose, tréhalose và đường mélibiose
- Chất đạm protides 13 % ( gồm acides aminés trong trạng thái tự do hay kết hợp )
- Nước : khoảng 66 %
Người ta cũng tìm thấy những vitamine  ( sữa ong chúa là một sản phẫm thiên nhiên được biết là rất giàu vitamine B5 ), những nguyên tố vi lượng ( oligo-éléments ), acétylcholine (đến 1 mg/g ), những tác nhân kháng khuẩn đặc biệt hoạt động trên những vi khuẩn giống Proteus và trên giống Escherichia coli B ( biết nhiều dưới tên colibacille ).
Sữa ong chúa còn chứa những acide béo gọi là acide (E)-10-hydroxy-2- décénoïque ( 10HDA ). 10HDA hiện diện 2 đến 5% trọng lượng sữa ong chúa. Hợp chất này trách nhiệm về sự hình thành tử cung trong ấu trùng được nuôi bằng sữa ong chúa. (Spannhoff et al, EMBO Reports, 2011).
Một protéin đóng một vai trò quan trọng trong sự khác biệt của những con ong trong giai đoạn ấu trùng, trong khi chúng đang được độc quyền nuôi bằng sữa ong chúa.
Đây là protéine 57-kDa, được gọi là royalactine, tăng kích hoạt trên sự phát triển tế bào bởi đường « truyền tín hiệu » EGFR. ( Epidermal Growth Factor Receptor )

Thu hoặch và bảo quản sữa ong chúa :

Chỉ trong vòng 50 năm mà người ta đã khám phá sản phẫm tuyệt vời là sữa ong chúa gelée royale và nhờ các kỹ thuật cải tiến.
Thực hiện bởi các nhà chuyên gia nuôi ong, sự sản xuất sữa ong chúa khác với sản xuất mật ong, rất là khó khăn.
Trước hết để trong tổ ong như là « trại trống mồ côi » ( orphéline ), có nghĩa là cho biết ong chúa đã bị loại bỏ. Những khung được đặt trong tổ ong với những « phát họa » tế bào « hoàng cung » trong những tế bào cuối cùng được phân lập với những ong thợ già từ 12 đến 36 giờ .
 Vì vậy, đã đánh lừa, mặc dù sự vắng mặt ong chúa reine, những ong thợ vú nuôi vẫn cung cấp thức ăn cho ấu trùng nhỏ với số lượng phải cung cấp dổi dào cho một ong chúa. Sau 3 ngày những phòng đổ đầy sữa tối đa.
Cuối cùng , những khung được rút ra và thu hoặch sữa ong chúa từng phòng tế bào một.
Được ghi nhận rằng mỗi tổ ong như vậy có thể cho tối đa 300 grammes sữa ong / năm.
Sau khi thu hoặch, sữa ong chúa được tồn trữ trong lọ và đậy lại trong nấp plastique, kế đó để vào nơi nhiệt độ khoảng 2 đến 5 °C, nơi không ánh sáng, không ẩm.
Nếu tôn trong những điều kiện trên , sũa ong chúa có thể giữ được nhiều tháng.
Tổ ong có thể cho 300 đến 1000 g sữa ong chúa / năm tùy theo giống ong.
Ngay sau khi thu thập sữa, sũa ong chúa được đựng trong một lọ thủy tinh. Chai được đậy bằng nắp nhựa ( nắp bằng kim loại bị ăn mòn bởi vỉ sữa ong chúa có tính acide, vị chua và pH khoảng 4 ), kế tiếp để vào nơi lạnh nhiệt độ khoảng 2 và 5°C ) trong một bầu không khí thoáng ẩm và không ánh sáng. Trong những điều kiện trên nếu được thực hiện, sữa ong chúa có thể bảo quản trong thời gian lâu dài nhiều tháng .
Hiệu quả trên sức khỏe con người :
Sữa ong chúa chứa một tĩ lệ chất đạm protéine, acides aminés, những chất béo lipides, những vitamines và những đường và cũng được biết là có những phẫm chất dinh dưởng khác nhau và dược lý trị liệu trên con người.
Trên thực tế, rất ít nghiên cứu khoa học để chỉ ra những nổi bật của sữa ong chúa trên sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số thí nghiệm trên con người in vivo và trong phòng thí nghiệm in vitro đã cho thấy :
- Một tác động làm giãn mạch và hạ huyết áp,
- Một tác động chống cholestérol
- Một hiệu ứng chống ung thu.
Sữa ong chúa và lợi ích của nó :
Đứng về phương diện khoa học, sữa ong chúa mang lại lợi ích đặc biệt trong lãnh vực y tế sức khỏe. Có những trị liệu mà sữa ong chúa đã được khuyến khích mạnh mẽ.
Cũng như sau khi trị liệu phải dùng sữa ong chúa dùng khi bụng đói buổi sáng với một lượng 500 đến 750 mg. Không uống và nuốt một lần mà để tan từ từ tan dưới lưỡi. Phương pháp điều trị này ít nhất 45 ngày. Và trong trường hợp quá yếu thì tăng liều lên và kéo dài thời gian chữa bệnh.
Tại sao dùng phương pháp chữa bệnh này ?
- Trong tất cả giải pháp để chống lại với sự mệt mõi, sự yếu đuối, sự chán nản trầm cảm. Sản phẩm cải thiện sức khỏe này được áp dụng cho đàn ông và cũng như sức hoạt động thể chất :
- Kể từ đây, với một nguồn năng lượng, sự tiêu thụ sửa ong chúa đã thực sự làm một tiến bộ trong những hiệu năng của thể thao. Ngoài ra, nó trở nên ít nhạy cảm với con bệnh kể từ khi hiện có sự phòng thủ bảo vệ cơ quan đã được tăng cường.
- Sữa ong chúa còn cho thêm sức đề kháng đối với những tác nhân bên ngoài như sự căng thẳng thần kinh, lạnh hay bệnh nhiễm vi khuẩn.
- Sửa ong chúa có một sức mạnh tuyệt vời. Và nó đã được xác nhận rằng sửa ong chúa có khả năng : Kích thích giúp đở trí nhớ của nảo bộ tăng ít nhiều cho những người không có may mắn được một bộ nhớ dồi dào.

 



Nguyễn thanh Vân


Les Abeilles géantes de l’Assam